Qua kinh nghiệm phát triển của HTX NN Duy Sơn II - tỉnh Quảng Nam, có thể rút ra bài học kinh nghiệm như sau:
- Tranh thủ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của các cấp ủy Đảng và sự hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho HTX hoạt động của các cấp chính quyền. Phát huy tốt tinh thần dân chủ, công khai trong xã viên, thu hút sự nhiệt thành ủng hộ của xã viên đối với HTX.
- Trong quá trình hoạt động của HTX mọi thành công đều do đoàn kết nội bộ, phát huy sức mạnh tập thể vượt qua mọi thách thức khó khăn. Bên cạnh đó, để có được sự bứt phá, trở thành lá cờ đầu trong phát triển kinh tế, Ban Quản trị HTX đã có những ý tưởng táo bạo, đi đầu, tranh thủ được thời cơ khuyến khích xã viên và người lao động tích cực làm việc để lập nên những kỳ tích trong lao động sản xuất.
- HTX coi trọng và luôn gắn liền lợi ích của tập thể với xã viên, luôn là chỗ dựa và “bà đỡ” cho họ trong sản xuất và đời sống, không ngừng đổi mới nhất là quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và quan hệ phân phối trong HTX, tạo được khả năng cạnh tranh để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường vô cùng khắc nghiệt, từ đó phát huy được vai trò, vị trí trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương, tham gia có hiệu quả xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn giàu đẹp.
- Xây dựng được đội ngũ cán bộ nhiệt tình, tâm huyết, gắn bó với HTX, từng bước nâng cao trình độ, trong đó Ban Quản trị, Ban Kiểm soát, Kế toán trưởng, cùng nhiều cán bộ các ngành khác của HTX đều tốt nghiệp trình độ đại học, cao đẳng.
- Phát triển đa ngành nghề, dịch vụ nhưng vẫn chăm lo phát triển các dịch vụ cơ bản trong nông nghiệp.
- Tăng cường các quan hệ hợp tác, liên kết trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong nội bộ HTX và các đối tác ngoài HTX.
- Tranh thủ thời cơ cho đầu tư phát triển và nỗ lực giải quyết dứt điểm các khó khăn, ách tắc, không hiệu quả trong tổ chức hoạt động của HTX; xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, kịp thời ứng phó với những khó khăn.
29
Kết luận chương 1
HTX nông nghiệp là một loại hình tổ chức kinh tế quan trọng được Nhà nước khuyến khích phát triển về nông nghiệp và nông thôn, nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, nâng cao đời sống vật chất cũng như tình thần ngày càng cao, góp phần ổn định đời sống xã hội. Dù trong cơ chế bao cấp trước đây hoặc trong cơ chế đổi mới ngày nay, HTX nông nghiệp đều có vai trò, vị trí cần thiết để thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn, là cầu nối quan trọng để tạo điều kiện kinh tế hộ và kinh tế trang trại phát triển. Nhằm tạo điều kiện cho HTX nông nghiệp hoạt động bình đẳng với các thành phần kinh tế khác, Nhà nước đã ban hành Luật HTX năm 1996 và Luật HTX sửa đổi năm 2003 tạo khuôn khổ pháp lý cho HTX hoạt động và chính sách phát triển kinh tế tập thể như Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 02/01/2008 của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo thực hiện nghị quyết Hội nghị trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể,...
Thế nhưng qua hơn 31 năm đi vào hoạt động đến nay HTX nông nghiệp trải qua những bước phát triển thăm trầm; có nơi, có lúc HTX nông nghiệp phát triển tốt là chỗ dựa đáng tin cậy, vững chắc cho xã viên, thúc đẩy kinh tế hộ phát triển. Nhưng cũng có không ít HTX nông nghiệp phải sáp nhập, giải thể vì hoạt động kém hiệu quả, để kịp thời khắc phục những tồn tại, kích thích được các hoạt động kinh tế nông thôn, nâng cao mức sống của người làm nông nghiệp, góp phần chấn hưng nền nông nghiệp thì các HTX NN cần có đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, nhanh chống nắm lấy thời cơ, nhạy bén với sự biến đổi của thị trường từ đó đưa ra quyết định sản xuất kinh doanh đúng đắn.
30
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT - KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ CỦA HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP HÒA QUANG BẮC