Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu phương hướng và giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp hòa quang bắc đến năm 2015 (Trang 92)

3.3.1. Yếu tố con người được xem là một trong những nhân tố quyết định sự

thành công của một tổ chức, thế nhưng nguồn nhân lực của HTX nông nghiệp Hòa Quang Bắc vừa thiếu lại vừa yếu. Thiếu ở đây là thiếu về chuyên môn, thiếu về kỷ năng làm việc, hơn 90% cán bộ HTX có trình độ chuyên môn trung cấp chuyên nghiệp và chưa qua đào tạo; trình độ chuyên môn thấp đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hoạt động của HTX như quản lý và sử dụng nhân viên còn nhiều hạn chế, thực hiện hoạt động dịch vụ đạt hiệu quả chưa cao (máy gặt lúa, trại chăn nuôi bò…). Trước mắt UBND tỉnh Phú Yên, UBND huyện Phú Hòa cần sớm triển khai xây dựng và thực hiện đề án tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý HTX, đặc biệt là các chức danh chủ chốt: chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, trưởng ban kiểm soát và kế toán trưởng HTX theo hướng phải có trình độ đào tạo ít nhất là Đại học và tiến tới tiêu chuẩn hoá trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ HTX.

3.3.2. Mục tiêu HTX nhằm giúp đỡ, tương trợ kinh tế hộ phát triển bên cạnh

mục tiêu lợi nhuận trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, do vậy việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp 25% đối với hợp tác xã là không hợp lý. Do đó, UBND huyện Phú Hòa nên xem xét giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho HTX và ban hành cơ chế bảo đảm tiền vay đối với HTX NN Hòa Quang Bắc (vì nhu cầu vốn vay của HTX lớn nhưng việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng gặp nhiều khó khăn, hơn nữa do không có phương án sản xuất kinh doanh khả thi lại không có tài sản thế chấp nên rất khó để ngân hàng cho vay theo tín chấp), tạo điều kiện thuận lợi để HTX NN Hòa Quang Bắc được vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ.

3.3.3. UBND các cấp cần tăng cường thông tin, hướng dẫn, tổ chức học tập các

mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả ở trong và ngoài nước để hợp tác xã và xã viên học tập, có điều kiện phát triển theo mô hình mới. Đặc biệt các mô hình kinh tế trang

84

trại, kinh tế hộ gia đình qui mô vừa và nhỏ như: mô hình phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp kết hợp với chăn nuôi; mô hình chuyên về chăn nuôi; mô hình vườn ao chuồng để địa phương khai thác lợi thế so sánh là vùng đất bán sơn địa, đất đai rộng rãi, khí hậu mát mẻ, rất phù hợp với các mô hình trên nhưng hiện nay vẫn còn bỏ ngõ chưa được khai thác phát triển đúng mức. Từ những mô hình đó tiến đến phát triển theo hướng chuyên môn hóa tạo ra những sản phẩm có giá trị kinh tế cao được người tiêu dùng trong nước biết đến và từng bước vươn ra thị trường thế giới.

3.3.4. Để HTX nông nghiệp Hòa Quang Bắc ngày càng phát triển UBND huyện

Phú Hòa và UBND xã HQB cần tạo điều kiện và có cơ chế để HTX đủ điều kiện làm chủ hoặc tham gia các chương trình, dự án về phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn như thủy lợi, giao thông, điện, chợ, nước sinh hoạt,…

3.3.5. Do đề tài mang tính xã hội cao, đối tượng nghiên cứu đang trong giai

đoạn chuyển đổi, hoàn thiện và phát triển, nhưng thời gian thực hiện đề tài ngắn (6 tháng), hơn nữa cơ chế chính sách thường xuyên thay đổi (Quốc hội đang dự thảo Luật HTX sửa đổi năm 2012), mâu thuẫn luôn nảy sinh nên trong thời gian tới đề tài cần được tiếp tục tiến hành nghiên cứu chuyên sâu.

85

KẾT LUẬN

Đề tài nghiên cứu giúp cho HTX NN Hòa Quang Bắc nắm rõ được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ của HTX. Từ đó xác định được vấn đề đang gặp phải và xây dựng phương hướng sản xuất kinh doanh, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nông dân về hỗ trợ dịch vụ nông nghiệp. Thiết thực hơn là đề tài nghiên cứu này giúp cho tác giả có cơ hội vận dụng, nghiên cứu những kiến thức đã học áp dụng vào tình hình thực tế đang khó khăn của HTX NN Hòa Quang Bắc và mong muốn sẽ giúp ích cho hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của hợp tác xã.

Phương pháp nghiên cứu: sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính như sau: thu thập số liệu thứ cấp từ HTX NN Hòa Quang Bắc và số liệu sơ cấp thông qua phiếu điều tra phỏng vấn xã viên hợp tác xã; phỏng vấn: chủ nhiệm, phó chủ nhiệm và nhân viên hợp tác xã; chủ tịch và phó chủ tịch UBND xã HQB. Qua đó tổng hợp số liệu, phân tích, đánh giá tìm ra nguyên nhân hạn chế, yếu kém và đề xuất phương hướng, giải pháp phát triển.

Với đề tài “Phương hướng và giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp Hòa Quang Bắc đến năm 2015” nhằm góp phần mổ xẻ vấn đề mang tính thời sự hiện nay của HTX nông nghiệp đồng thời vừa là nhiệm vụ để kết thúc chương trình đào tạo Cao học Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Nha Trang. Với thời gian có hạn dành cho việc nghiên cứu, phân tích tình hình thực tế của HTX NN Hòa Quang Bắc, bản thân không có tham vọng sẽ tìm được hướng đi đúng đắn để phát triển HTX NN Hòa Quang Bắc trong thời gian tới, mà chỉ mong muốn qua những thông tin thu lượm được sẽ góp thêm tiếng nói ngõ hầu giải tỏa những bức xúc tồn tại và giúp cho những cá nhân sau này muốn tìm hiểu về HTX NN Hòa Quang Bắc có thêm những thông tin. Với những thông tin thể hiện trong đề tài cộng với những phân tích mang tính tổng hợp xen lẫn chủ quan của người viết, chắc chắn đề tài sẽ có những sai sót nhất định, rất mong nhận được sự cảm thông và góp ý thêm của quý Thầy Cô và của người đọc có quan tâm đến HTX NN Hòa Quang Bắc.

86

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đến quý Thầy Cô đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc hệ thống lại kiến thức đã học thời đại học và cung cấp thêm những nhận thức mới giúp tôi thêm vững vàng trong môi trường làm việc đầy tính cạnh tranh.

87

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phùng Thị Hồng Hà, Hồ Công Lưỡng, Hợp tác xã nông nghiệp ở Quảng Nam, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế, Tạp chí khoa học - Đại học Huế, số 43 năm 2007.

2. Nguyễn Thị Kim Anh (2010), Quản trị chiến lược - dùng cho học viên cao học, Trường Đại học Nha trang.

3. Nguyễn Thị Hiển (2010), Quản trị tài chính - dùng cho học viên cao học, Đại học Nha Trang.

4. Nguyễn Văn Phụng (1998), Hòa Quang trên đường cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng bộ xã Hòa Quang.

5. Hoàng Đức Lân (2006), Đánh giá thực trạng hoạt động của các loại hình hợp tác xã của tỉnh Bình Định giai đoạn 2001-2004, đề xuất các giải pháp nâng cao

hiệu quả hoạt động của các loại hình HTX theo Luật HTX.

6. Tô Thiện Hiền (2004), Thực trạng và giải pháp phát triển hợp tác xã nông

nghiệp ở An Giang, Báo cáo nghiên cứu khoa học - Trường Đại học An Giang.

7. Đề án Xây dựng nông thôn mới xã Hòa Quang Bắc giai đoạn 2010-2020, năm 2011.

8. Nguyễn Công Bình (2007), Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các

HTX nông nghiệp ở tỉnh Tiền Giang đến năm 2015, luận văn thạc sỹ - Đại học Kinh tế

TP.HCM.

9. Nguyễn Hữu Thọ (2006), Phát triển HTX kiểu mới trên địa bàn Tuy Hòa,

tỉnh Phú Yên, luận văn thạc sỹ - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

10. Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã.

11. Thông tư số 02/2006/TT-BKH ngày 13/02/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều tại Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX.

12. Quyết định số 246/2006/QĐ-TTg ngày 27/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã.

88

13. Thông tư số 81/2007/TT-BTC ngày 11/7/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã.

14. Quyết định số 60/2007/QĐ-BTC ngày 11/7/2007 về lãi suất cho vay vốn của quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã.

15. Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 02/01/2008 của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo thực hiện nghị quyết Hội nghị trung ương 5 (khoá IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.

16. Chỉ thị số 43-CT/TW ngày 08/9/2004 của Ban Bí thư về lãnh đạo Đại hội III Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (nhiệm kỳ 2005-2009).

17. Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Hợp tác xã và PTNT, Hệ thống hóa các văn

bản về hợp tác xã, Nhà xuất bản Nông nghiệp, năm 2007.

18. Luật HTX của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB chính trị quốc gia, năm 1997.

19. Luật HTX của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB chính trị quốc gia, năm 2003.

20. Nghị định số 70/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động.

21. Nghị định số 87/2005/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh HTX.

22. Thông tư Liên tịch số 74/2008/TTLT/BTC-BNN của Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc hướng dẫn chế độ quản lý tài chính trong HTX nông nghiệp.

23. Luật Doanh nghiệp của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, năm 2005.

24.http://www.vca.org.vn 25. www. Google.com.vn.

i

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI ĐỊNH TÍNH

Xin chào quý Anh (Chị)!

Tôi là Đào Anh Xuân, học viên Trường Đại học Nha Trang. Hiện tôi đang nghiên cứu về “Phương hướng và giải pháp phát triển HTX nông nghiệp Hòa

Quang Bắc đến năm 2015” Để hoàn thành luận văn, tôi rất mong nhận được sự quan

tâm giúp đỡ của quý Anh (Chị) trong việc tham gia trả lời bảng câu hỏi này. Trước khi bắt đầu trả lời, mong quý Anh (Chị) đọc những chú ý dưới đây: - Trả lời tất cả các câu hỏi (đánh dấu « X » vào cột theo những chỉ dẫn trong bảng câu hỏi).

- Tôi xin cam kết thông tin của quý Anh (Chị) chỉ được sử dụng với mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn nói trên, không nhằm mục đích thương mại. Tất cả những thông tin này sẽ được giữ bí mật và chỉ được cung cấp cho thầy cô để kiểm chứng khi có yêu cầu.

- Bảng câu hỏi bao gồm 04 trang.

Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý Anh (Chị).

PHẦN I: THÔNG TIN CÁ NHÂN

Chúng tôi rất mong các Anh (Chị) cung cấp một số thông tin dưới đây:

1. Giới tính:  Nam  Nữ 2. Nhóm tuổi:  < 30 tuổi  31 - 40 tuổi  41 - 50 tuổi  > 51 3. Tình trạng hôn nhân:  Độc thân  Có gia đình 4. Nghề nghiệp:  Nghề nông

 Công nhân viên chức

 Làm nghề tự do

5. Số năm tham gia HTX:

 Dưới 5 năm

 Từ 5 năm đến 10 năm

 Từ 10 đến 15 năm  Trên 15 năm

ii 6. Trình độ học vấn:  Sơ cấp, TCCN, Cao đẳng, ĐH  Hết THCS (cấp II)  Hết PTTH (cấp III)  Hết tiểu học (cấp I)

7. Thu nhập trung bình/năm (tấn lúa):

 Dưới 3 tấn  Từ 3 đến 4 tấn

 Từ 4 đến 5 tấn  Trên 5 tấn

iii

PHẦN II: PHẦN ĐÁNH GIÁ

Xin vui lòng cho biết ý kiến đánh giá của quý Anh (Chị) về mức độ đồng ý đối với mỗi phát biểu dưới đây.

Xin đánh dấu « X » vào cột phù hợp theo quy ước:

1 2 3 4 5

Rất không đồng ý

Không đồng ý Không ý kiến Đồng ý Rất đồng ý

Lợi ích HTX mang lại 1 2 3 4 5

1. Thường xuyên cung cấp giống cây trồng (lúa giống) tốt

cho bà con.     

2. Cung cấp vật tư nông nghiệp với giá rẻ hơn so với giá

thị trường.     

3. Hỗ trợ bà con trong việc tiêu thụ nông sản     

4. Công tác thủy lợi được quan tâm kịp thời     

5. HTX có nhiều dịch vụ hỗ trợ bà con trong khâu thu

hoạch.     

6. Mở các lớp tập huấn về cây trồng vật nuôi cho bà con

xã viên     

7. Anh (Chị) có hài lòng với những lợi ích mà HTX mang

lại.     

Vấn đề vốn HTX hiện nay 1 2 3 4 5

1. Vốn của HTX còn ít.     

2. Bà con xã viên còn nợ HTX nhiều.     

3. Khả năng huy động vốn của HTX còn gặp nhiều khó

khăn.     

4. HTX không đủ vốn (tiền mặt) cho xã viên vay vốn tạo

điều kiện phát triển sản xuất.     

5. HTX cho xã viên vay vốn với lãi xuất ưu đãi.     

6. Việc thu hồi nợ khó đòi của HTX không gặp khó khăn.     

7. Khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng vì không có tài

sản thuế chấp.     

Tài sản hiện có của HTX 1 2 3 4 5

1. Phần lớn là tài sản cố định.     

2. Các khoản phải thu khách hàng còn nhiều.     

3. Hàng tồn kho chiếm đa số.     

4. Máy móc thiết bị phục vụ sản xuất cho xã viên còn ít,

iv

Nguồn nhân lực của HTX 1 2 3 4 5

1. Ban Quản trị HTX là những người có năng lực.     

2. Nhân viên HTX phần lớn là những người có trình độ

cao đẳng, đại học.     

3. Công tác tuyển dụng nhân sự gặp nhiều khó khăn.     

4. Nhân viên không ổn định, thường xuyên chuyển công

tác.     

5. Thường xuyên đưa nhân viên đi đào tạo thêm các khóa

học ngắn ngày.     

6.Nhân viên là những người chịu khó học hỏi.     

7. Nhân viên thích thú với công việc đang làm.     

Thu nhập của nhân viên 1 2 3 4 5

1. Nhân viên có thu nhập cao.     

2. Nhân viên có thu nhập ổn định.     

3. Được đóng BHXH, BHYT, BHTN… và mọi quyền lợi khác.     

4. Ngoài lương nhân viên còn có các khoản phụ cấp công

việc.     

5. Có cơ hội thăng tiến.     

Công tác quản lý của HTX 1 2 3 4 5

1. Sử dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý.     

2. Việc quản lý và giữ chân nhân viên làm việc lâu dài với

HTX gặp nhiều khó khăn.     

3. Quản lý tốt việc thu hồi công nợ.     

4. Quản lý và bảo dưỡng máy móc thiết bị phục vụ sản

xuất được duy trì thường xuyên.     

5. Thường xuyên kiểm tra và tu sửa kênh mương kênh

mương nội đồng để phục vụ tưới tiêu.     

Hướng phát triển HTX trong thời gian tới 1 2 3 4 5

1. Tuyển dụng nguồn nhân lực có đào tạo chuyên môn từ

địa phương.     

2. Đầu tư thêm máy móc thiết bị để phục vụ sản xuất

nông nghiệp.     

3. Liên kết với các đơn vị khác để mở rộng lĩnh vực hoạt

động.     

4. Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước đối với HTX

nông nghiệp.     

5. Thúc đẩy phát triển kinh tế hộ     

6. Dồn điền đổi thửa sẽ làm giảm chi phí sản xuất, tăng

thêm lợi nhuận cho xã viên.     

7. HTX nên xây dựng chiến lược (kế hoạch) sản xuất kinh

doanh từ 3-5 năm tới.     

v

Nếu Anh (Chị) có những ý kiến đóng góp khác, xin ghi vào khoảng trống dưới đây:

... ... ... ... ... ...

vi

PHỤ LỤC 2:TÀI SẢN TRANG TRẠI HTX HÒA QUANG BẮC

1. Chái chuồng bò lớn (chi tiết theo bản hoàn công trình xây dựng trại bò). 2. Công trình phụ và hệ thống (chi tiết theo bản hoàn công trình xây dựng trại bò). 3. Công trình hồ và chái hiên (chi tiết theo bản hoàn công trình xây dựng trại bò).

Một phần của tài liệu phương hướng và giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp hòa quang bắc đến năm 2015 (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)