Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Hợp tác xã HQB

Một phần của tài liệu phương hướng và giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp hòa quang bắc đến năm 2015 (Trang 50)

2.2.1. Thực trạng thực hiện các hoạt động dịch vụ và kinh doanh.

Số lượng dịch vụ trực tiếp mà HTX làm được nhằm phục vụ cho kinh tế hộ phát triển. Mục tiêu hoạt động của HTX trước hết phải thực hiện được nhiều và có hiệu quả các hoạt động dịch vụ, sau đó mới đến hiệu quả kinh tế. HTX dựa vào điều kiện của mình: về lao động, về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực quản lý, các chủ trương chính sách của Nhà nước và các đối thủ cạnh tranh để quyết định thực hiện loại dịch vụ như sau:

Bảng 2.4: Tình hình thực hiện hoạt động dịch vụ của HTX.

STT Loại dịch vụ 2008 2009 2010 2011 1 Tín dụng X X X X 2 Vật tư phân bón X X X X 3 Cày tuốt X X X X 4 Điện X X X K 5 Cho thuê mặt bằng X K K K 6 Lúa giống X X X X 7 Thủy lợi X X X X 8 Thú y X X X X 9 Xây dựng K X X K 10 Máy gặt lúa K K X X

11 Cung cấp nước sinh

hoạt nông thôn K K X X

42

Ghi chú: X: là những dịch vụ mà HTX thực hiện trong năm. K: là những dịch vụ mà HTX không thực hiện.

Qua bảng trên ta thấy những dịch vụ mà HTX thường xuyên cung cấp cho các hộ xã viên nhất là dịch vụ tín dụng, cung cấp vật tư phân bón, cày tuốt, điện, cung cấp lúa giống, thủy lợi, thú y.

2.2.1.1. Thực hiện dịch vụ tín dụng.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho xã viên có vốn để phát triển kinh tế hộ (chăn nuôi bò, lợn…), tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Hàng năm HTX sử dụng khoảng 30% nguồn vốn góp cổ phần của xã viên và vay thêm vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Hòa bằng tín chấp để cho xã viên vay vốn, với mức lãi cao hơn lãi suất ngân hàng 2%; mỗi xã viên có nhu cầu được vay tối đa 20 triệu đồng với các thời hạn từ 6, 9, 12 , 36 tháng và phải có tài sản thế chấp hoặc tín chấp.

Thủ tục cam kết kinh tế với xã viên vay vốn bằng các chứng từ sau: - Giấy đề nghị vay vốn.

- Hợp đồng tín dụng.

- Giấy thế chấp tài sản và các giấy tờ liên quan phải có xác nhận của tổ trưởng tổ dịch vụ và chứng thực của UBND xã về thế chấp tài sản.

Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích mà dịch vụ tín dụng mang lại còn có những hạn chế: một là, do nguồn vốn của HTX còn ít nên chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu của xã viên; hai là, xã viên phải trả mức lãi cao hơn lãi suất ngân hàng. Theo quy định của Luật Hợp tác xã, HTX thực hiện sản xuất, kinh doanh dịch vụ đúng ngành nghề đã đăng ký. Tuy tín dụng mà HTX cung cấp có lãi suất cao hơn so với mức lãi suất của ngân hàng nhưng xã viên vẫn lựa chọn là vì HTX nông nghiệp là tập hợp những người lao động cùng ngành nghề, cùng địa bàn, có quan hệ tình làng nghĩa xóm quen biết, gần gũi; khi tiếp cận với nguồn vốn từ ngân hàng thủ tục, giấy tờ là nguyên nhân chính làm cho nông dân e ngại vì phần lớn họ là những người nông dân không quen với các đơn thư, ghi chép và đôi khi thái độ phục vụ thiếu nhiệt tình của cán bộ ngân hàng cũng làm cho họ không muốn vay vốn trực tiếp từ ngân hàng; ngoài ra còn nhiều thủ tục mà không phải người dân nào cũng có thể vay được như phải có giấy chứng nhận của UBND xã là hộ nghèo, cận nghèo mới vay được vốn của Ngân hàng chính sách.

43

Bảng 2.5: Số tiền cho xã viên vay vốn

Đơn vị tính: Triệu đồng.

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Chi cho vay 2.016,51 1.476,03 1.302,38

Thu hồi vốn vay 2.232,43 1.490,42 1.394,75

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ HTX).

2.2.1.2. Thực hiện dịch vụ vật tư phân bón.

HTX mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật từ đại lý cấp 1, thanh toán bằng tiền mặt từ 30-50%, phần còn lại nợ trong vòng 6 tháng và phải trả lãi theo lãi suất hiện hành của ngân hàng. Phân phối vật tư phân bón và thuốc bảo vệ thực vật bằng 2 kênh:

- Tại cửa hàng bán lẻ của HTX giá bán cao hơn giá gốc 2%, người mua phải thanh toán ngay bằng tiền mặt, số lượng tiêu thụ tại cửa hàng chiếm khoảng 20% sản lượng.

- Phân phối thông qua tổ dịch vụ thường là bán nợ, giá bán cao hơn giá gốc 12%, đến mùa thu hoạch lúa người mua thanh toán qua tổ trưởng tổ dịch vụ, số lượng tiêu thụ qua các tổ dịch chiếm khoảng 80% sản lượng.

Việc cung cấp vật tư phân bón của HTX đã đem lại hiệu quả thiết thực cho xã viên, phục vụ kịp thời, tạo điều kiện cho những hộ nghèo sử dụng dịch vụ đảm bảo chất lượng bằng hình thức mua nợ. Tuy nhiên, do nguồn vốn hạn hẹp, không đủ tiền để thanh toán đủ một lần cho nhà cung cấp. Vì vậy, phải mua vật tư giá cao nên lợi nhuận đem lại từ dịch vụ này là rất thấp (chẳng hạn trong năm 2009 doanh thu 1.050,34 triệu đồng, nhưng lợi nhuận chỉ 5,11 triệu đồng, đạt tỷ suất lợi nhuận/doanh thu 0,49% và tỷ lệ này tiếp tục giảm xuống còn 0,3% năm 2010), nên HTX ít quan tâm để đầu tư nhiều chủng loại, mở rộng thị phần. Qua điều tra các hộ xã viên chỉ có 46% ý kiến cho rằng HTX cung cấp phân bón, thuốc bảo vệ thực vật với giá rẻ hơn so với giá thị trường. Vì phải mua vào với giá cao, khi bán ra không cạnh tranh được với tư thương, dịch vụ này HTX dần dần để mất thị phần, thực tế được chứng minh bằng doanh thu năm 2008 là 1,58 tỷ đồng gấp 1,6 lần doanh thu năm 2011.

2.2.1.3. Thực hiện dịch vụ cho thuê mặt bằng.

Nhằm tận dụng nhà kho đã có sẵn tại các địa phương, cho hộ gia đình thuê để phát triển sản xuất kinh tế hộ và tăng thêm thu nhập; năm 2008 HTX cho hộ gia đình thuê nhà kho thôn Hạnh Lâm, với số tiền 12 triệu đồng/năm để sản xuất thuốc lá. Tuy

44

nhiên, dịch vụ này chưa phát triển, do các hộ xã viên chủ yếu làm nông nghiệp nên nhu cầu thuê mặt bằng để sản xuất còn hạn chế.

2.2.1.4. Thực hiện dịch vụ gặt lúa.

Nhằm thực hiện cơ giới hóa trong nông nghiệp và nhận thấy nhu cầu ngày càng cao của xã viên trong khâu thu hoạch lúa; năm 2009 HTX đầu tư mua một máy gặt đập liên hợp của Trung Quốc, với kinh phí 202 triệu đồng bằng nguồn vốn vay ngân hàng.

Trong năm 2010 máy hoạt động không hiệu quả, do những nguyên nhân chính sau: một là, máy mới nên HTX chưa có kinh nghiệm về cách thức vận hành, thường xuyên bị hư hỏng, máy gặt không đạt năng suất, phải tốn nhiều chi phí thuê thợ sửa chữa; hai là, do thời tiết mưa nhiều một số cánh đồng ngập nước máy không gặt được do vậy năm 2010 máy gặt hoạt động không mang lại lợi nhuận.

Đến năm 2011 doanh thu từ máy gặt được 60,23 triệu đồng, chi phí 51,06 triệu đồng, lợi nhuận thu được 9,17 triệu đồng/năm. Qua điều tra một số nhân viên HTX cho rằng doanh thu thấp là do những nguyên nhân sau: trong quá trình gặt, máy bị hư hỏng nhiều phải ngừng để sửa chữa làm giảm năng suất, qua đó cho thấy công tác bảo dưỡng máy móc thiết bị để phục vụ sản xuất của HTX không được quan tâm kịp thời và đó cũng là kết quả của việc điều tra xã viên tại các thôn chỉ có 34% ý kiến cho rằng HTX thường xuyên duy trì bảo dưỡng máy móc phục vụ sản xuất; ngoài ra còn có một nguyên nhân khác nữa là việc quản lý lỏng lẻo của cán bộ gây thất thoát doanh thu, đó là những nguyên nhân dẫn tới máy gặt lúa đạt hiệu quả thấp. Dịch vụ máy gặt lúa chưa đáp ứng được phần lớn nhu cầu của xã viên.

Về công tác quản lý: Ban Quản trị giao bộ phận kế hoạch phối hợp với tổ dịch vụ trực tiếp theo máy gặt và thuê 3 lao động vận hành máy theo hình thức khoán diện tích, đồng thời quản lý số diện tích máy đã gặt trong ngày, tổng hợp báo cáo Ban Quản trị và bộ phận kế toán để làm cơ sở chi tiền trả công lao động; số diện tích đã gặt được các tổ dịch vụ ghi chép lại và đến cuối vụ thu hoạch mới thu tiền gặt lúa của hộ xã viên.

2.2.1.5. Thực hiện dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn.

Tháng 6/2010 UBND huyện Phú Hòa chuyển giao hệ thống đường ống cung cấp nước sinh hoạt nông thôn, từ trung tâm huyện về đến trung tâm xã Hòa Quang Bắc (gần 10 km) rồi rẽ nhánh đi các thôn cho HTX quản lý và khai thác, hiện tại HTX đã cung cấp được 11 cơ quan, đơn vị và 187 hộ xã viên; với hình thức thu phí được UBND huyện quy định như sau:

45

Từ tháng 6/2010 đến tháng 6/2011 HTX thu tiền sử dụng nước sinh hoạt: đối với hộ gia đình 5.000 đồng/m3, cơ quan nhà nước 6.000 đồng/m3 và đơn vị kinh doanh 7.000 đồng/m3 rồi nộp lại cho Công ty TNHH Một thành viên Cấp thoát nước Phú Yên, với giá 4.700 đồng/m3. Với mức thu này HTX bị thua lỗ, nguyên nhân một phần do đây là lĩnh vực mới nên HTX chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý, còn để thất thoát nước nhiều; hơn nữa giá thu phí được UBND huyện đưa ra còn thấp do vậy doanh thu chưa đủ bù đắp chi phí.

HTX đã kiến nghị với UBND huyện Phú Hòa và UBND xã Hòa Quang Bắc tăng giá thu phí sử dụng nước. Từ tháng 7/2011 đến tháng 6/2012 giá thu tiền nước được tính: đối với hộ gia đình 5.000 đồng/m3, cơ quan nhà nước 7.000 đồng/m3 và đơn vị kinh doanh 8.000 đồng/m3, rồi nộp lại cho Công ty TNHH Một thành viên Cấp thoát nước Phú Yên với giá 4.700 đồng/m3, với mức giá này HTX tiếp tục bị lỗ 35,7 triệu đồng.

Với sự chủ trì của UBND xã Hòa Quang Bắc, HTX tổ chức họp các cơ quan, đơn vị và hộ xã viên sử dụng nước sinh hoạt nông thôn để thỏa thuận về việc tăng giá thu tiền nước, đi đến thống nhất: Từ tháng 7/2012 đến nay giá thu tiền nước đối với hộ gia đình 8.000 đồng/m3, cơ quan nhà nước 10.000 đồng/m3 và đơn vị kinh doanh 11.000 đồng/m3, rồi nộp lại cho Công ty TNHH Một thành viên Cấp thoát nước Phú Yên với giá 5.200 đồng/m3 và HTX bắt đầu có lợi nhuận. Dịch vụ này đem lại hiệu quả thiết thực cho xã viên, cung cấp cho dân một nguồn nước sạch không bị ô nhiễm, đảm bảo vệ sinh; ngoài ra còn giải quyết được tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho những hộ gia đình sinh sống gần vùng núi thường hay thiếu nước sinh hoạt vào mùa nắng hạn, góp phần ổn định an sinh xã hội. Hiện nay nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt nông thôn còn nhiều, HTX nên quan tâm đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ này một phần đáp ứng nhu cầu của xã viên, mặt khác tăng nguồn thu cho HTX.

Về công tác quản lý: bộ phận kế hoạch cử nhân viên quản lý nước sạch chốt số lượng sử dụng nước của cơ quan, đơn vị và hộ gia đình vào cuối tháng và dùng biên lai để thu tiền, thời hạn thu từ ngày 01 đến ngày 10 hàng tháng; đến ngày 15 chuyển tiền cho Công ty TNHH Một thành viên Cấp thoát nước Phú Yên; căn cứ vào biên lai sử dụng nước của các đơn vị đối chiếu với số lượng từ đồng hồ tổng để kiểm tra, đối chiếu và kế hoạch sửa chữa kịp thời nếu có sự cố xảy.

2.2.1.6. Thực hiện dịch vụ cày tuốt.

HTX hợp đồng với những hộ gia đình để thực hiện dịch vụ cày tuốt, rồi thanh toán tiền cho họ. Sau đó HTX thu lại của xã viên bằng 2 hình thức: thu tiền mặt ngay

46

theo giá thị trường và cho nợ tới mùa thu hoạch lúa thanh toán thì phải trả lãi theo mức lãi suất ngân hàng. Dịch vụ này HTX thực hiện tương đối tốt nhưng cần phải xem xét để nâng cao chất lượng dịch vụ (dịch vụ làm đất cần cải tạo đất thông qua việc cày ải), đem lại hiệu quả và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã viên.

Về công tác quản lý: Tổ trưởng tổ dịch vụ làm việc với các chủ máy cày tuốt rồi báo cáo số liệu chi tiết về bộ phận kế hoạch số diện tích đã cày, tuốt trong vụ, bộ kế hoạch tổng hợp chuyển sang bộ phận kế toán để chi tiền trả cho các chủ máy; tổ dịch vụ thu tiền của xã viên đến vụ thu hoạch nếu hộ nào còn nợ lại sẽ tính lãi suất theo mức lãi ngân hàng.

2.2.1.7. Thực hiện dịch vụ thủy lợi.

Ban Quản trị giao tổ trưởng tổ dịch vụ điều hành công tác thủy lợi, hướng dẫn thủy lợi viên rong dọn, nạo vét kênh mương đảm bảo tưới tiêu nước trên các cánh đồng. Những trường hợp bất khả kháng thủy lợi viên phải báo cáo tổ trưởng tổ dịch vụ để kịp thời giải quyết, nếu vượt quá thẩm quyền tổ dịch vụ báo cáo lên Ban Quản trị.

Dịch vụ này HTX giao tổ dịch vụ thu thủy lợi phí đối với từng hộ xã viên, với mức 4 kg lúa/sào/vụ đối với 784 ha lúa nước 2 vụ, khi vụ mùa kết thúc và thanh toán cho thủy lợi viên 2kg lúa/sào/vụ (tổng chi thủy lợi viên 21 tấn lúa/vụ), phần còn lại đưa vào quỹ tưới tiêu để tu sửa, bê tông hóa kênh mương nội đồng, sửa chữa đường bờ vùng phục vụ giao thông nội đồng.

2.2.1.8. Thực hiện dịch vụ cung cấp giống.

Cán bộ khuyến nông là người chuyên trách khâu kỹ thuật, chịu trách nhiệm hướng dẫn sản xuất giống cây trồng vật nuôi, cách phòng trừ dịch bệnh. Nguồn lúa giống của HTX mua từ trại giống xã Hòa An, huyện Phú Hòa; từ Trường Đại học Cần Thơ để trồng thử nghiệm; chọn những giống tốt từ nông hộ. HTX giao nông hộ sản xuất và hỗ trợ thuốc phòng trừ sâu bệnh, nếu sản xuất đạt chất lượng HTX sẽ mua lại với giá cao hơn 20% giá thị trường. Từ nguồn giống này HTX bán cho xã viên để phát triển đại trà.

Về công tác quản lý: Ban Quản trị giao cán bộ khuyến nông theo dõi, kiểm tra các loại giống lúa sản xuất từng vụ, lựa chọn những giống có năng suất cao, chống sâu bệnh tốt triển khai xuống tổ dịch vụ bán lúa giống đến xã viên; nông dân mua lúa giống bằng tiền mặt hoặc nợ đến vụ thu hoạch mới thanh toán qua tổ dịch vụ nhưng phải trả thêm mức lãi bằng lãi suất ngân hàng. Ngoài ra HTX có kế hoạch sản xuất những cánh đồng giống tập trung và hướng dẫn cho xã viên sản xuất giống nông hộ để tăng nguồn cung cấp giống lúa cho xã viên.

47

2.2.1.9. Thực hiện dịch vụ xây dựng.

Nhận hợp đồng thi công các công trình ở địa phương như: nhà cửa, đường giao thông, sửa chữa, xây dựng kênh mương nội đồng qui mô vừa và nhỏ. Chủ đầu tư là UBND xã Hòa Quang Bắc, thi công là HTX giao bộ phận kế hoạch thuê lao động để thực hiện.

2.2.2. Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh. 2.2.2.1. Tình hình sản xuất kinh doanh. 2.2.2.1. Tình hình sản xuất kinh doanh.

Trong những năm qua, HTX đã chuyển đổi và đăng ký kinh doanh theo Luật HTX. HTX hướng nội dung hoạt động vào mục tiêu phục vụ trực tiếp nhu cầu phát triển kinh tế hộ theo khả năng, điều kiện cụ thể của HTX về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật và khả năng của cán bộ quản lý HTX; tập trung thực hiện các dịch vụ như: tín dụng, điện, cày tuốt, cung cấp nước sinh hoạt, cung cấp giống, cung ứng vật tư, thú y, thủy lợi và một số dịch vụ khác nhằm góp phần giải quyết việc làm, phục vụ kinh tế hộ phát triển, tăng thu nhập cho xã viên và tăng tích lũy cho HTX.

Trong giai đoạn 2008 - 2011, HTX đầu tư mua thêm một máy gặt đập liên hợp

Một phần của tài liệu phương hướng và giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp hòa quang bắc đến năm 2015 (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)