Căn cứ vào điều kiện tự nhiên của xã Hòa Quang Bắc, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi cần theo hướng phát triển ổn định lương thực, thực phẩm; đẩy mạnh diện tích trồng rừng, cây hoa màu, chăn nuôi để đáp ứng nhu cầu của địa phương và
82
tăng nhanh giá trị sản lượng hàng hóa phục vụ tiêu dùng và một phần xuất khẩu. Xúc tiến quy hoạch chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp theo vùng là: vùng trọng điểm lúa, vùng trồng cây công nghiệp ngắn ngày và trồng hoa màu.
Quy hoạch có trọng điểm vùng chuyên canh lúa có năng suất cao, chất lượng tốt, cây thực phẩm, cây rau màu phục vụ tiêu dùng nội địa và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Những diện tích ổn định, chất đất phù hợp với điều kiện sinh trưởng từng loại cây trồng, vùng này kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm, chú ý mô hình trồng cỏ nuôi bò lai. Hướng phát triển lâu dài không nên mở rộng diện tích trồng lúa, mà nên chuyển một số diện tích trồng lúa một vụ kém hiệu quả sang trồng cây hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao (cây bông vải, cây ớt,…). Xây dựng mô hình chăn nuôi như: nuôi bò lai lấy thịt; nuôi heo sinh sản, nuôi heo hướng nạc; đặc biệt cần phải quan tâm đến mô hình nuôi nai sinh sản và nuôi nai lấy nhung, vì nai rất dễ chăm sóc, khả năng kháng bệnh tốt, chi phí thức ăn không cao. Hiện tại nuôi nai đang đem lại hiệu quả kinh tế cao, có thể giúp người dân xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu từ mô hình này; trên địa bàn xã hiện có rãi rác vài hộ nuôi, nhưng đa phần đó là những hộ gia đình khá giả vì chi phí đầu tư con giống cao, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vốn, HTX NN Hòa Quang Bắc giúp đỡ xã viên cách thức chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh để sớm triển khai rộng rãi mô hình này đến với mọi người dân nhằm giúp nông dân nắm vững kỹ thuật, chăm sóc thành công đàn nai góp phần xóa đói, giảm nghèo, tăng thêm thu nhập và nâng cao đời sống khu vực nông thôn.
Chú trọng đến công tác thâm canh, tăng năng suất cây trồng, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào quá trình sản xuất, chọn những bộ giống thích hợp với điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng của địa phương. Kiên quyết loại bỏ những giống sản xuất lâu nay bị thoái hóa. Khuyến cáo nông dân bố trí mùa vụ hợp lý, sạ thưa, sạ hàng, phòng trừ sâu bệnh, dịch hại…
+ Vùng đất phía Bắc, Tây và Nam của xã là vùng đồi núi xen kẽ với đồng bằng, dân cư thưa thớt, đất đai rộng rãi thuận lợi quy hoạch định hướng phát triển kinh tế trồng rừng như cây keo lá tràm, cây bạch đàn, cây có giá trị kinh tế cao và phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương kết hợp với chăn nuôi đàn gia súc (trâu, bò, heo), gia cầm theo hướng sản xuất kinh tế trang trại, nuôi nai theo hướng phát triển kinh tế trang trại; ngoài ra, trồng thâm cây công nghiệp ngắn ngày như cây bông vải, cây hoa màu: rau sạch cung cấp siêu thị Coopmart và các chợ trong xã, cây ớt (cây có giá trị kinh tế cao) trên đất một vụ lúa.
83
+ Vùng đất phía Đông là khu vực dân cư đông đúc, là vùng đất thấp, thường bị ngập lụt. Do vậy, tạo nên những cánh đồng phù sa màu mỡ thích hợp với quy hoạch trồng lúa năng suất cao. Kết hợp chăn nuôi heo lấy thịt và heo sinh sản; chăn nuôi trâu, bò ngoài việc tận dụng sức cày kéo phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, còn để lấy thịt; nuôi nai nhằm tăng thu nhập cho nông hộ. Khu vực này chỉ phù hợp để phát triển đàn gia súc, gia cầm qui mô hộ gia đình.