Các cơ hội và thách thức với HTX NN Hòa Quang Bắc

Một phần của tài liệu phương hướng và giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp hòa quang bắc đến năm 2015 (Trang 76)

3.1.1.1. Các cơ hội chủ yếu (O).

1. Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm củng cố và phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã như: Luật HTX ra đời năm 1996 đã tạo khung khổ pháp lý cho hợp tác xã hoạt động; Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã; Quyết định số 246/2006/QĐ-TTg ngày 27/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Qũy hỗ trợ phát triển hợp tác xã…

68

2. Khu vực nông nghiệp và nông thôn được chú trọng và phát triển gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới: cái gốc của Chương trình này là nâng cao thu nhập cho nông dân, trong đó vấn đề phát triển sản xuất là nội dung cốt lỗi, xuyên suốt; ưu tiên xây dựng đường giao thông liên thôn, kênh mương nội đồng, trạm tưới tiêu,… Năm 2011, UBND tỉnh Phú Yên đã phân bổ kinh phí hơn 13,5 tỷ đồng cho các xã để thực hiện công tác quy hoạch, bình quân mỗi xã được cấp gần 150 triệu đồng; năm nay, Tỉnh đã trích ngân sách 16,1 tỷ đồng để hỗ trợ cho 12 huyện, thị xã và cơ quan đơn vị để đầu tư kiến thiết hạ tầng nông thôn; phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế và các thiết chế văn hóa khác,... Ngoài ra, Trung ương cũng hỗ trợ thêm kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cho tỉnh Phú Yên. (Nguồn: Phương Nam - báo Nông nghiệp Việt Nam - ngày 25/6/2012).

3. Xã Hòa Quang Bắc với lợi thế là một vùng bán sơn địa, có nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp và diện tích đất rừng nên phù hợp để phát triển trồng lúa, hoa màu, cây ăn quả đồng thời phát triển trồng rừng; phát triển các mô hình trang trại: chăn nuôi, nông lâm kết hợp, vườn ao chuồng. Quỹ đất chưa sử dụng còn nhiều nên thuận lợi để qui hoạch các khu tiểu thủ công nghiệp, khu chế biến nông sản.

4. Các hộ nông dân trong xã có nhu cầu hợp tác và có nhu cầu các loại dịch vụ cho phát triển sản xuất: trong sản xuất nông nghiệp tự cấp tự túc thì áp lực kinh tế là thiên tai, dịch bệnh làm thiệt hại mùa màng, cho nên nông dân có nhu cầu hợp tác. Trong nền kinh tế hàng hoá phát triển thì lợi nhuận là động lực, cạnh tranh lành mạnh là môi trường hoạt động kinh doanh thì nông dân càng có nhu cầu hợp tác để chung sức vượt qua những khó khăn; hợp tác để chia sẻ vốn, kiến thức và kinh nghiệm; hợp tác trong tiêu thụ nông sản để tránh tình trạng tranh mua, tranh bán. Ngoài ra nhu cầu các loại dịch vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp ngày càng nhiều về số lượng và chất lượng cũng có nhu cầu ngày càng cao hơn; nhu cầu về giống cây trồng, vật nuôi để chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp.

3.1.1.2. Những thách thức chủ yếu (T).

1. Phải đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt của khu vực kinh tế tư nhân trong việc cung cấp các dịch vụ cho hộ nông dân: thể hiện sự suy giảm về doanh thu của dịch vụ phân bón, cụ thể năm 2011 doanh thu 968,6 triệu đồng giảm 1,6 lần so với năm 2008; dịch vụ tuốt lúa cũng đang bị cạnh tranh quyết liệt bởi máy gặt đập liên hợp của kinh tế tư nhân…

69

2. Khả năng cạnh tranh thấp kém thể hiện ở sự hạn chế của các nguồn lực: trình độ quản lý yếu kém, nguồn vốn để sản xuất kinh doanh còn hạn chế, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp chưa được đầu tư tương xứng...

3. Trình độ quản lý còn thấp, không có khả năng thu hút đội ngũ cán bộ quản lý giỏi; phần lớn đội ngũ cán bộ quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ quản lý chủ yếu bằng kinh nghiệm, nhiều người chưa được bồi duỡng các kiến thức về quản lý; những cán bộ quản lý có năng lực thường được đề bạt vào vị trí cao hơn ở chính quyền xã, nguồn cán bộ quy hoạch để quản lý HTX chưa được chú trọng.

Quản lý tài chính thiếu chặt chẽ, để xã viên chiếm dụng vốn kéo dài nhiều năm nhưng không xử lý được, lúng túng trong việc xử lý tài sản cố định; một phần vì cán bộ quản lý HTX ngại va chạm, sợ mất lòng; một phần do quy chế, nội quy của HTX không quy định cụ thể việc xử lý.

4. Còn lúng túng trong đổi mới phương thức hoạt động: hợp tác xã chỉ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn, thường là một năm, nên bị động trước những biến đổi của thị trường. Không có kế hoạch và định hướng kinh doanh dài hạn nên không có giải pháp để giải quyết khi gặp khó khăn.

3.1.2. Tổng hợp ma trận SWOT cho HTX NN Hòa Quang Bắc. * Ma trận SWOT: * Ma trận SWOT:

Ma trận SWOT

Cơ hội (O)

1. Đảng và Nhà nước ưu tiên phát triển kinh tế tập thể,nòng cốt là hợp tác xã. 2 Khu vực nông nghiệp và nông thôn được chú trọng và phát triển gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới.

3. Xã Hòa Quang Bắc với lợi thế trong sản xuất nông lâm nghiệp.

4. Các hộ nông dân có nhu cầu hợp tác.

Nguy cơ (T)

1. Phải đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt của thành phần kinh tế khác. 2. Khả năng cạnh tranh thấp kém.

3. Chưa thu hút đội ngũ cán bộ quản lý giỏi.

4. Còn lúng túng trong đổi mới phương thức hoạt động.

70

Điểm mạnh (S)

1. Thường xuyên cung cấp giống, kỹ thuật chăm sóc cho xã viên.

2. Thường xuyên kiểm tra, sửa chữa kênh mương nội đồng. 3. Những dịch vụ mà tư nhân không làm.

Phối hợp S-O

- Phương án 1: S1 S2 S3 – O1 O2 O3 O4

Định hướng phát triển: đầu tư có chiều sâu về những dịch vụ mà HTX có thế mạnh để nâng cao chất lượng dịch vụ. Phối hợp S-T - Phương án 2: S1 S2 S3 – T1 T2 T3 T4 Định hướng phát triển: tập trung vào những dịch vụ mà tư nhân không thể làm để hạn chế sự cạnh tranh.

Điểm yếu (W) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Về dịch vụ tín dụng: cần hạ mức lãi suất.

2. Về giá dịch vụ vật tư còn cao. 3. Chưa giúp đỡ xã viên trong tiêu thụ nông sản.

4. Khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng.

5. Trình độ chuyên môn của cán bộ còn hạn chế.

6. Máy gặt lúa chưa phát huy được hiệu quả.

7. Quản lý việc cung cấp nước sinh hoạt nông thôn còn hạn chế.

8. Chưa liên kết với các đơn vị khác.

9. Chưa xây dựng kế hoạch kinh doanh dài hạn.

10. Chưa sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý.

Phối hợp W-O

- Phương án 3: W1 W2 W5 W6 W7 W9 W10 – O1 O2 O3 O4

Định hướng phát triển: đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ HTX để cung cấp dịch vụ, với giá cả cạnh tranh.

- Phương án 4: W3 W4 W8 – O1 O2 O3 O4.

Định hướng phát triển: liên doanh, liên kết với các đơn vị khác để giải quyết những hạn chế hiện tại. Phối hợp W-T - Phương án 5: W1 W2 W5 W6 W7 W9 W10 – T1 T2 T3 T4. Định hướng phát triển: khắc phục những yếu kém hiện tại của HTX để tránh sự cạnh tranh.

Phương án 6: W3 W4 W8 – T1 T2 T3 T4

Định hướng phát triển: liên doanh, liên kết với các đơn vị kinh tế khác để tránh né sự cạnh tranh.

71

3.1.3. Vận dụng ma trận SWOT xác định phương hướng phát triển của HTX NN Hòa Quang Bắc. HTX NN Hòa Quang Bắc.

* S – O:

- Phương án 1: S1 S2 S3 – O1 O2 O3 O4.

Định hướng phát triển: Đầu tư có chiều sâu những dịch vụ mà HTX có thế mạnh để nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ nhu cầu của xã viên và đáp ứng nhu cầu về hợp tác ngày càng nhiều giữa các xã viên.

Phát huy thế mạnh của HTX NN Hòa Quang Bắc về cung cấp cây con giống và hướng dẫn cách thức chăm sóc, nuôi dưỡng, mục tiêu là tạo ra những loại giống có năng suất cao và chất lượng tốt cung cấp cho hộ nông dân để góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống khu vực nông thôn. Đồng thời tận dụng những cơ hội của Nhà nước về tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng,...để xây dựng Chương trình nông thôn mới và điều kiện tự nhiên thuận lợi như vị trí địa lý, khí hậu và đất đai để phát triển kinh tế nông lâm nghiệp kết hợp theo hướng tập trung, chuyên môn hóa; đáp ứng nhu cầu hợp tác giữa các xã viên ngày càng cao.

* S – T:

- Phương án 2: S1 S2 S3 – T1 T2 T3 T4.

Định hướng phát triển: Tập trung vào những dịch vụ mà tư nhân làm không hiệu quả.

Điểm mạnh của HTX là thực hiện những dịch vụ mà tư nhân làm không hiệu quả như: cung cấp giống cây trồng, vật nuôi và tập huấn về cách thức trồng chăm sóc - dịch vụ này lợi nhuận không nhiều chủ yếu phục vụ lợi ích và đáp ứng nhu cầu của xã viên; công tác thủy lợi nội đồng - doanh thu từ thủy lợi phí HTX không chia mà bổ sung vào quỹ để tái đầu tư, sửa chữa kênh mương và đường giao thông nội đồng; cung cấp nước sinh hoạt nông thôn - đây là những dịch vụ có vốn đầu tư lớn, lợi nhuận ít; tất cả những dịch vụ trên đều không thuận lợi cho tư nhân hoạt động bỡi vì mục tiêu của họ là tối đa hóa lợi nhuận. Trước sự cạnh tranh gay gắt của kinh tế tư nhân và năng lực yếu kém của cán bộ HTX cho nên chúng ta lựa chọn những dịch vụ mà tư nhân không thể làm hoặc làm không hiệu quả để phát huy điểm mạnh, né tránh rủi ro.

72

* W – O:

- Phương án 3: W1 W2 W5 W6 W7 W9 W10 – O1 O2 O3 O4.

Định hướng phát triển: Đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ để nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhằm khắc phục những hạn chế của HTX bằng cách đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ quản lý của cán bộ để thực hiện các hoạt động dịch vụ có hiệu quả như giảm lãi suất trong hoạt động tín dụng, hạ giá thành trong việc cung cấp vật tư phân bón, quản lý tốt hơn đối với máy gặt lúa và cung cấp nước sinh hoạt nông thôn thông qua xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh dài hạn và biết tận dụng sự tiến bộ của khoa học và công nghệ vào sản xuất, nhất là đưa công nghệ thông tin vào quản lý và thực hiện các hoạt động dịch vụ của HTX, để tận dụng những cơ hội đang có như: Khu vực nông nghiệp và nông thôn được chú trọng và phát triển gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới; hơn nữa với lợi thế là một vùng bán sơn địa, có nhiều diện tích đất sản xuất nông lâm nghiệp nên rất phù hợp để phát triển trồng lúa, hoa màu, cây ăn quả đồng thời phát triển trồng rừng; phát triển các mô hình trang trại.

- Phương án 4: W3 W4 W8 – O1 O2 O3 O4.

Định hướng phát triển: Liên doanh, liên kết với các đơn vị khác để giải quyết những hạn chế hiện tại của HTX.

Liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế khác để giải quyết những hạn chế của HTX NN Hòa Quang Bắc như thiếu vốn, thiếu máy móc thiết bị,...nhằm tận dụng các cơ hội.

* W – T:

- Phương án 5: W1 W2 W5 W6 W7 W9 W10 – T1 T2 T3 T4.

Định hướng phát triển: Khắc phục những yếu kém hiện tại của HTX để tránh sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ bên ngoài.

Khắc phục những yếu kém để tránh né các nguy cơ của HTX bằng cách đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ nhằm thực hiện các hoạt động dịch vụ có hiệu quả như: hoạt động tín dụng, cung cấp vật tư phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, dịch vụ gặt lúa và cung cấp nước sinh hoạt nông thôn thông qua xây dựng kế hoạch sản

73

xuất, kinh doanh dài hạn và biết ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý; để tránh sự cạnh tranh gay gắt của kinh tế tư nhân.

Phương án 6: W3 W4 W8 – T1 T2 T3 T4.

Định hướng phát triển: Liên doanh, liên kết với các đơn vị kinh tế khác để tránh né sự cạnh tranh.

Liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế khác để giải quyết những hạn chế của HTX như thiếu vốn, thiếu máy móc thiết bị,...nhằm tránh sự cạnh tranh của kinh tế tư nhân.

* Kết hợp các phương án kinh doanh từ phân tích ma trận SWOT:

Từ ma trận SWOT, 6 phương án kinh doanh được hình thành như sau:

- Phương án 1: Định hướng phát triển: Đầu tư có chiều sâu những dịch vụ mà

HTX có thế mạnh để nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ nhu cầu xã viên và đáp ứng nhu cầu về hợp tác ngày càng nhiều giữa các xã viên.

- Phương án 2: Định hướng phát triển: Tập trung vào những dịch vụ mà tư

nhân làm không hiệu quả (cung cấp nước sinh hoạt nông thôn).

- Phương án 3: Định hướng phát triển: Đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ

cán bộ để nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX.

- Phương án 4: Định hướng phát triển: Liên doanh, liên kết với các đơn vị

khác để giải quyết những hạn chế hiện tại của HTX.

- Phương án 5: Định hướng phát triển: Khắc phục những yếu kém hiện tại của

HTX để tránh sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ bên ngoài.

- Phương án 6: Định hướng phát triển: Liên doanh, liên kết với các đơn vị kinh

tế khác để tránh né sự cạnh tranh.

Dựa vào 6 phương án được xây dựng từ việc phối hợp các điểm mạnh và điểm yếu, các cơ hội và nguy cơ, tác giả kết hợp lại thành các phương án sau:

- Phương án 1: Định hướng phát triển: Đầu tư có chiều sâu những dịch vụ mà

HTX có thế mạnh để nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ nhu cầu xã viên và đáp ứng nhu cầu về hợp tác ngày càng nhiều giữa các xã viên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

74

- Phương án 2: Định hướng phát triển: Tập trung vào những dịch vụ mà tư

nhân làm không hiệu quả (cung cấp nước sinh hoạt nông thôn).

Kết hợp thành phương án: Tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng khả năng cạnh tranh.

- Phương án 3: Định hướng phát triển: Đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ

cán bộ để nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX.

- Phương án 5: Định hướng phát triển: Khắc phục những yếu kém hiện tại của

HTX để tránh sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ bên ngoài.

Kết hợp thành phương án: Đào tạo nâng cao năng lực cán bộ HTX, nhằm khắc phục những yếu kém hiện tại để tiếp tục mở rộng những dịch vụ đang có nhu cầu cao.

- Phương án 4: Định hướng phát triển: Liên doanh, liên kết với các đơn vị khác

để giải quyết những hạn chế hiện tại của HTX.

- Phương án 6: Định hướng phát triển: Liên doanh, liên kết với các đơn vị kinh

tế khác để tránh né sự cạnh tranh.

Kết hợp thành phương án: Liên doanh, liên kết với các đơn vị khác để giải quyết những hạn chế hiện tại của HTX như: vốn, tiêu thụ nông sản, máy móc thiết bị.

75

Bảng: 3.2 Ý kiến của xã viên về hướng phát triển thời gian tới.

Đơn vị tính: % Loại dịch vụ Rất không đồng ý Không đồng ý Không ý kiến Đồng ý Rất đồng ý

Tuyển dụng nguồn nhân lực có đào tạo chuyên môn từ địa

Một phần của tài liệu phương hướng và giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp hòa quang bắc đến năm 2015 (Trang 76)