Tổng quan về xã Hòa Quang Bắc và HTX Hòa Quang Bắc

Một phần của tài liệu phương hướng và giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp hòa quang bắc đến năm 2015 (Trang 39)

2.1.1. Tổng quan về xã Hòa Quang Bắc.

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên. * Vị trí địa lý: * Vị trí địa lý:

Xã Hòa Quang Bắc địa bàn thuộc huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên trước đây là xã Hòa Quang, có diện tích rộng (88,3 km2) và dân số đông (20.807 nhân khẩu, theo số liệu điều tra năm 1997); để có điều kiện phát triển và thuận lợi trong công tác quản lý ngày 20/8/2003 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 95/2003/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ chia thành hai xã: Hòa Quang Bắc và Hòa Quang Nam, hai xã mới chính thức hoạt động từ ngày 14/10/2003. Địa bàn xã Hòa Quang Bắc nằm dọc chân núi Trường Sơn hùng vĩ, cách bờ biển Tuy Hòa 10 km về phía Tây Bắc; phía Bắc giáp với doi núi Mò O xã Hòa Kiến (thành phố Tuy Hòa), phía Đông giáp xã Hòa Trị (huyện Phú Hòa), phía Nam giáp các xã: Hòa Quang Nam và Hòa Hội (huyện Phú Hòa), phía Tây là chân núi Trường Sơn rộng khoảng 60 km2 giáp xã An Thọ (huyện Tuy An) và các xã: Sơn Long, Sơn Xuân (huyện Sơn Hòa); là xã đồng bằng tựa lưng vào dãy Trường Sơn, diện tích đất tự nhiên toàn xã: 5.172,99 ha, dân số 11.049 người (số liệu điều tra năm 2010) [4, tr.8].

- Về khí hậu thủy văn: xã Hòa Quang Bắc nằm trong vùng thời tiết khí hậu của huyện Phú Hòa thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 28,40C. Nhiệt độ trung bình cao nhất 29,10C. Nhiệt độ trung bình thấp nhất 22,60C. Có thể chia làm 2 mùa:

Mùa khô từ tháng 02 đến tháng 8, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam thường xảy ra khô hạn. Lượng mưa trung bình trên 55mm. Tháng 4 được coi là tháng khô nhất trong năm; tháng 7, 8 có gió Lào nên nóng.

Mùa mưa tập trung từ tháng 9, 10, 11 và kéo dài đến tháng 01 năm sau, cường độ mưa lớn dễ gây úng lũ, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Lượng mưa trung

31

bình trên 290mm. Tháng 9, 10, 11 mưa nhiều nhất, chiếm khoảng 66% lượng mưa cả năm. Từ tháng 10 đến tháng 12 thường có bão, lụt.

Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.814 mm, năm cao nhất là 1.878 mm, năm thấp nhất 1.268 mm. Tổng số ngày mưa trung bình là 130 ngày, độ ẩm trung bình là 80 - 85%, số giờ nắng trung bình trong một năm từ 2.500 đến 2.700 giờ, bình quân 7 giờ trên ngày. Lượng bốc hơi trung bình nhiều năm 980 mm [7, tr. 2-4].

Với điều kiện khí tượng trên, xã Hòa Quang Bắc nằm trong vùng có khí hậu mát mẻ, thích hợp cho sự sinh trưởng của cây trồng và vật nuôi, thể hiện một sự ưu đãi đặc biệt của thiên nhiên mà trong chỉ đạo phát triển HTX nông nghiệp Hòa Quang Bắc cần phải lưu ý.

Một đặc điểm về điều kiện tự nhiên của xã Hòa Quang Bắc nữa là: nằm trên tả ngạng sông Ba (sông Đà Rằng) chảy từ Tây sang Đông nên ngắn, dốc, tốc độ dòng chảy lớn và nhiều dòng suối bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn, hàng năm bồi đắp cho đồng ruộng Hòa Quang Bắc một lượng phù sa lớn, nhưng cũng thường xảy ra lũ lụt gây thiệt hại đến mùa màng.

Đặc điểm địa lý tự nhiên nói trên tạo cho Hòa Quang Bắc điều kiện thuận lợi để phát triển nông, lâm, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

* Tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng đất:

Đất đai của xã phần lớn là nhóm đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp 1.324,99 ha và đất lâm nghiệp 2.484 ha, chiếm 73,63%; đất phi nông nghiệp 268 ha, chiếm 5,18%; đất chưa sử dụng 1.096 ha, chiếm 21,19%.

32

Bảng 2.1: Tổng diện tích đất sử dụng

Đơn vị tính: ha

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tổng diện tích đất 5.172,99

1. Đất nông nghiệp

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 1.1.1.1 Đất trồng lúa

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm

1.2 Đất lâm nghiệp 1.2.1 Đất rừng sản xuất 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 1.3 Đất nông nghiệp khác 3.929,90 1.317,80 1.210,85 1.129,68 81,17 106,95 2.607,2 1.729 878,2 4,9 3.808,09 1.319,19 1.212,39 1.131,15 81,24 106,80 2.484 1.453 1.031 4,9 3.868,23 1.379,33 1.272,53 1.191,29 81,24 106,80 2.484 1.453 1.031 4,9 2. Đất phi nông nghiệp

2.1 Đất ở

2.2 Đất chuyên dùng

2.3 Đất phi nông nghiệp khác

268,49 45,34 172,77 50,38 268,10 45,22 172,39 50,49 268,10 45,22 172,39 50,49 3. Đất chưa sử dụng 3.1 Đất bằng chưa sử dụng 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 3.3 Núi đá không có rừng cây

974,6 28,87 844,8 100,93 1.096,8 28,97 966,95 100,88 1.036,66 1,52 934,26 100,88

( Nguồn: UBND xã Hòa Quang Bắc).

2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.

* Về kinh tế:

Trong những năm chiến tranh, Hòa Quang Bắc là vùng căn cứ cách mạng, nhiều vùng dân cư đất đai màu mỡ đã biến thành căn cứ kháng chiến. Là một địa bàn thuần nông nên xuất phát điểm kinh tế - xã hội thấp, kết cầu hạ tầng kỹ thuật yếu, diện

33

tích đất canh tác có hạn, lao động thiếu việc làm còn nhiều… Nhưng Hòa Quang Bắc cũng có thuận lợi cơ bản là xã thuần nông phía Bắc và phía Tây giáp dãy núi Trường Sơn, nơi đây là vùng đất thích hợp để phát triển kinh tế trang trại nông lâm kết hợp theo hướng tập trung, chuyên môn hóa.

Những năm qua kinh tế của địa phương đã từng bước phát triển theo hướng công nghiệp hoá, rõ nét nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Việc áp dụng các giống mới và các biện pháp kỹ thuật tiên tiến đã góp phần ổn định và tăng năng suất cây trồng hàng năm. Năm 2011, bình quân năng suất gieo trồng lúa đạt 62,5 tạ/ha/vụ, (thấp hơn so với năm 2010 do bị mất mùa) đã thực hiện cơ giới hoá khâu làm đất và một phần trong khâu thu hoạch. Một số diện tích trồng lúa kém hiệu quả được chuyển sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư cải thiện đáng kể. Hệ thống thuỷ lợi với tổng chiều dài 13,25 km, đã bê tông hơn 5,32 km, chiếm tỷ lệ 40,15% đảm bảo nước tưới 784 ha lúa 2 vụ. Giao thông nông thôn gồm: 6 trục đường liên thôn, liên xóm, với tổng chiều dài 10,3 km, trong đó đã kiên cố hóa được 5,2 km, đạt 50,48%; đường ngõ xóm, với tổng chiều dài 26,96 km; 13,73 km đường giao thông nội đồng.

Nhìn chung điều kiện kinh tế của xã Hòa Quang Bắc đã góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn; nhờ đó năng suất, chất lượng, hiệu quả tăng lên, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt.

* Về xã hội:

Dân số trong độ tuổi lao động 6.409/11.049 nhân khẩu, trong đó lao động trong nông nghiệp 4.079 người, chiếm 63,65%; lao động làm việc trong các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là 1.235 người, chiếm 19,26%; lao động làm việc trong các ngành dịch vụ và hành chính sự nghiệp là 1.095 người, chiếm 17,09% trong cơ cấu lao động (năm 2010). Mật độ dân số 213,59 người/ km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2008 là 1,02%, năm 2010 là 0,46%. Địa bàn xã Hòa Quang Bắc có 8 thôn. Toàn địa bàn có 1 trường mầm non, 2 trường tiểu học, 1 trường trung học cơ sở. Đã giữ vững và nâng cao được chất lượng đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, về phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Đã xây dựng được 2 trường đạt trường chuẩn quốc gia (THCS: 1; Mầm non: 1). Đời sống nhân dân được cải thiện, số hộ giàu, hộ khá tăng lên, số hộ nghèo giảm.

Tuy vậy, ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến phát triển HTX NN phải lưu ý đến những ảnh hưởng không thuận lợi, đó là:

34

Năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của kinh tế xã Hòa Quang Bắc chưa cao, khoảng cách về trình độ phát triển so với khu vực thành thị ngày càng lớn. Các thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tập thể mà nhất là HTX NN Hòa Quang Bắc chậm thích nghi với cơ chế thị trường, trình độ công nghệ của các ngành kinh tế còn lạc hậu, sức cạnh tranh của sản phẩm thấp. Mặt khác, đặc điểm của sản xuất nông nghiệp thường phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết ngày càng có xu hướng trái quy luật nên rất khó lường. Thiên tai, dịch bệnh thường xảy ra hàng năm. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Các vấn đề về văn hoá xã hội còn nhiều bức xúc. Lao động thiếu việc làm còn nhiều, lao động nông nhàn ở nông thôn khá lớn. Chưa quan tâm đúng mức đến việc đào tạo tay nghề cho người lao động, nên chất lượng nguồn lao động thấp.

2.1.2. Giới thiệu chung về hợp tác xã Hòa Quang Bắc. 2.1.2.1. Qúa trình phát triển. 2.1.2.1. Qúa trình phát triển.

Hợp tác xã nông nghiệp Hòa Quang Bắc được thành lập thành lập từ năm 1979, với tên gọi là hợp tác xã Hòa Quang 4, đến năm 1986 sáp nhập các hợp tác xã Hòa Quang 3, 4, 5 lại lấy tên là HTX Hòa Quang 2, khi xã Hòa Quang chia thành làm hai xã đến năm 2005 đổi tên thành HTX Hòa Quang Bắc, với số vốn góp của xã viên là hơn 1.407,83 triệu đồng.

HTX có trụ sở đặt tại thôn Mậu Lâm Bắc, xã Hòa Quang Bắc, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên.

Điện thoại: 057.3868313

HTX có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

* Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của HTX:

- Chức năng: Làm dịch vụ cho sản xuất các hộ gia đình, tạo điều kiện các hộ

gia đình nông dân sản xuất tốt nhất. Còn việc sản xuất nông nghiệp là do từng gia đình sản xuất trên đất đai của mình, HTX không trực tiếp can thiệp.

- Nhiệm vụ: Hướng dẫn sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và khuyến nông

trong HTX; kinh doanh các dịch vụ: cung ứng giống cây trồng, vật nuôi, vật tư nông nghiệp, làm đất, tưới tiêu, phòng trừ sâu bệnh, dịch bệnh; xây dựng dân dụng: giao thông, thủy lợi qui mô vừa và nhỏ; cung cấp nước sinh hoạt nông thôn; đầu tư hỗ trợ vốn và các dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống,...

35

- Quyền hạn: HTX có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động

sản xuất kinh doanh, tự quyết định về phân phối thu nhập sau khi thực hiện xong nghĩa vụ nộp thuế và trang trải các khoản lỗ của HTX. Lợi nhuận được trích một phần vào các quỹ của HTX, một phần chia theo vốn góp của xã viên.

HTX có quyền lựa chọn ngành nghề sản xuất kinh doanh mà pháp luật không cấm, quyết định hình thức và cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh, có quyền từ chối yêu cầu của tổ chức và cá nhân trái với pháp luật, có quyền khiếu nại các hành vi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của HTX.

* Sơ đồ cơ cấu tổ chức:

...

. ...

Quan hệ chỉ đạo từ cấp trên xuống.

Quan hệ phối hợp công tác giữa các đơn vị.

(Nguồn: HTX nông nghiệp Hòa Quang Bắc)

Ban Quản trị

Kế toán Kế hoạch Văn phòng

Tổ dịch vụ 1 Kiểm soát Tổ dịch vụ 2 Tổ dịch vụ 3 Tổ dịch vụ 5 Tổ dịch vụ 14 Tổ dịch vụ 4 Tổ dịch vụ 6 Đại hội xã viên

36

* Đại hội xã viên:

Đại hội đại biểu xã viên trực tiếp bầu Ban Quản trị (chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, ủy viên ban quản trị, kiểm soát viên), kế toán trưởng; nhiệm kỳ hoạt động của Ban Quản trị là 3 năm. Sau khi hình thành bộ máy quản lý, Ban Quản trị có trách nhiệm quyết định cơ cấu các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ của HTX để có đủ điều kiện tổ chức thực hiện hoàn thành nhiệm vụ mà nghị quyết của đại hội đại biểu xã viên đề ra.

* Ban Quản trị:

- Có trách nhiệm quản lý, sử dụng toàn bộ tài sản: nhà cửa, kho tàng, vật tư, tiền vốn tránh hư hỏng, thất thoát. Phòng chống cháy nổ, thiên tai, bão lụt gây ra thiệt hại.

- Quản lý toàn bộ hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng, thường xuyên duy tu bảo dưỡng, sửa chữa nâng cấp để phục vụ vận chuyển đi lại tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp; quản lý khai thác, sửa chữa, vận hành công trình cấp nước sạch nông thôn.

- Có trách nhiệm quản lý, theo dõi kiểm tra đôn đốc cán bộ, nhân viên và xã viên trong HTX; thực hiện đúng nội qui, qui chế của HTX đề ra và các nghị quyết của đại hội đại biểu xã viên. Đồng thời xử lý những vi phạm của cá nhân, tập thể làm trái nội qui, điều lệ HTX.

- Chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và giải pháp cụ thể để tổ chức thực hiện hoàn thành nhiệm vụ mà nghị quyết của đại hội đại biểu xã viên đã được thông qua đúng luật và điều lệ HTX, để đảm bảo kinh doanh có lãi, bảo tồn vốn quỹ, phát triển kinh tế, hỗ trợ kinh tế hộ phát triển, góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

* Ban Kiểm soát:

- Giám sát và kiểm tra mọi hoạt động của Ban Quản trị HTX và xã viên theo đúng pháp luật; kiểm tra về tài chính, phân phối sử dụng tài sản vốn quĩ và các khoản hỗ trợ khác của Nhà nước.

- Tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại có liên quan đến HTX cũng như các vi phạm nội qui, qui chế điều lệ HTX. Đề xuất Ban Quản trị về biện pháp khắc phục những yếu kém lệch lạc trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Phối hợp với Ban Quản trị, Ban Tài vụ kiểm tra định kỳ 3 tháng một lần và kiểm tra đột xuất đối với các tổ dịch vụ và các ngành có liên quan.

37

* Ban Kế hoạch:

- Tham mưu Ban Quản trị về hình thức và cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh; lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng quý, 6 tháng, năm và chịu trách nhiệm các công việc được Ban Quản trị phân công; theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch.

- Chuyên trách khâu kỹ thuật, chịu trách nhiệm hướng dẫn sản xuất giống cây trồng vật nuôi và cách phòng trừ dịch bệnh đến các tổ dịch vụ. Thông qua sinh hoạt câu lạc bộ khuyến nông, các buổi tập huấn chuyên sâu làm cầu nối chuyển giao khoa học kỹ thuật đến từng hộ xã viên.

- Thường xuyên kiểm tra các loại giống lúa sản xuất từng vụ để chọn ra giống có năng suất cao, kháng sâu bệnh tốt chuẩn bị cơ cấu cho vụ đến; hướng dẫn xã viên sản xuất giống nông hộ, tổ chức sản xuất cánh đồng cao sản, cánh đồng giống tập trung kỹ thuật sạ hàng, sạ thưa hợp lý, nuôi bò lai sin, heo hướng nạt, nuôi cá nước ngọt...

- Theo dõi, kiểm tra thống kê đầy đủ chính xác đàn gia súc, gia cầm. Đồng thời tổ chức tiêm phòng định kỳ hàng năm. Tham mưu cho Ban Quản trị về kế hoạch xây dựng các mô hình sản xuất, chăn nuôi thí điểm để rút kinh nghiệm và nhân rộng đến từng hộ xã viên thực hiện.

- Thành lập câu lạc bộ khuyến nông, xã viên là thành viên câu lạc bộ sinh hoạt định kỳ mỗi tháng một lần vào ngày 17 âm lịch, để truyền tải những kỹ thuật sản xuất và chăn nuôi.

- Tổ chức cho xã viên đi tham quan các mô hình sản xuất, chăn nuôi trong và ngoài tỉnh để học tập đưa vào ứng dụng nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi phát triển kinh tế tăng thu nhập, nâng cao đời sống xã viên.

* Ban Tài vụ:

- Theo dõi kiểm tra mọi hoạt động tài chính của HTX, cập nhật sổ sách theo đúng chế độ kế toán tài chính hiện hành, báo cáo kết quả kinh doanh và các cuộc họp thường kỳ của Ban Quản trị đã được thống nhất; tham mưu kịp thời cho Ban Quản trị để điều hành các dịch vụ đảm bảo kinh doanh có lãi.

Một phần của tài liệu phương hướng và giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp hòa quang bắc đến năm 2015 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)