Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của HTX NN

Một phần của tài liệu phương hướng và giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp hòa quang bắc đến năm 2015 (Trang 29)

- Trình độ phát triển nông nghiệp hàng hóa:

Lý luận và thực tiễn chứng tỏ là khi nền kinh tế còn mang nặng tính chất tự cấp, tự túc, mục tiêu của người nông dân là tối đa hóa lợi ích, chứ không phải tối đa hóa lợi nhuận nên nhu cầu hợp tác của họ chủ yếu ở khâu đầu vào, với qui mô nhỏ bé. Do đó, các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác thường rất đơn giản. Khi sản xuất hàng hóa phát triển mạnh, mục tiêu của người dân là tối đa hóa thu nhập, nên nhu cầu hợp tác của họ ở đầu ra nảy sinh và ngày càng bức xúc trên qui mô lớn.

Điều đó cho thấy, sự phát triển có hiệu quả các hình thức kinh tế hợp tác sẽ tạo điều kiện thúc đẩy nông nghiệp hàng hóa phát triển. Như vậy, các giải pháp phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, trong đó bao gồm cả biện pháp phát triển kinh tế nông hộ và trang trại sản xuất hàng hóa. Bởi vì phát triển kinh tế nông hộ, trang trại gia đình vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp để thúc đẩy sự ra đời và phát triển của HTX trong nông nghiệp.

- Nhu cầu hợp tác trong sản xuất - kinh doanh của các nông hộ:

Với quá trình phát triển kinh tế hàng hóa, mức độ cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường sẽ gay gắt hơn; mức sống của nông dân có liên quan đến sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội. Nông dân có xu hướng liên kết, hợp tác với nhau để tồn tại và phát triển. Do đó nhu cầu phát triển HTX NN càng trở nên bức xúc, cấp thiết đối với những hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Chính sách của Nhà nước đối với HTX NN:

Đây là yếu tố tác động quan trọng đến quá trình hình thành, phát triển kinh tế hợp tác và HTX, trong đó có HTX NN. Và là yếu tố quan trọng cho quá trình chuyển đổi, xây dựng HTX NN trong cơ chế thị trường.

Chỉ thị số 100/TW ngày 13/01/1981 của Ban Bí thư Trung ương ra đời - là một quyết định mang tính đột phá mở đầu công cuộc đổi mới kinh tế hợp tác, mà trước hết là HTX NN. Và đây chính là điểm mở đầu cho việc ra đời Nghị quyết 10 của Bộ

21

Chính trị khóa VI (4/1988), đánh dấu một giai đoạn chuyển biến quan trọng của mô hình HTX kiểu cũ, cũng chính là bước chuẩn bị quan trọng cho sự ra đời của Luật HTX năm 1996 và sau đó là Luật HTX sửa đổi năm 2003 tạo khuôn khổ pháp lý cơ bản để HTX hoạt động phù hợp với thực tiễn đặt ra.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng định: thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần; các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế HTX dần dần trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân.

Nhận thức rõ vai trò quan trọng của HTX trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Đảng và Nhà nước ta luôn chủ trương khuyến khích và tạo điều kiện phát triển HTX trong tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân (Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 17/7/2005 về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX và Thông tư số 02/2006/TT-BKH ngày 13/02/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều tại Nghị định số 88/2005/NĐ-CP). Đặc biệt là các HTX NN, để cùng với kinh tế nhà nước dần trở thành nền tảng kinh tế, đó cũng là nền tảng chính trị - xã hội của đất nước nhằm đạt mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Kết luận số 08-KL/TW ngày 14/12/2006, Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 02/01/2008 của Ban Bí thư khẳng định: cần củng cố những tổ hợp tác, HTX hiện có, tiếp tục phát triển kinh tế hợp tác với nhiều hình thức, qui mô, trình độ khác nhau trong các ngành, lĩnh vực, địa bàn có điều kiện. Kinh tế tập thể với hình thức phổ biến là các tổ hợp tác và HTX; trong lĩnh vực nông nghiệp, trước hết tập trung làm dịch vụ đầu vào, đầu ra phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hộ thành viên, từng bước mở rộng ngành nghề sản xuất, kinh doanh tổng hợp; trong lĩnh vực phi nông nghiệp, vừa tổ chức sản xuất vừa kinh doanh dịch vụ. Mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết giữa tổ hợp tác, HTX với các doanh nghiệp thuộc mỗi thành phần kinh tế, nhất là với doanh nghiệp nhà nước. Khi HTX phát triển đến trình độ cao hơn thì sẽ hình thành các doanh nghiệp của HTX, các liên hiệp HTX.

22

Ngoài ra, các HTX còn được hưởng những chính sách chung khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp quy định ở luật khuyến khích đầu tư hoặc các văn bản pháp quy khác.

Mục tiêu của các chính sách Nhà nước đối với HTX chủ yếu thu hút ngày càng nhiều các lực lượng lao động, nhất là những hộ nông dân, những người thợ thủ công tham gia vào HTX; khuyến khích hỗ trợ và tạo những điều kiện thuận lợi để HTX được củng cố và phát triển theo định hướng quy hoạch, kế hoạch chung của cả nước cũng như từng vùng, ngành cụ thể, để làm cho HTX ngày càng có khả năng tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, giúp đỡ xã viên với hiệu quả cao nhất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các chính sách đó không nhằm tạo chỗ dựa để HTX ỷ lại Nhà nước, làm yếu đi tính năng động sáng tạo, tính tự chủ của HTX, mà ngược lại nhằm tạo môi trường thuận lợi và nền móng để HTX - tổ chức kinh tế của những người lao động - có mặt bằng bình đẳng trong thị trường cạnh tranh.

- Bối cảnh kinh tế - xã hội:

Sự phát triển các lĩnh vực hợp tác, các hình thức hợp tác và quy mô hợp tác ở những mức độ khác nhau là xuất phát từ quy luật quan hệ sản xuất nhất thiết phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

Mặt khác, nó còn chịu sự tác động của môi trường, điều kiện đặc thù của từng địa phương, đó là trình độ dân trí, văn hóa, truyền thống, tâm lý, tính cộng đồng, sự hiểu biết, tính năng động sáng tạo trong hoạt động sản xuất - kinh doanh dưới tác động của nền kinh tế thị trường đang trong quá trình hội nhập với khu vực và thế giới.

- Thị trường đầu vào, đầu ra cho nông nghiệp:

Đối tượng sản xuất nông nghiệp là những sinh vật, cho nên cần phải theo dõi, chăm sóc tỉ mỉ, thường xuyên để đáp ứng đúng kỹ thuật, kịp thời các yêu cầu sinh học của cây trồng, vật nuôi. Điều đó quyết định năng suất, chất lượng, hiệu quả của sản xuất nông nghiệp. Chỉ có hình thái kinh tế gia đình với cơ chế “tự thuê mướn sức lao động của chính mình”, “tự bóc lột mình” và lấy công làm lãi, nhờ gắn trực tiếp lợi ích của mỗi người và cả cộng đồng gia đình vào kết quả cuối cùng của sản xuất nông nghiệp, đã tạo ra khả năng lớn hơn các loại hình doanh nghiệp khác trong việc vượt qua tình huống rủi ro do thiên nhiên hay do thị trường gây ra.

23

Mặt khác, kinh tế nông hộ không thể tự thân trở thành một đơn vị kinh tế hàng hóa phát triển trong nền kinh tế thị trường trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của các doanh nghiệp lớn, trước hết trong dịch vụ “đầu vào”, “đầu ra” của kinh tế nông hộ. Do vậy, tất yếu các nông hộ phải liên kết lại với nhau trong các tổ chức kinh tế hợp tác của mình, tạo ra sức mạnh mới cạnh tranh trong thị trường, tự bảo đảm hoạt động dịch vụ “đầu vào”, “đầu ra” cho kinh tế hộ đạt kết quả cao hơn. Vì thế HTX NN trở thành chỗ dựa vững chắc để kinh tế hộ trở thành đơn vị sản xuất hàng hóa tự chủ có khả năng cạnh tranh đạt hiệu quả cao trong nền kinh tế thị trường.

- Hiệu quả hoạt động của HTX NN:

HTX NN là tổ chức kinh tế tự chủ ra đời và phát triển xuất phát từ nhu cầu phát triển của kinh tế hộ nông dân. Ngày nay, HTX NN kiểu mới đã có sự thay đổi về chất so với HTX NN kiểu cũ trước đây. Nếu HTX NN kiểu cũ lấy sản xuất làm chính thì HTX NN kiểu mới lấy hoạt động dịch vụ, trước hết là hoạt động dịch vụ phục vụ kinh tế hộ làm chính, sau đó mới hoạt động kinh doanh ngành nghề. Mỗi HTX NN thường tham gia hai lĩnh vực hoạt động chính: lĩnh vực hoạt động dịch vụ cho xã viên vì sự phát triển của kinh tế hộ và lĩnh vực hoạt động kinh doanh ngành nghề (kể cả kinh doanh dịch vụ và kinh doanh sản xuất ngành nghề) vì lợi nhuận cho chính HTX và cho xã viên. Điều đó cũng có nghĩa hiệu quả hoạt động của HTX NN không chỉ là hiệu quả kinh tế mà còn phải là hiệu quả xã hội, thể hiện ở chỗ góp phần phát triển kinh tế hộ và sau đó mới là hiệu quả kinh doanh thể hiện ở chỗ làm ăn có lãi.

Một phần của tài liệu phương hướng và giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp hòa quang bắc đến năm 2015 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)