Cơ cấu tổ chức lao động trong Công ty

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ khách hàng tại khách sạn sóng biển thị xã cửa lò (Trang 54)

Số lượng cán bộ công nhân viên • Vào thời kỳ không mùa vụ: 04

Giám đốc: 01 Lễ tân kiêm kế toán: 01 Nhân viên bộ phận buồng: 01 Nhân viên bảo vệ: 01

Giám đốc: 01 Bộ phận lễ tân: 01 Bộ phận Buồng phòng: 04 - Trưởng Bộ phận: 01 - Nhân viên phục vụ phòng: 03 Bộ phận Nhà hàng: 04 - Bếp trưởng: 01 - Nhân viên bàn, phục vụ: 03 Bộ phận kỹ thuật: 01 Bộ phận bảo vệ: 01 Bộ phận kế toán: 01 2.1.5. Các sản phẩm, dịch vụ

Khách sạn Sóng Biển thực hiện kinh doanh các sản phẩm như sau: 2.1.5.1. Dịch vụ lưu trú: khách sạn có tổng số 28 phòng

+23 phòng đôi

+ 5 phòng 3 giường đơn

Phòng rộng 22-35m2, thoáng mát sạch sẽ, ánh sáng tự nhiên.

Thiết bị trong phòng đầy đủ, tiện nghi: tủ lạnh, bàn ghế, tivi truyền hình cáp, điện thoại, điều hòa, internet wifi.

Đây là sản phẩm chính của khách sạn chiếm khoảng 60% tổng doanh thu của khách sạn. Hệ thống cơ sở vật chất của dịch vụ lưu trú luôn thường xuyên được bảo trì và sửa chữa, nâng cấp nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của du khách.

2.1.5.2. Dịch vụ ăn uống

Nhà hàng diện tích 250m2, phòng ăn thoáng, sạch sẽ, sang trọng.

Món ăn phong phú, tươi ngon, an toàn, giá cả hợp lý. Nhà ăn có sức chứa 120 người.

Phục vụ tất cả các yêu cầu của khách: tổ chức tiệc đứng, gala ca nhạc, liên hoan hội nghị,…

Nhà hàng phục vụ liên tục 24 giờ, chia làm 4 ca.

Ca sáng bắt đầu phục vụ từ 06:00 đến 12:00, với các món ăn sang và ăn trưa theo thực đơn nhà hàng.

Ca chiều nhà hàng bắt đầu phục vụ từ 13:00 đến 21:00. Thời gian này nhà hàng chủ yếu phục vụ khách đang nghỉ tại khách sạn, khách vãng lai theo thực đơn.

Ca đêm nhân viên bắt đầu làm việc từ 22:00 đến 06:: ngày hôm sau. Trong khoảng thời gian này, hình thức phục vụ chủ yếu tại phòng của khách đang nghỉ tại khách sạn. Nhân viên nhà hàng sẽ phục vụ món ăn theo thực đơn đặt sẵn trong phòng khách.

2.1.5.3. Dịch vụ phụ kèm theo: - Bán hàng lưu niệm - Bán hàng lưu niệm - Fax, photo và email - Hướng dẫn du lịch…

Nhìn chung, hệ thống dịch vụ của khách sạn đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu của khách hàng nhưng sản phẩm của khách sạn chỉ đơn thuần là lưu trú và ăn uống nhằm đáp ứng những nhu cầu chính yếu của du khách. Tuy nhiên các dịch vụ bổ sung vẫn chưa được đầu tư và quan tâm đúng mức.

2.1.6. Kết quả kinh doanh từ năm 2010 đến năm 2012

Nguồn khách của khách sạn

Thực trạng khách đến nhà hàng từ ngày thành lập cho đến nay

Bảng 2.4 Nguồn khách của khách sạn

Chỉ tiêu Đvt Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

I. Tổng số lượt khách Lượt

Doanh nghiệp lữ hành 1.035 1.257 1.214

Công ty tổ chức 687 879 1.138

Khách lẻ 1.456 1.398 1.288

Tổng lượt khách Lượt 3.178 3.534 3.640

Nhìn vào bảng tổng hợp trên có thể thấy rằng tổng lượt khách qua các năm đã có sự thay đổi. Năm 2010 số ngày lưu trú bình quân là 1,69 ngày, năm 2011 đã là 1,92 ngày và năm 2012 là 1,95 ngày. Về cơ cấu khách đã có sự chuyển biến. Đối tượng khách đi theo hình thức du lịch lữ hành và theo công ty tổ chức tăng lên đáng kể: năm 2011 đi theo hình thức du lịch lữ hành đã tăng 222 lượt khách so với năm 2010 (21%), năm 2012 giảm so với năm 2011 56 lượt khách nhưng vẫn tăng 179 lượt khách (16%) so với năm 2010; khách đi theo công ty tổ chức năm 2011 tăng 182 lượt khách(20%) so với năm 2010, năm 2012 tăng so với năm 2011 là 259 lượt khách (20%).

Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2010 đến năm 2012 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.5 Bảng kết quả kinh doanh từ năm 2010-1012

Đvt: nghìn đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Doanh thu 1.017.225 1.250.475 1.278.568 233.250 22.93 28.093 2.25 Chi phí 1.005.216 1.179.508 1.200.705 174.292 17.33 21.197 1.80 Lợi nhuận 12.009 70.967 77.863 58.958 490.91 6.896 9.71 Ba năm không phải là một quãng thời gian dài, song cũng có thể khẳng định được những kết quả Sóng Biển đạt đươc khá tốt. Trong thời gian vừa qua, Công ty đã không ngừng cố gắng củng cố vị trí của mình trên thị trường cũng như trong lòng khách hàng. Sau hơn 3 năm hoạt động hiện nay Công ty là một cái tên không còn lạ với các công ty du lịch phía Bắc và các doanh nghiệp, cơ quan ở các vùng lân cận. Kết quả kinh doanh được biểu diễn qua biểu đồ sau:

0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 2010 2011 2012 Doanh thu Chi phí Lợi nhuận

Biểu đồ 2.1 Kết quả kinh doanh từ năm 2010-2012

Qua bảng phân tích trên doanh thu của công ty năm 2010 đạt 1.017.225 nghìn đồng, năm 2011 đạt 1.250.475 nghìn đồng tăng hơn so với năm 2010 là 22,93%. Năm 2012 doanh thu đạt 1.278.568 nghìn đồng, tăng so với năm 2011 là 2,25%. Khoản chi phí chi ra trong năm 2010 là 1.005.216 nghìn đồng, năm 2011 chi 1.179.508 nghìn đồng, tăng so với năm 2010 là 17,33%, năm 2012 chi phí tăng 1,8% với sô tiền bỏ ra là 1.200.705 nghìn đồng. Sự gia tăng của chi phí tương đương với sự gia tăng của doanh thu.

Lợi nhuận sau thuế của công ty có sự biến động hơn doanh thu và chi phí, năm 2010 lợi nhuận đạt 12.009 nghìn đồng, năm 2011 lợi nhuận đạt 70.967 nghìn đồng tăng 58.958 nghìn đồng tương đương 490,91%, năm 2012 tăng so với năm 2011 là 6.896 nghìn đồng tương đương với 9,71%.

2.2. Các giai đoạn cung ứng dịch vụ khách hàng của khách sạn Sóng Biển

2.2.1. Giai đoạn trước khi khách hàng đến khách sạn

Giai đoạn chăm sóc khách hàng trước khi đến khách sạn là giai đoạn tiếp cận khách hàng của nhân viên kinh doanh. Giai đoạn này đòi hỏi nhân viên kinh doanh chú ý để tạo tiền đề cho viêc khách quyết định nghỉ tại khách sạn Sóng Biển.

Giai đoạn tiếp cận khách hàng đồi hỏi nhân viên kinh doanh phải nắm được thông tin và chăm sóc và thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm khách sạn.

Công tác tiếp cận khách hàng được khách sạn thực hiện qua các bước như sau: + Phân loại khách hàng: Với mỗi thị trường khách hàng công ty sẽ có những chính sách riêng, vì vậy việc phân loại khách hàng phục vụ cho việc tiếp cận khách hàng rõ ràng hơn. Công ty chia ra các thị trường khách như sau

* Các Công ty du lịch và các hàng lữ hành: do khách sạn nằm ở khu vực Bắc Miền Trung vì thế đối tượng các công ty du lịch và các hàng lữ hành chủ yếu nằm ở phía Bắc như: Công ty Du lịch Việt, công ty du lịch Thăng Long, Châu Á, Á Châu, Rồng Việt, Sao Việt,…..

* Khách lẻ: là các công ty liên doanh, các cơ quan, đơn vị, khách vãng lai…Đối tượng khách hàng này rất phong phú và đa dạng, vì vậy khách sạn đã phân chia ra làm hai thị trường nhỏ là khách lẻ địa phương và khách ngoài.

+ Thu thập thông tin khách hàng.

Thông tin của khách hàng chính là nguồn tài sản quan trọng của doanh nghiệp. Thông qua việc thu thập thông tin của khách hàng để doanh nghiệp kịp thời nắm bắt động thái thị trường để doanh nghiệp kịp thời nắm bắt động thái thị trường và phát hiện khách hàng tiềm năng. Khách sạn đã thực hiện các cách thu thập thông tin khách hàng: qua mối quan hệ quen biết, báo chí, mạng internet.

Tiếp cận trực tiếp

Làm việc trực tiếp với khách hàng địa phương: Sóng Biển ý thức được việc tiếp cận khách hàng hiệu quả trước hết là giao tiếp tạo cảm tình với khách hàng. Việc khách hàng đồng ý hẹn gặp nhân viên kinh doanh chứng tỏ họ bắt đầu quan tâm đến sản phẩm dịch vụ của khách sạn. Khi tiếp cận khách hàng nhân viên kinh doanh của khách sạn luôn mặc đồng phục sạch đẹp, đầu tóc gọn gang và luôn mang theo bộ sales kit bao gồm các hình ảnh, bảng giá các dịch vụ của khách sạn và kèm theo danh thiếp của nhân viên kinh doanh. Nhân viên kinh doanh thể hiện phong thái giao thiệp lịch sự, tác phong chững chạc, ngoại hình chỉn chu, thanh lịch để tạo được cảm tình với khách hàng.

Giao tiếp qua điện

Giọng nói qua điện thoại cũng rất quan trong. Vì vậy tất cả các nhân viên của khách sạn đều được hướng dẫn cách gọi điện thoại tiếp cận khách hàng. Giọng nói khi

giao tiếp qua điện thoại phải nhẹ nhàng, thuyết phục, thể hiện sự trân trọng và tạo sự tin tưởng nơi khách hàng. Ngay từ khi mới được tuyển dụng, các nhân viên kinh doanh đều phải luyện tập gọi điện thoại tiếp cận khách hàng. Cử chỉ ảnh hưởng rất nhiều đến giọng nói. Trong khi nói chuyện với khách hàng, tư thế ngồi ngay ngắn, mỉm cười khi nói chuyện sẽ làm cho giọng nói nghe vui vẻ, hấp dẫn, khí thế và đầy sức thuyết phục. Trong quá trình giao tiếp nhân viên giới thiệu, giải đáp cụ thể, kỹ lưỡng và trung thực các thông tin liên quan đến sản phẩm dịch vụ khách sạn cho khách hàng khi họ có nhu cầu. Khách hàng sẽ là người trải nghiệm dịch vụ và xem xét mức độ trung thực trong lời giới thiệu ban đầu của nhân viên. Khi tôn trọng khách hàng, tạo cho họ niềm tin chính là sự chăm sóc họ và là cơ sở để khách hàng quyết định sử dụng sản phẩm dịch vụ của khách sạn.

Trong quá trình đào tạo nhân viên, khách sạn có một kỷ luật sắt là tuyệt đối không nói xấu đối thủ cạnh tranh với khách hàng, cho dù đối thủ đó là ai. Đặc biệt với những khách hàng đã từng sử dụng các dịch vụ của đối thủ cạnh tranh của khách sạn thì việc chê bai đối thủ cạnh tranh gần như đồng nghĩa với sự chỉ trích lựa chọn trước đây của khách hàng. Điều này sẽ thể hiện sự không tôn trọng khách hàng và có thể làm khách hàng không có thiện cảm với khách sạn. Nhân viên Sóng Biển luôn lắng nghe khi khách hàng chia sẻ các trải nghiệm về việc sử dụng dịch vụ tại các khách sạn – đối thủ cạnh tranh của khách sạn để thấy được các ưu điểm và nhược điểm của họ, từ đó rút kinh nghiệm trong khâu phục vụ khách hàng. Liên kết với đối thủ cạnh tranh, biến họ thành đối tác cũngnđược đặt ra trong chính sách kinh doanh của khách sạn. Việc liên kết này sẽ giúp các khách sạn có mối quan hệ thân thiết, hợp tác trên cơ sở hai bên cùng có lợi, các khách sạn có thể hỗ trợ nhau khi đông khác, hết phòng nghỉ, không thể cung cấp dịch vụ cho khách. Vì có mối quan hệ tốt với đối tác nên khách sạn Sóng Biển không gặp nhiều khó khăn trong quá trình đặt phòng giúp khách hàng vào thời kỳ cao điểm. Đây chính là việc chăm sóc khách hàng ngay cả khi chưa sử dụng được dịch vụ của khách sạn. Dù ngay cả khi không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, nhân viên vẫn nhiệt tình giúp đỡ khách hàng.

Khách hàng chưa sử dụng dịch vụ của khách sạn nhưng họ cần các thông tin liên quan tới dịch vụ khách sạn ở địa phương khác, hoặc các nhà hàng, chương trình du lịch có liên quan, nhân viên kinh doanh vẫn có thể tìm kiếm và cung cấp thông tin

giúp khách hàng. Điều này khiến họ ghi nhớ sự nhiệt tình của nhân viên và đồng thời có ấn tượng tốt về khách sạn.

Chất lượng dịch vụ của các khách sạn cùng hạng có thể không khác nhau, nhưng khách hàng có cảm tình với nhân viên đầu tiên họ tiếp xúc, họ sẽ quyết định lựa chọn sử dụng sản phẩm dịch vụ của khách sạn đó. Vì vậy giai đoạn tiếp cận khách hàng của nhân viên kinh doanh rất quan trọng. Nhân viên kinh doanh là bộ mặt của khách sạn Sóng Biển, đại diện cho khách sạn tiếp cận khách hàng ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên. Nhân viên kinh doanh của khách sạn ngay từ khâu đào tạo đã phải nắm bắt điều này và phải thường xuyên trau dồi cách tiếp cận khách hàng làm sao cho thành công nhất.

2.2.2. Giai đoạn khách đang nghỉ tại khách sạn

Trong giai đoạn khách hàng đang nghỉ trong khách sạn, đang sử dụng các dịch vụ của khách sạn, việc tiếp xúc với khách hàng không chỉ dừng lại ở nhân viên kinh doanh và lễ tân mà du khách sẽ gặp gỡ nhân viên buồng phòng, nhân viên nhà hàng, nhân viên bảo vệ.

Nhân viên buồng phòng dọn dẹp phòng sạch sẽ trong quá trình khách nghỉ tại khách sạn và đảm bảo sự trung thực với những tài sản của khách hàng. Nhân viên nhà hàng sẽ phục vụ du khách nhiệt tình và nhanh chóng ăn sáng, ăn trưa và ăn tối trong nhà hàng của khách sạn. Nhân viên bộ phận bảo vệ sẽ nhiệt tình xách hành lý cho khách lên phòng.

Sản phẩm dịch vụ buồng phòng của khách sạn là xâu chuỗi của các khâu phục vụ thuộc các bộ phận. Điều này đòi hỏi sự kết hợp nhịp nhàng ăn ý của các bộ phận.

Trong quá trình khách hàng đang nghỉ tại khách sạn nhân viên ở tất cả các bộ phận ngoài những nhiệm vụ chính về chuyên môn nghiệp vụ của mình còn phối hợp với nhau để phục vụ tối đa tốt nhất những yêu cầu của khách hàng. Thái độ phục vụ khách hàng được ban lãnh đạo công ty quan tâm và nhắc nhở nhân viên thường xuyên.

Nhân viên kinh doanh thường xuyên trao đổi, hỏi thăm và xin ý kiến, đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ của khách sạn. Những ý kiến, phàn nàn của khách hàng được nhân viên ghi lại và cố gắng khắc phục nhanh nhất có thể. Sự chia sẻ, tôn trọng khách hàng khi có sự cố xảy ra sẽ xoa dịu các khách hàng nóng tính hay khó (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tính và giúp họ dễ tha thứ, bỏ qua các lỗi lầm trong quá trình phục vụ và thêm vững tin vào chất lượng phục vụ của khách sạn.

2.2.3. Giai đoạn sau khi khách nghỉ tại khách sạn

Đối với tất cả các khách hàng, trước khi thanh toán và rời khách sạn, lãnh đạo và nhân viên kinh doanh luôn gửi lời cảm ơn và một lần nữa hỏi thăm, xin ý kiến khách hàng sau khi kết thúc kỳ nghỉ. Đây là công việc thể hiện sự quan tâm của khách sạn đến khách hàng và tạo sự gần gũi cũng như ý muốn hợp tác lâu dài.

Những món quà nhỏ kèm theo như là đặc sản là những món quà mang đầy tình cảm mà khách sạn muốn gửi tới khi khách hàng rời khách sạn thay lời tri ân sâu sắc.

2.3. Các chính sách cung ứng dịch vụ khách hàng

2.3.1. Chính sách chung

Nói đến chính sách chăm sóc khách hàng là nói đến sự chăm sóc khách hàng lâu dài và mang tính chiến lược.

Chính sách ngoại giao của khách sạn được áp dụng trong ngày lễ tết dương lịch. Đó là thiệp chúc mừng và lịch tết đến những khách hàng là công ty du lịch, khách hàng lẻ là các cơ quan, đơn vị đã từng sử dụng dịch vụ khách sạn hoặc các khách hàng tiềm năng.

Là món quà nhỏ đối với các khách đang lưu trú trước khi rời khách sạn. Những đặc sản vùng miền: kẹo cu đơ, mắm ruốc, cá khô, mực khô,…

2.3.2. Chính sách đặc biệt

Ngoài những chính sách chung của khách sạn, đối với từng đối tượng khách hàng Ban giám đốc khách sạn sẽ đưa ra các chính sách chăm sóc thích hợp.

Chính sách giá ưu đãi

Công ty du lịch hay hang lữ hành là đơn vị xâu chuỗi các dịch vụ du lịch tạo nên sản phẩm tour du lịch, chương trình du lịch hoàn chỉnh để cung cấp cho du khách. Dịch vụ lưu trú là dịch vụ không thể thiếu trong các chương trình du lịch. Công ty du lịch hay các đại lý, hãng lữ hành có quan hệ mật thiết với các khách sạn cung cấp dịch vụ lưu trú cho du khách.

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ khách hàng tại khách sạn sóng biển thị xã cửa lò (Trang 54)