Hình 6: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter (Micheal Porter, 1985)
2.3.2.1 Áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp
Các nhà cung cấp cho ngành dịch vụ viễn thông di động hiện nay ở Việt Nam còn khá ít, đa phần là công ty lớn do yêu cầu đòi hỏi của ngành viễn thông di động là vốn lớn, công nghệ cao.
Trước tiên phải nói tới công ty Cổ phần viễn thông tin học Bưu điện ( CT- IN) . Hiện nay, công ty CT-IN là đơn vị số 1 tại Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ lắp đặt các hệ thống thiết bị viễn thông như các trạm BTS trong thông tin di động, các thiết bị truyền dẫn quang và viba, thiết bị tổng đài, thiết bị truy nhập, ... Cho đến nay, CT-IN đang chiếm thị phần lớn trong VNPT. Với Dự án mạng di động (ba mạng VINAPHONE và MOBIFONE và SPT), công ty đã lắp đặt 90% mạng di động VINAPHONE và 50% mạng di động MOBIFONE (bao gồm BTS, BSC, MSC và truyền dẫn). Mức độ cạnh tranh của ngân hàng Các yếu tố cung ứng Các sản phẩm thay thế Các yếu tố xâm nhập Sự lựa chọn của người mua
Tiếp theo là Công ty CP Công nghệ viễn thông PTZ. Được thành lập với sự tham gia của các doanh nghiệp uy tín bao gồm: Công ty CP Đầu tư & Xây dựng Bưu điện (Tập đoàn VNPT), Công ty CP Tài chính Bưu điện (Tập đoàn VNPT) và Tập đoàn ZTE ( Trung Quốc), hơn một năm qua, PTZ đã xây dựng được hình ảnh ấn tượng trên thị trường.
Ngoài ra còn có thể kể tới các công ty cổ phần Điện nhẹ viễn thông, tập đoàn Huawei Technologies Co Ltd, công ty VMS, VDC, …
Với số lượng nhà cung cấp ít và quy mô nhà cung cấp lớn, có thể thấy các nhà cung cấp có áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán đối với ngành ,doanh nghiệp viễn thông di động là khá lớn, gây ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành. Sản phẩm của các nhà cung cấp là các trạm thu phát tín hiêu BTS. Đây là sản phẩm đòi hỏi công nghệ cao và đầu tư lớn, thời gian sủ dụng lâu dài. Vì vậy, khả năng thay thế sản phẩm của nhà cung cấplà thấp và chi phí chuyển đổi nhà cung cấp là khá cao. Trong thời đại hiện tại thông tin luôn là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của thương mại, thông tin về nhà cung cấp có ảnh hưởng lớn tới việc lựa chọn nhà cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp. Việc tìm kiếm thông tin về các nhà cung cấp của các doanh nghiệp tuy rất dễ dàng nhưng xét về khả năng thay thế và chi phí chuyển đổi nhà cung cấp, có thể thấy quyền lực đàm phán của doanh nghiệp trong lĩnh vực này là không cao, có rất ít doanh nghiệp muốn chuyển đổi nhà cung cấp của mình.
2.3.2.2 Áp lực cạnh tranh từ khách hàng
Hiện nay, kinh tế nước ta đang vào giai đoạn phát triển cao, đời sống của người dân có nhiều cải thiện đáng kể, vì thế nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông rất cao, phục vụ cho các công việc như liên lạc, giải trí…do đó nhu cầu sử dụng các dịch vụ viễn thông di động là khá cao.Khách hàng được phân làm 2 nhóm: Khách hàng lẻ, Nhà phân phối.Tuy nhiên do đặc thù của thị trường viễn thông(hệ thống phân phối không phải là độc quyền) nên áp lực chủ yếu vẫn đến từ khách hàng lẻ-những người trực tiếp sử dụng dịch vụ mà nhà mạng cung cấp. Với hầu hết khách hàng , đòi hỏi của họ là khá cao, họ cần những dịch vụ tốt nhất nhưng với một giá rẻ. Chính vì vậy áp lực với nhà cung cấp là khá lớn.
Về Quy mô và chi phí chuyển đổi:số lượng các nhà cung cấp đã lên con số 8(vinaphone, mobifone, viettel, beeline, vietnammobile, Sfone, EVN, Đông
dương mobile) nên khách hàng có nhiều lựa chọn nhà cung ứng,trong khi đó chi phí chuyển đổi nhà cung cấp là rất nhỏ( gần như bằng 0) nên quyền lực đàm phán nghiêng về bên khách hàng.
Tầm quan trọng của khách hàng : số lượng khách hàng đóng vai trò quan trọng nhất đối với sự phát triển của nhà mạng.Với đặc trưng là chi phí sản xuất giảm dần theo quy mô( số lượng khách hàng) nên số lượng khách hàng la yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu cua nhà mạng.trong khi đó miếng bánh thị phần ngày càng thu hẹp- khách hàng đóng vai trò quan trọng.
2.3.2.3 Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là sản phẩm khác có thể thỏa mãn cùng nhu cầu của người tiêu dung. Sản phẩm thay thế đe dọa về việc thay đổi tương quan giá cả chất lượng.
Trong ngành viễn thông di động, hiện tại có những sản phẩm thay thế sau:
Thư từ, điện báo: Đây là lọai hình cổ nhất, lâu đời nhất của truyền tin. Mặc dù không tiện lợi như sử dụng điện thoại nhưng nó có một lợi thế là rẻ, cùng với đó nó đáp ứng một số nhu cầu đặc biệt của khách hàng.
Điện thoại cố định: điện thoại cố định là công cụ liên lạc hữu ích với vùng sâu, vùng xa thôn bản heỏ lánh. Với lợi thế, ít khi bị mất liên lạc như di động với giá cước phù hợp đây là một sản phẩm có áp lực với ngành viễn thông di động, đặc biệt là sự phát triển của điện thoại cố định không dây. Số thuê bao điện thoại cố định ở nước ta là khá cao, chiếm 85% tổng số thuê bao điện thoại.
Mạng Internet: Sự phát triển ngày càng không ngừng của mạng Internet, con người có thể trò chuyện hay nói chuyện trực tiếp với nhau trên máy tính. Có thể đây là sản phẩm có áp lực lớn nhất với ngành. Toàn quốc có gần 6 triệu thuê bao Internet quy đổi với gần 19,5 triệu người sử dụng Internet, đạt tỷ lệ 23% dân số sử dụng Internet.Đây là một số lượng lớn, và con số này ngày càng gia tăng theo từng năm.
2.3.2.4 Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn
Thị trường viễn thông di động Việt Nam hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp nhưng quyền lực chi phối thị trường vẫn nằm trong tay 3 nhà cung cấp Vinaphone, Mobifone, Viettel. Nhu cầu sử dụng dịch vụ của Việt Nam tăng khỏan 5-10%/năm doanh thu, lợi nhuận của các nhà cung cấp cũng tăng tương đương.,
cùng với cơ chế mở cửa của chính phủ nên có rất nhiều nhà cung cấp mạng muốn tham gia vào ngành. Hiện tại có rất nhiều nhà mạng quốc tế đang muốn nhảy vào thị trường viễn thông di động Việt Nam, điều này đe dọa các nhà mạng trong nước. Họ cần phải mang lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng mới có thể cạnh tranh với những đối thủ của nuớc ngoài.
2.3.2.5 Áp lực cạnh tranh nội bộ
Thị trường viễn thông di động tại Việt Nam hiện nay đang cạnh tranh rất khốc liệt, các nhà mạng liên tục đưa ra những chiêu khuyến mại đặc biệt để lôi kéo khách hàng, gây áp lực tới những nhà mạng khác. Đó là áp lực đến từ chính 8 nhà mạng hiện đang hoạt động.
Đây có thể nói là 1 ngành mũi nhọn trong sự phát triển của nền kt VN,đóng góp 8-10% GDP ,tốc độ tăng trưởng hàng năm luôn ở mức cao 50- 70%,tỷ lệ lợi nhuân lớn nên các nhà mạng cạnh tranh gay gắt với nhau nhằm tăng thị phần đè bẹp đối thủ.
Cấu trúc ngành tập trung chủ yếu ở 2 nhà mạng là VNPT và VIETTEL
áp lực tập trung ở 2 nhà mạng này(VNPT chiếm 50% Viet chiếm 40%). 2 nhà mạng này thuộc về quản lý của nhà nước, được nhà nước bảo hộ, nên tiếng nói của 2 nhà mạng này là khá lớn, gây áp lực tới các nhà mạng còn lại.