2.4.1.1. Thị phần của Vinaphone
Kết quả hoạt động trong các năm của Công ty Vinaphone và Trung tâm Vinaphone 1 Bảng 1: Tình hình phát triển thuê bao của VNP và VNP1
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 VNP 8.564.750 14.635.200 16.247.620 22.429.500 27.346.592 Tổng thuê bao VNP1 3.386.210 6.054.730 7.245.240 10.054.000 12.728.207 Tỷ lệ thuê bao (%) VNP1/ VNP 39.54% 41.37% 44.59% 44.82% 46.54% VNP - 428.237 6.070.450 1.612.420 6.181.880 4.917.092 Thuê bao phát triển
VNP1 - 186.241 2.668.520 1.190.510 2.808.760 2.674.207
VNP - 5% 70.88% 11.02% 38.05% 21.92%
Tốc độ phát triển
thuê bao VNP1 - 5.5% 78.81% 19.66% 38.77% 26.60%
0 5000000 10000000 15000000 20000000 25000000 30000000 2008 2009 2010 2011 2012 VNP VNP1
Hình 7: Biểu đồ So sánh số thuê bao lũy kế giữa khu vực 1 và cả nước Doanh thu và tốc độ phát triển đạt được qua các năm của VNP và VNP1 được thể hiện như sau :
Bảng 2: Tốc độ phát triển của VNP và VNP1 qua các năm
(Đơn vị tính tỷ đồng) Năm 2008 2009 2010 2011 2012 VNP 12.242.402 20.100.282 23.482.265 25.856.835 28.992.420 VNP1 4.896.960 8.241.116 10.117.019 11.790.455 12.952.898 Tốc độ phát triển của VNP(%) -5.4 64.19 16.83 10.11 12.13 Tốc độ phát triển của VNP1(%) - 6.24 68.29 22.76 16.54 9.86
Nguồn: Báo cáo kết quả hàng năm của công ty Vinaphone
Bảng 3: Thị phần mạng ba mạng Vinaphone, Mobifone và Viettel trên cả nước và tại khu vực 1 qua các năm.
Năm 2008 2009 2010 2011 2012
Thị trường ba mạng trên cả nước
Vinaphone 26.7% 26,86% 26,04% 27,49% 28,0%
Mobifone 31,74% 31,62% 31,53% 32,4% 32,06%
Viettel 41,56% 41,52% 42,43% 40,11% 39,94%
Thị trường ba mạng tại khu vực 1
Vinaphone 30,35% 30,32% 29,07% 31,25% 32,08%
Mobifone 10,67% 10,65% 11,13% 10,09% 11,06%
Viettel 58,98% 59,63% 59,8% 57,86% 56,86%
Hình 8:Biểu đồ thị phần của ba nhà mạng trên cả nước tính đến 31/12/2012
Vinaphone Mobifone Viettel
Hình 9: Biểu đồ thị phần của ba nhà mạng tại khu vực 1 tính đến 31/12/2012 Nhận xét: Tăng trưởng và phát triển của Vinaphone diễn ra qua các giai đoạn như sau:
* Giai đoạn 2006 – 2008:
Đây là giai đoạn khó khăn nhất của Vinaphone từ trước đến nay cả thuê bao và doanh thu đều giảm. tất cả các bước tiến của VNP đều bị hạn chế, các lộ trình giảm giá, đầu tư cơ sở hạ tầng đều bị ngừng trệ, khách hàng rời mạng ngày càng nhiều do giá cước cao hơn các mạng khác, vùng phủ sóng không rộng bằng mạng khác, không có khuyến mại nạp thẻ để kích cầu như mạng khác…
* Giai đoạn 2008 đến 2010:
Đây là giai đoạn phát triển vượt bậc của VNP, các lộ trình giảm giá, đầu tư cơ sở hạ tầng đã được chính phủ ủng hộ .VNP đã giảm 21% giá cước và thực hiện có hiệu quả các chiến dịch nhằm phát triển thị trường tăng thuê bao cũng như doanh thu như chiến dịch “ 50 ngày đêm” chiến dịch phát triển thuê bao trả sau “ Hỗ trợ đối tượng là giáo viên” gọi nội mạng VNP và VNPT với giá cước cực kỳ ưu đãi chỉ với 74 nghìn đồng/tháng gọi thoải mái nội mạng VNP và cố định
Vinaphone Mobifone Viettel
VNPT trong vòng một năm. Trong vòng một tháng số lượng thuê bao trả sau phát triển bằng 5 năm trước cộng lại, ngoài ra VNP còn tung ra các gói cước nhằm hỗ trợ đối tượng là Học sinh - Sinh viên với mức cước ưu đãi. Trong thời gian này VNP được Bộ TT&TT cấp giấy phép hoạt động mạng 3G. Là nhà mạng tiên phong trong lĩnh vực 3G VNP đã đầu tư và lắp đặt 8.000 trạm phát sóng 3G (Note B)và lắp đặt thêm 2.500 trạm phát sóng 2G. Do đó từ cuối năm 2008 đến cuối năm 2010 VNP đã phát triển được hơn bảy triệu thuê bao và doanh thu đạt gần 23,5 nghìn tỷ đồng tăng hơn 11 nghìn tỷ đồng so với năm 2008.
* Giai đoạn đầu năm 2011 đến cuối năn 2012:
Đây là giai đoạn cạnh tranh khốc liệt, thị trường gần như bão hòa.VNP nhằm vào khách hàng có thu nhập thấp và khách hàng nông thôn. VNP đầu tư thêm 2.300 trạm phát sóng 3G và 2.000 trạm phát sóng 2G vào vùng sâu vùng xa. Bên cạnh đó VNP đã ra đời gói cước MyZone đặc biệt là gói cước Uzone giá cước cực rẻ chỉ với 690đ/phút gọi nội mạng như ngoại mạng. Trong giai đoạn này VNP tập trung phát triển các dịch vụ gia tăng và được bình chọn “Mạng di động có dịch vụ phi thoại tốt nhất” và nó đã mang lại 21% trên tổng doanh thu của VNP. Từ 2011 đến 2012 VNP phát triển gần 5 triệu thuê bao đạt doanh thu năm 2012 gần 29 nghìn tỷ đồng thị phần tăng 1.96% so với năm 2010.
2.4.1.2. Tình hình kỹ thuật và mạng lưới
Một trong những nỗ lực lớn nhằm đẩy mạnh tốc độ phát triển thuê bao những năm qua của Vinaphone là mở rộng vùng phủ sóng, tạo điều kiện kết nối liên lạc thuận lợi cho người sử dụng. Đến nay Vinaphone có 19.000 trạm BTS và (8000 note B) trên cả nước, tình trạng nghẽn mạng đã được khắc phục tuy nhiên con số này chưa bằng một nữa của Viettel do đó việc phủ kín sóng tại các nơi xa xôi hẻo lánh, hải đảo chưa đạt được 100%, cho nên chưa đáp ứng được hết nhu cầu của đồng bào dân tộc.
2.4.1.3. Hệ thống kênh phân phối
Điểm hạn chế của hệ thống phân phối này là các VNPT Tỉnh, TP là đại lý phân phối duy nhất trên địa bàn chịu trách nhiệm trực tiếp với khách hàng từ bán hàng, phát triển thuê bao, hòa mạng, thu cước, bán sim, thẻ , phân phối cho các hệ
thống bán buôn bán lẻ trên địa bàn, quảng cáo, khuyến mại nội bộ ( được sự cho phép của Vinaphone), quản lý khách hàng, chăm sóc khách hàng… Trong khi Vinaphone là chủ dịch vụ thì chỉ quan hệ với khách hàng qua tổng đài giải đáp 18001091 và 9191. Việc kinh doanh này không thể hiện rõ đơn vị chủ quản của mạng Vinaphone. Ảnh hưởng đến việc phát triển thị trường của VNP.
2.4.1.4 Về giá cả
Sản phẩm của Vinaphone là cung cấp các dịch vụ thong tin di động cho khách hàng, cho nên giá cả của các dịch vụ chính là phí hòa mạng, cước thuê bao, cước thông tin, cước các dịch vụ giá trị gia tăng … Hiện nay toàn bộ các mức giá về điện thoại di động là do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại di động không được quy định các mức giá cước này.
2.4.1.5 Về quảng cáo, khuyến mãi
Công ty Vinaphone đã và đang đa dạng các loại hình quảng cáo:
Quảng cáo trên các phương tiện thong tin đại chúng đài phát thanh, truyền hình, quảng cáo trên các quà lưu niệm, tờ rơi, đặt các biển quảng cáo lớn tại trung tâm thành phố, các trục lộ giao thông chính, sân bay, cảng biển, các giải thi đấu thể thao, văn nghệ, các Trung tâm Viễn thông , các khu đông dân cư, các điểm bán sim thẻ, trên các website, báo điện tử…chính vì vậy mà thương hiệu Vinaphone đã đi sâu vào tiềm thức của người tiêu dùng.
Công ty đã tổ chức liên tục các đợt khuyến mại trong tháng, nhân dịp các ngày lễ lớn của dân tộc, ngày thành lập Ngành, thành lập Công ty… các hình thức khuyến mại như khuyến mại khi nạp thẻ, khuyến mại cước hào mạng, khuyến mại gói cước, khuến mại khi mua sản phẩm… Những đợt khuyến mại đạt hiệu quả cao, trong thời gian khuyến mại số lượng thẻ nạp và thuê bao phát triển nhiều hơn so với những ngày không khuyến mại.
Chương trình chăm sóc khách hàng như chương trình Careplus, chương trình tri ân khách hàng hàng năm, chương trình chúc mừng sinh nhật khách hàng, chương trình chúc mừng năm mới… Hàng năm Vinaphone chi cho chương trình quảng cáo và chăm sóc khách hàng là 4% trên tổng doanh thu và 3% của 20% trên tổng doanh thu chi cho Viễn thông.