Thông qua bản câu hỏi tại Phụ lục số 02, tác giả đã tham khảo ý kiến của 10 chuyên gia trong lĩnh vực thông tin đi động trên địa bàn khu vực 1, bao gồm:
- Giám đốc Công ty Vinaphone Ông Lâm Hoàng Vinh,
- Phó Giám đốc phụ trách Kinh Doanh Công ty Vinaphone Ông Hồ Đức Thắng, - Giám đốc Trung tâm Vinaphone 1 Ông Đỗ Thanh Minh,
- Phó Giám đốc phụ trách Kinh Doanh Trung tâm Vinaphone 1 Ông Trần Đình Tấn, - Trưởng Phòng Kinh Doanh Công ty Vinaphone Ông Phạm Ngọc Tú
- Trưởng Phòng Kinh Doanh Trung tâm Vinaphone 1 Ông Bùi Quốc Tiến, - Giám Đốc Chi nhánh Mobifone Nghệ an Ông Trần Văn Đỗ
- Phó giám Đốc Chi nhánh Mobifone Nghệ an Bà Hồ Thị Chiến - Giám Đốc Chi nhánh Viettel Nghệ an Ông Trương Đình Huân - Phó Giám Đốc Chi nhánh Viettel Nghệ an Ông Đinh Tiến Hạnh
Bảng 6: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến năng lực cạnh tranh của Dịch vụ thông tin di động MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG STT YẾU TỐ 1 2 3 4 5 Tổng cộng Trung bình 1 Thị phần 0 2 3 1 4 10 3.70 2 Sự đa dạnh của sản phầm 0 2 2 2 4 10 3.80
3 Kênh phân phối 0 0 1 4 5 10 4.40
4 Hoạt động Markting 0 0 2 3 5 10 4.30
5 Tiềm lực tài chính 0 0 1 3 6 10 4.50
6 Trình độ công nghệ 0 1 1 2 6 10 4.30
7 Mô hình tổ chức 0 1 2 3 4 10 4.00
8 Chất lược nguồn nhân lực 0 0 1 3 6 10 4.50
9 Hình ảnh, thương hiệu 0 0 2 2 6 10 4.40
10 Khả năng cạnh tranh về giá 0 0 2 3 5 10 4.30
Ghi chú: Mức độ ảnh hưởng tăng dần từ 1 tới 5
Thông qua kết quả trên ta thấy được, điều quan trọng nhất trong các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của một Công ty Viễn thông chính là yếu tố về “Hình ảnh và thương hiệu” với điểm số trung bình là 4,40, tiếp sau đó là “Khả năng cạnh tranh về giá cả dịch vụ”, với điểm trung bình là 4,35.
Theo các chuyên gia, yếu tố ít ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh nhất chính là
“Sự đa dạng của dịch vụ”, điều này là hoàn toàn hợp lý với đặc tính kinh doanh của Viễn thông vì các sản phẩm dịch vụ gần như mang tính đồng nhất với nhau giữa các nhà mạng.
Bảng 7: Đánh giá chất lượng các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Dịch vụ thông tin di động
VNPT
Vinaphone Mobifone Viettel CÁC YẾU TỐ
1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4
1.Thị phần - 3 7 - - 4 5 1 - - 3 7
2.Sự đa dạng của sản phầm - 1 3 6 - 1 3 6 - 2 6 2
3.Kênh phân phối - 1 6 3 1 1 5 2 - 1 3 6
4.Hoạt động Markting 1 4 3 2 1 3 4 2 1 1 5 3 5.Tiềm lực tài chính - - 3 7 - 1 2 7 - - 3 7 6.Trình độ công nghệ - - 2 8 - 2 6 2 - 1 6 3
7.Mô hình tổ chức - 6 3 1 - 2 2 6 - 2 6 2
8.Chất lượng nguồn nhân lực - 3 4 3 - 1 3 6 1 1 6 2 9.Hình ảnh, thương hiệu - - 3 7 - - 2 8 - - 2 8 10.Khả năng cạnh tranh về giá - 1 3 6 - 1 3 6 - 1 6 3
Ghi chú: Các mức đánh giá như sau: 1 – Yếu; 2 – Trung Bình; 3 – Khá; 4 – Tốt
Bảng 8: Ma trận hình ảnh cạnh tranh các mạng thông tin di động trên địa bàn VNPT
Vinaphone Mobifone Viettel CÁC YẾU TỐ Mức độ quan trọng Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng 1.Thị phần 0.088 3 0.264 3 0.264 4 0.352 2.Sự đa dạng của sản phảm 0.09 4 0.360 4 0.360 3 0.270
3.Kênh phân phối 0.104 3 0.312 3 0.312 4 0.416
4.Hoạt động Marketing 0.102 2 0.204 3 0.306 3 0.306 5.Tiềm lực tài chính 0.107 4 0.428 4 0.428 4 0.428 6.Trình độ công nghệ 0.102 4 0.408 3 0.306 3 0.306
7.Mô hình tổ chức 0.095 2 0.19 4 0.38 3 0.285
8.Chất lượng nguồn nhân lực 0.107 3 0.321 4 0.428 3 0.321 9.Hình ảnh, thương hiệu 0.104 3 0.312 4 0.416 4 0.416 10.Khả năng cạnh tranh về giá 0.102 3 0.306 4 0.408 3 0.306 Tổng điểm đạt được 1 3.105 3.608 3.406
Từ ma trận hình ảnh cạnh tranh ở trên, ta thấy được Vinaphone có tổng số điểm quan trọng kém nhất. Tuy thị phần không nằm trong nhóm dẫn đầu nhưng với lợi thế về dịch vụ tốt, sở hữu công nghệ tiên tiến nổi bật là chất lượng về dịch vụ 3G đạt tốc độ 21Mbps/s dịch vụ 3G, cùng với việc Roaming sóng không mất phí với Mobifone đã làm tăng năng lực cạnh tranh của Vinaphone so với các công ty viễn thông khác trên địa bàn. Riêng Viettel đã có lợi thế tuyệt đối về thị phần nhưng mặt hạn chế chính là tài khoản của khách hàng bị trừ không rõ ràng và giá cước cao hơn so với các nhà mạng khác.
Trong giai đoạn 2008-2012, Vinaphone đã đầu tư đáng kể các trạm BTS ở các khu vực nông thôn và phối hợp với VNPT TT tổ chức các chương trình tri ân khách hàng, quảng bá thương hiệu và và đưa gói cước Uzone với giá ưu đãi chỉ với 690 đồng/ phút gọi nội mạng và ngoại mạng đã cải thiện đáng kể về thị phần ở nông thôn, điều này cho thấy Vinaphone 1 đang có lợi thế trên thị trường trong cạnh tranh. Đây chính là điểm mạnh cần phát huy thêm để không những giữ vững thị phần đạt được mà còn hướng tới ngang bằng thị phần với Viettel.
So sánh với Viettel:
Trong giai đoạn 2008 – 2012, Vinaphone khu vực 1 hiện đang có lợi thế so với Viettel về thị phần khối công chức, doanh nghiệp , trình độ công nghệ và giá cả cạnh tranh, là điều kiện thuận lợi để ngày càng phát triển mạnh hơn nữa so với Viettel. Tuy nhiên, Vinaphone khu vực 1 cần có một nghiên cứu và đánh giá cụ thể về chính sách với Viettel về những yếu tố cụ thể như: bám vào khách hàng là nông dân, Học sinh, Sinh Viên . . . để có những chính sách cụ thể trong dài hạn, khi Vinaphone khu vực 1 đang định hướng tăng thị phần khách hàng là những Học sinh, Sinh Viên đây là nguồn lực chính trong tương lai.
So với Viettel, mặt hạn chế còn tồn tại của Vinaphone khu vực 1 chính là sự linh động trong các sản phẩm cung cấp tới khách hàng và hoạt động Marketing. Với cơ chế độc lập và linh động trong quản lý, Viettel luôn có chính sách linh hoạt thu hút khách hàng kịp thời theo biến động của thị trường như: các chương trình khuyến mãi, các dịch vụ gia tăng phù hợp với từng đối tượng khách hàng. . . Hoạt động Marketing luôn được Viettel đầu tư hợp lý mang tính chuyên nghiệp cao: từ khâu tiệp thị sản phẩm, nghiên cứu thị trường, xây dựng hình ảnh, cơ sở vật chất tại các điểm giao dịch . . . điều này đã tạo ra những lợi thế lớn Viettel địa bàn.
Đánh giá chung:
Điểm nổi bật nhất, tạo nên lợi thế của Vinaphone so với Viettel trên địa bàn chính là “Trình độ công nghệ” , “Giá cả cạnh tranh”
Với trình độ công nghệ bậc nhất thế giới cùng với giá cả cạnh tranh Vinaphone đã tiên phong mang đến tiện ích cho khách hàng . Đây chính lợi thế trong cạnh tranh mang tính lâu dài.
Thương hiệu Vinaphone đã được những thành tựu lớn và điều quan trọng là tính dễ nhận biết, hầu hết khách hàng đều biết đến thương hiệu Vinaphone.
Những kết quả được trong năm 2012 chính là kết quả sự cố gắng và vươn lên không ngừng của Vinaphone, kết hợp với nhưng ưu thế đang có chính là nền tảng để Vinaphone khu vực 1 đề ra những giải pháp cụ thể để vừa phát huy hết năng lực cạnh tranh và hạn chế những tồn tại đang có.
.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Con đường đúng đắn nhất để tăng khả năng cạnh tranh của Vinaphone là cần nghiên cứu , tổ chức thật tốt hoạt động CSKH, đưa ra nhiều dịch vụ mới và nâng cao chất lượng dịch vụ, thay đổi cung cách phục vụ nhằm đáp ứng tốt hơn nưa nhu cầu khách hàng.
Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh dịch vụ sẽ tiếp tục có nhiều biến động trong thời gian sắp tới. Các đối thủ cạnh tranh sẽ có những biện pháp đối phó với sự đổi mới củaVinaphone. Nhiều đối thủ cạnh tranh sẽ thâm nhập thị trường, lúc đó thị trường sẽ không còn là miếng bánh lớn của Vinaphone hay của riêng bất cứ ai, Bây giờ cạnh tranh chủ yếu trên phương diện năng suất lao động , chất lượng cung cấp dịch vụ, chất lượng chăm sóc khách hàng. Do đó, Vinaphone 1 cũng cần xây dượng chiến lược kinh doanh lâu dài cho mình, đầu tư thích đáng vào hoạt động chăm sóc khách hàng , đổi mới phong cách tổ chức cho linh hoạt hơn bởi đây chính là nhân tố quyết định sự thành bại của Trung tâm trong tương lai.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG VINAPHONE TẠI ĐỊA BÀN KHU VỰC I CỦA CÔNG TY DịCH VỤ VIỄN THÔNG 3.1 CHỦ TRƯƠNG PHÁT TRIỂN MẠNG VINAPHONE VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA VNPT
3.1.1 Chủ trương phát triển mạng Vinaphone
"Chiến lược Cất cánh" giai đoạn 2011 - 2020 bám sát hai phương châm, đó là: - Lấy phát triển nguồn nhân lực Công nghệ thông tin và Truyền thông có trình độ và chất lượng cao làm khâu đột phá;
- Lấy việc nhanh chóng làm chủ thị trường trong nước để từng bước vững chắc mở rộng sang thị trường khu vực và toàn cầu làm khâu quyết định.
Cùng với hai phương châm nêu trên, ba quan điểm cơ bản cần quán triệt, nhấn mạnh khi xây dựng và triển khai "Chiến lược Cất cánh" là:
- Chuyển mạnh từ phát triển chiều rộng sang chiều sâu; từ số lượng sang chất lượng; tăng cường hiệu quả, năng suất.
- Tận dụng hiệu quả ngoại lực để tăng cường nội lực. Nội lực phải trở thành nòng cốt và chủ yếu, ngoại lực giữ vai trò quan trọng.
- Phát huy tính chủ động và sáng tạo trong mọi hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao năng lực cạnh tranh toàn ngành.
3.1.1.1. Các mục tiêu định hướng cơ bản của chiến lược đến năm 2020
Đến năm 2020 Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam trở thành một ngành quan trọng đóng góp tích cực vào tăng trưởng GDP với tỷ lệ ngày càng tăng. Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong các nước ASEAN góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế tri thức và xã hội thông tin. Hạ tầng Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin đạt các chỉ tiêu về mức độ sử dụng dịch vụ tương đương với mức bình quân của các nước công nghiệp phát triển, đa dạng các loại hình dịch vụ, bắt kịp xu thế hội tụ công nghệ
và dịch vụ Viễn thông - Công nghệ thông tin - Truyền thông, hình thành hệ thống mạng tích hợp theo công nghệ thế hệ mới, băng thông rộng, dung lượng lớn, mọi nơi, mọi lúc với mọi thiết bị truy cập, đáp ứng nhu cầu ứng dụng Công nghệ thông tin và Truyền thông, rút ngắn khoảng cách số, bảo đảm tốt an ninh, quốc phòng. Ứng dụng Công nghệ thông tin và Truyền thông và Internet sâu rộng trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quản lý tạo nên sức mạnh và động lực để chuyển dịch cơ cấu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu suất lao động, tăng cường năng lực cạnh tranh, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ; góp phần xây dựng nhà nước minh bạch, hiệu lực, hiệu quả, dân chủ và phục vụ người dân ngày càng tốt hơn. Khai thác có hiệu quả thông tin và tri thức trong tất cả các ngành. Xây dựng và phát triển Việt Nam điện tử với công dân điện tử, chính phủ điện tử và doanh nghiệp điện tử, giao dịch và thương mại điện tử đạt trình độ nhóm các nước dẫn đầu khu vực ASEAN.
Công nghiệp, Công nghệ thông tin và Truyền thông trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và khâu quan trọng trong dây chuyền gia công, sản xuất và cung cấp toàn cầu, đảm bảo tăng trưởng tốc độ cao, công nghệ hiện đại, sản xuất nhiều sản phẩm Việt Nam ngày càng có hàm lượng sáng tạo cao. Một số sản phẩm công nghiệp quan trọng trong lĩnh vực điện tử, phần cứng, phần mềm đạt trình độ nhóm nước phát triển trên thế giới. Phát triển mạnh công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung, coi trọng sở hữu trí tuệ và bản quyền tác giả.
Nguồn nhân lực Công nghệ thông tin và Truyền thông đạt trình độ nhóm các nước dẫn đầu khu vực ASEAN về số lượng, trình độ và chất lượng đáp ứng các yêu cầu quản lý, sản xuất, dịch vụ và ứng dụng trong nước và xuất khẩu quốc tế. Phổ cập, xóa mù tin học, nâng cao trình độ, kỹ năng ứng dụng Công nghệ thông tin và Truyền thông cho người dân, đặc biệt thanh thiếu niên.
3.1.1.2. Các giải pháp tạo tiền đề cho việc thực hiện chiến lược
a) Nâng cao nhận thức về vai trò của Công nghệ thông tin và Truyền thông:
Nâng cao nhận thức về xã hội thông tin, kinh tế tri thức và vai trò của Công nghệ thông tin và Truyền thông trong toàn xã hội thông qua mọi hình thức tuyên truyền, phổ biến, đặc biệt chú ý tận dụng các phương tiện thông tin đại chúng. Lãnh đạo các cấp cần thực sự nhận thức được Công nghệ thông tin và Truyền
thông là lĩnh vực quan trọng và ưu tiên của quốc gia; quan tâm tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ mạnh mẽ cho ứng dụng và phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông; gương mẫu, đi đầu trong việc ứng dụng Công nghệ thông tin và Truyền thông.
b) Hoàn thiện cơ chế, chính sách, luật pháp
Rà soát và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách nhằm tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ ứng dụng và phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông đáp ứng các yêu cầu về hội nhập toàn diện kinh tế quốc tế, bảo đảm chủ quyền, an ninh quốc gia; tăng cường và phát huy nội lực, thúc đẩy hợp tác và cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp; tạo điều kiện để mọi thành phần kinh tế có cơ hội bình đẳng tham gia thị trường; hoàn thiện các thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực Công nghệ thông tin và Truyền thông và bắt kịp xu hướng hội tụ công nghệ và dịch vụ Viễn thông - Công nghệ thông tin - Truyền thông.
c) Thực hiện tốt các chiến lược và quy hoạch
Xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch ngành nhằm sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nguồn vốn đầu tư, nguồn tài nguyên và các nguồn lực quốc gia khác bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, giữ vững chủ quyền quốc gia. Từng lĩnh vực cụ thể cần xây dựng chiến lược và quy hoạch bảo đảm phát huy cao độ tính độc lập, tự chủ và sáng tạo.
d) Tăng cường tổ chức bộ máy quản lý của nhà nước; Đổi mới mô hình doanh nghiệp;
Tăng cường bộ máy quản lý nhà nước về Công nghệ thông tin và Truyền thông theo mô hình quản lý đa ngành, đa lĩnh vực phù hợp với xu thế hội tụ công nghệ và dịch vụ Viễn thông - Công nghệ thông tin - Truyền thông. Tổ chức hợp lý bộ máy quản lý nhà nước trên cơ sở phân biệt rõ các tổ chức có chức năng xây dựng chính sách, luật pháp với các tổ chức có chức năng thực thi pháp luật; đảm bảo hình thành hệ thống quản lý nhà nước mạnh theo nguyên tắc "Năng lực quản lý