- VNPT cũng đề nghị với Bộ Thông tin và Truyền thông cho phép thực hiện cước thông tin ( cước thoại và phi thoại), cước thuê bao với cước đấu nối thoại di động của VNPT theo hình thức khung cước như các nhà cung cấp dịch vụ khác trên thị trường chứ không bị gò bó bởi doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế. - Bộ TT&TT nên tạo hành lang pháp lý an toàn, bình đẳng như nhau cho các doanh nghiệp. Từ đó có những cơ chế hợp lý để đảm bảo xu hướng phát triển lành mạnh và an toàn. Còn việc kinh doanh nên để chính các doanh nghiệp tự quyết định vận mệnh của mình. Ai không làm hài lòng khách hàng sẽ bị loại bỏ khỏi thị trường.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Xuất phát từ thực tiền năng lực cạnh tranh của Vinaphone 1 và những thay đổi trong môi trường kinh doanh của ngành Viễn thông. Chương 3 tập trung đề ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Vinaphone 1. Các giải pháp này một mặt góp phần đẩy mạnh và hoàn thiện các nguồn nhân lực của Vinaphone 1, mặt khác tăng cường công tác chăm sóc khách hàng nhằm tạo ra năng lực cạnh tranh cao nhất cho Vinaphone 1 trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Bên cạnh đó, cũng đề ra một số kiến nghị với các cơ quan chức năng nhằm tạo ra môi trường thông thoáng cho hoạt động của Vinaphone nói riêng và các Công ty Viễn thông nói chung.
KẾT LUẬN
Sự hội nhập và cạnh tranh nhanh chóng thúc đẩy kinh tế đất nước sang giai đoạn phát triển mới, đặt ra cho mỗi doanh nghiệp những cơ hội phát triển, nhưng cũng là những thách thức.
Các ứng dụng về công nghệ viễn thông đang trở nên gần gũi với người dân Việt Nam thể hiện qua tốc độ phát triển ngoài mức dự đoán, tiêu biểu là lĩnh vực thông tin di động. Thị trường dịch vụ thông tin di động là thị trường có mức lợi nhuận cao, vì vậy một khi chính sách khuyến khích cạnh tranh bắt đầu có hiệu lực thì mảnh đất màu mỡ này sẽ thu hút sự chú ý của các nhà mạng khổng lồ nước ngoài. Chiến lược cạnh tranh bằng chất lượng của mạng di động Vinaphone trong thời gian tới sẽ tập trung vào những hướng sau:
- Khắc phục các tồn tại về tổ chức mạng kỹ thuật. - Tận dụng tối đa lợi thế so sánh về tổ chức kinh doanh. - Khuếch trương thương hiệu Vinaphone.
- Hỗ trợ các tỉnh mở rộng và đa dạng hóa kênh phân phối. - Cải thiện cơ cấu tổ chức.
- Tăng cường công tác chăm sóc khách hàng.
- Đa dạng hóa sản phẩm , đặc biệt là các dịch vụ GTGT trên nền 3G.
- Tăng cường chăm sóc khách hàng trả sau và hướng đến nhóm khách hàng tổ chức. Trên cơ sở phân tích như trên luận văn đã đưa ra một số giải pháp khác nhau liên quan đến nhiều mặt hoạt động, đến nhiều nguồn lực khác nhau. Các giải pháp đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và phải được thực hiện một các hệ thống đồng bộ nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Luận văn đã đóng góp một phần nhất định nào đó đối với Vinaphone 1 trong việc nhìn nhận thực trạng để tổ chức các vấn đề liên quan nhằm bảo đảm cho việc duy trì sự phát triển và tăng trưởng.
Luận văn là một nghiên cứu vận dụng các mô hình lý thuyết của khoa học quản trị vào thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vinaphone 1. Do trình độ năng lực của người viết có hạn nên chắc chắn không tránh khỏi hạn chế cả về phương pháp và kết quả nghiên cứu. Việc nghiên cứu, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, đặc biệt là trong phân tích đối thủ cạnh tranh là một vấn đề khó khăn phức tạp. Trong điều kiện hạn chế về thông tin của các doanh nghiệp và thời gian có hạn, Luận văn khó tránh khỏi những nhận định chủ quan làm giảm độ tin cậy và độ chính xác của một vấn đề khoa học. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý chỉ bảo từ Thầy Cô và những bạn đọc có quan tâm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình, sách tham khảo
1. Nguyễn Thị Cảnh (2004), Phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Tp. Hồ Chí Minh.
2. TS. Dương Ngọc Dũng (2006), Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết Micheal E.Porter, Nhà xuất bản Tổng hợp, Tp. Hồ Chí Minh.
3. Trương Đình Chiến (2000), Quản tri marketing trong doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.
4. Hoàng Thị Chính, Nguyễn Hữu Lộc (1994) , Kinh tế quốc tế. NXB. Tp HCM. 5. Nguyễn Thị Liên Diệp (1999), Quản trị học, NXB Thống kê, Tp HCM.
6. Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam (1998), Chiến lược và chính sách kinh doanh, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.
7. Hồ Đức Hùng ( 2000), Quản trị toàn diện doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia,Tp HCM.
8.Nguyễn Thanh Hội, Phan Thăng (2001), Quản trị học, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.
9. K.Marx (1978), Mác – Ăng Ghen Toàn Tập, NXB Sự thật, Hà nội. 10. P. Samuelson(2000), Kinh tế học, NXB Giáo dục, Hà nội.
11. Peter.GH (1995), khả năng cạnh tranh của nông nghiệp, lực lượng thị trường và lựa chọn chính sách, NXB Giáo dục, Hà nội.
12. Bùi Xuân Phong, Trần Đức Thung (2002), Chiến lược Bưu chính Viễn thông, NXB Thống kê, Hà Nội.
13. Nguyễn Hải Sản (1997), Quản trị học, NXB thống kê, Hà nội.
14. Trần Chí Thành ( 1995), Kinh doanh thương mại quốc tế trong cơ chế thị trường, NXB Thống kê, Tp HCM.
15. Nguyễn Vĩnh Thanh (2003), Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, NXB LĐ – XH, Hà nội.
16. Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2003), Thị trường, chiến lược, cơ cấu cạnh tranh về giá trị gia tăng, định vị và phát triển doanh nghiệp, NXB tổng hợp, Tp HCM. 17. Nguyễn Trung Văn (1999), Marketing quốc tế, NXB Giáo dục, Hà Nội.
18. Bùi Quốc Việt (2002), Marketing dịch vụ Viễn thông trong hội nhập và cạnh tranh, NXB Bưu Điện, Hà Nội.
Báo cáo, tạp chí tra cứu thông tin
19. Công ty Vinaphone (2008-2012), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 20. Công ty Vinaphone (2008 – 2012), Quyết định triển khai kế hoạch.
21. Công ty Vinaphone, Tạp chí thường niên.
22. Nguyễn Bách Khoa (2000), Phương pháp luận Xác định năng lực Cạnh tranh và Hội nhập Kinh tế Quốc tế của Doanh Nghiệp, Tạp chí Khoa Học Thương Mại (4-5). Hà nội.
23. Từ điển thuật ngữ kinh tế học (2001), NXB Bưu điện, Hà nội.
24. Viện Nghiên Cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương ( 2002), Các vấn đề Pháp lý và Thể chế về Chính sách Cạnh tranh và Kiểm soát Độc quyền Kinh doanh, Nhà xuất bản Giao thông Vận tải, Hà nội.
Luận văn, Luận án tham khảo:
25.Trần Thị Hồng Minh, Luận Văn Thạc sỹ ( 2010), Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Thông tin Di động ( VMS) trên địa bàn Hà Nội.
26. Vũ Thị Thắm, Luận văn Thạc sỹ (2011), Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Viễn thông Quân đội trong bối cảnh hội nhập Kinh tế Quốc tế.
27. Vũ Anh Thư, Luận án Tiến Sỹ (2011), Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn VNPT Trong điều kiện hội nhập.
Các website tham khảo
http://www.chinhphu.vn http://www.Dautu.com.vn http://www.mobifone.com.vn http://www.VinaphoneNews.com.vn http://www.Vinaphone.com.vn http://www.Viettel.com.vn http://www.VNPT.com.vn
PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY VINAPHONE
CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG CÁC PHÒNG BAN CỦA CÔNG TY VINAPHONE
1. Ban Giám đốc
Ban Giám đốc:
- Thực hiện chức năng quản lý và chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Ban giám đốc chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty và chịu trách nhiệm trước cơ quan Nhà nước, trước Tổng giám đốc VNPT về tất cả các hoạt động của đơn vị. Ban giám đốc gồm có:
+ 01 Giám đốc: là người quyết định quản lý, chịu trách nhiệm cao nhất về mọi mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng giúp Giám đốc trực tiếp điều hành hoạt động của các khối chức năng, nghiệp vụ trong Công ty.
+ 04 Phó Giám đốc tại Công ty: giúp Giám đốc quản lý, điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của đơn vị theo sự phân công của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Phó Giám đốc Thường trực, phụ trách đầu tư và xây dựng cơ bản.
Phó Giám đốc phụ trách kế hoạch, kinh doanh, chăm sóc khách hàng.
Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật và thông tin di động.
Phó Giám đốc phụ trách HCQT, thủ trưởng cơ quan khối văn phòng Công ty.
+ 03 Phó Giám đốc kiêm Giám đốc các Trung tâm VinaPhone khu vực (Trung tâm VinaPhone 1,2,3): giúp Giám đốc Công ty quản lý, điều hành về mọi mặt sản xuất kinh doanh trên phạm vi khu vực quản lý. Trung tâm VinaPhone 1 quản lý 28 tỉnh, thành phố phía Bắc; Trung tâm VinaPhone 2 quản lý 23 tỉnh, thành phố phía Nam, Trung tâm VinaPhone 3 quản lý 13 tỉnh, thành phố miền Trung.
Khối chức năng văn phòng của công ty
- Phòng Tổ chức Cán bộ - Lao động (TCCB - LĐ): là phòng chuyên môn nghiệp vụ của Công ty, có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Công ty trong việc chỉ đạo điều hành công tác tổ chức, cán bộ, lao động, tiền lương, thanh tra, pháp chế, thi đua, truyền thống của Công ty và kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức triển khai thực hiện ở các đơn vị trực thuộc Công ty.
- Phòng Tham mưu - Tổng hợp (TMTH):
+Là phòng chuyên môn nghiệp vụ của Công ty, có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Công ty trong việc chỉ đạo điều hành tổng thể hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty và kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức triển khai thực hiện ở các đơn vị trực thuộc Công ty.
+Cơ cấu tổ chức gồm: Tổ Chiến lược - Công nghệ, Tổ Tổng hợp - Thư ký, Tổ Thẩm định dự án, Tổ Thẩm định đấu thầu, Tổ Văn thư - Lưu trữ.
- Phòng Kế toán Thống kê Tài chính (KTTK - TC): là phòng chuyên môn nghiệp vụ của Công ty, có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Công ty trong việc chỉ đạo điều hành toàn bộ công tác tài chính, kế toán, thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế của Công ty.
- Phòng Kế hoạch (KH): là phòng chuyên môn nghiệp vụ của Công ty, có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Công ty trong việc tổ chức chỉ đạo, thực hiện việc quản lý, xây dựng công tác kế hoạch, định mức kinh tế kỹ thuật, cân đối phân bổ và sử dụng các nguồn vốn cho các đơn vị trong Công ty, quản lý và triển khai các công trình xây dựng cơ bản.
- Phòng Kinh doanh (KD): là phòng chuyên môn nghiệp vụ của Công ty VinaPhone có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Công ty trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chính sách kinh doanh, giá cước, quảng cáo, quan hệ công chúng đối với các dịch vụ của Công ty.
- Phòng Chăm sóc Khách hàng (CSKH): là phòng chuyên môn nghiệp vụ của Công ty có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Công ty trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc quản lý khách hàng, chăm sóc khách hàng và các dịch vụ sau bán hàng đối với khách hàng sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của Công ty Vinaphone.
- Phòng Đầu tư - Phát triển (ĐTPT): là phòng chuyên môn nghiệp của Công ty, có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Công ty trong việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác đầu tư xây dựng, quản lý các dự án, các công trình của Công ty thuộc nguồn vốn đầu tư phát triển của Tập đoàn và nguồn vốn đầu tư phát triển của Công ty.
- Phòng Đấu thầu (ĐT): là phòng chuyên môn nghiệp của Công ty, có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Công ty trong việc thực hiện đấu thầu các gói thầu thuộc các dự án của Công ty VinaPhone.
- Phòng Quản lý Kỹ thuật Nghiệp vụ (QL - KTNV):
+ Là phòng chuyên môn nghiệp vụ của Công ty, có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Công ty tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác quản lý kỹ thuật nghiệp vụ toàn mạng lưới (quy hoạch cấu trúc, quản lý, điều hành, khai thác, bảo dưỡng mạng lưới và dịch vụ), bao gồm cả mạng tin học trong Công ty.
+ Cơ cấu tổ chức gồm 2 bộ phận: Tổ quản lý nghiệp vụ, điều hành khai thác mạng lưới và dịch vụ (quản lý mạng lõi, IN, các dịch vụ cơ bản và gia tăng, mạng truy nhập vô tuyến, quản lý truyền tải và dữ liệu, …); Tổ điều hành chất lượng mạng lưới và dịch vụ (quản lý mạng lõi, IN, các dịch vụ cơ bản và gia tăng, mạng truy nhập vô tuyến, quản lý truyền tải và dữ liệu, …).
- Phòng chất lượng mạng (CLM): là phòng chuyên môn nghiệp vụ của Công ty, có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Công ty trong việc chỉ đạo thực hiện việc quản lý, kiểm soát chất lượng mạng VinaPhone.
- Phòng Hành chính Quản trị (HC - QT):
+ Là phòng chuyên môn nghiệp vụ của Công ty, có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Công ty trong việc nghiên cứu xây dựng, hướng dẫn công tác hành chính quản trị, đời sống và công tác bảo vệ tự vệ chung của toàn Công ty, trực tiếp làm công tác hành chính, quản trị, bảo vệ, tự vệ của khối văn phòng công ty; kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức triển khai thực hiện ở các đơn vị trực thuộc Công ty.
+ Cơ cấu tổ chức gồm: Trưởng phòng, các Phó phòng, các chuyên viên, cán sự, lái xe, bảo vệ và được chia thành 03 tổ: Tổ HC-QT, tổ lái xe, tổ bảo vệ.
- Trạm Y tế: là một đơn vị y tế cơ sở cộng đồng - đơn vị chức năng của Công ty, có nhiệm vụ bảo đảm, quản lý và chăm sóc sức khoẻ tại chỗ cho cán bộ công nhân viên công ty khu vực Hà Nội và tham mưu cho Giám đốc Công ty về các mặt công tác y tế trong toàn công ty. Trạm Y tế có Bác sỹ Trạm trưởng và các y tá giúp việc.
Các trung tâm và ban
- Trung tâm Quy hoạch và Phát triển mạng VinaPhone:
+ Là đơn vị sản xuất trực thuộc Công ty VinaPhone, có chức năng giúp Giám đốc Công ty trong việc phối hợp với các Phòng chức năng liên quan của Công ty, Trung tâm VinaPhone khu vực 1,2,3 trong việc quy hoạch và phát triển mạng VinaPhone (xây dựng và thẩm định các nội dung liên quan đến quy hoạch và phát triển mạng VinaPhone; triển khai giám sát, thực hiện dự án, nghiên cứu, thực hiện đề tài, sáng kiến phục vụ công tác quy hoạch phát triển mạng, thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quy hoạch và phát triển mạng).
+ Cơ cấu tổ chức gồm: Giám đốc và các Phó Giám đốc, các phòng: Phòng Quy hoạch, phát triển mạng lõi; Phòng Phát triển mạng vô tuyến; Phòng Quy hoạch mạng vô tuyến; Phòng Giải pháp quy hoạch; Bộ phận Hành chính - Tổng hợp. Các phòng có Trưởng Phòng và có thể có cấp phó giúp việc, các chuyên viên giúp việc.
- Trung tâm Tính cước (TC):
+ Là đơn vị sản xuất trực thuộc Công ty VinaPhone có chức năng quản lý, vận hành, khai thác và phát triển các hệ thống tính cước, hệ thống quản lý khách hàng, hệ thống đối soát, hệ thống PPS-IN, hệ thống thanh toán điện tử, hệ thống hỗ trợ bán hàng, hệ thống thiết bị mạng tin học nội bộ … tập trung và hệ thống kết nối mạng liên quan của Công ty (gọi chung là các hệ thống); đối soát lưu lượng và cước kết nối với mạng viễn thông trong nước và quốc tế có liên quan đến mạng VinaPhone.
+ Cơ cấu tổ chức bao gồm: Giám đốc và các Phó Giám đốc Trung tâm; các