1.4.1 Ma trận TOWS
Sau khi phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài Doạnh nghiệp, sắp xếp theo thứ tự tầm quan trọng ta hình thành nên ma trận TOWS. Ma trận Nguy cơ – cơ hội - điểm mạnh – điểm yếu là các công cụ quan trọng để có thể giúp cho nhà quản trị phát triển bốn loại chiến lược sau : các chiến lược điểm mạnh – cơ hội (SO), các chiến lược điểm mạnh – nguy cơ (ST), các chiến lược điểm yếu – cơ hội (WO), các chiến lược điểm yếu – nguy cơ (WT). Sự kết hợp các yếu tố quan trọng
bên trong và bên ngoài là nhiệm vụ khó khăn nhất của sự phát triển của ma trận TOWS, nó đòi hỏi phải có sự phán đoán tốt, hiểu rõ về môi trường và bản thân Doanh nghiệp, để sau đó hình thành nên các chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp. Biểu đồ ma trận TOWS được biểu thị ở hình 1, có tất cả 9 ô, 4 ô chứa đựng các yếu tố quan trọng, 4 ô chiến lược và 1 ô để trống. 4 ô chiến lược gọi là: SO, WO, ST và WT được phát triển sau khi đã hình thành 4 ô chứa đựng các yếu tố quan trọng gọi là S, T, W, O để hình thành một ma trận TOWS.
Ô này để trống. 1. 2. 3. Những điểm mạnh 4. (S) 5. 6. 1. 2. 3. Những điểm yếu. 4. (W) 5. 6. 1. 2.
3. Các cơ hội (O) 4. 5. 6. 1. 2. 3. Các chiến lược SO 4. 5. 6. 1. 2. 3. Các chiến lược WO 4. 5. 6. 1. 2.
3. Các mối đê dọa (T) 4. 5. 6. 1. 2. 3. Các chiến lược ST 4. 5. 6. 1. 2. 3. Các chiến lược WT 4. 5. 6. Hình 2 : Sơ đồ ma trận TOWS
Mục đích của sự kết hợp là để các chiến lược khả thi có thể lựa chọn, chứ không phải chọ lựa hay quyết định chiến lược nào tốt nhất. Do đó, không phải tất cả các chiến lược được phát triển trong ma trận TOWS đều sẽ được lựa chọn để thực hiện.
1.4.2 Ma trận hình ảnh cạnh tranh
Phương pháp ma trận hình ảnh cạnh tranh là một phương pháp tiên tiến, giúp Công ty so sánh năng lực cạnh tranh tổng thể của doanh nghiệp với các đối thủ trong ngành. Ma trận hình ảnh cạnh tranh cho ta nhận diện những đối thủ cạnh tranh chủ yếu cùng những ưu thế và nhược điểm của họ.
Các bước cụ thể để xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh bao gồm:
Bước 1: Lập danh mục các yếu tố có vai trò quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong một ngành kinh doanh (thông thường từ 10 đến 20 yếu tố).
Bước 2: Ấn định tầm quan trọng bằng cách phân loại từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (quan trọng nhất) cho mỗi yếu tố. Cần lưu ý, tầm quan trọng được ấn định cho các yếu tố cho thấy tầm quan trọng tương đối của yếu tố đó với thành công của các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh. Như vậy, đối với các doanh nghiệp trong ngành thì tầm quan trọng của các yếu tố được liệt kê trong bước 1 là giống nhau:
Bước 3: Phân loại từ 1 đến 5 cho mỗi yếu tố đại diện (có thể định khoản điểm rộng hơn). Điểm số thể hiện từ 1 đến 5 phản ánh năng lực cạnh tranh của từng yếu tố của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành.
Bước 4: Tính điểm cho từng yếu tố bằng cách nhân mức độ quan trọng của yếu tố đó với phân loại tương ứng.
Bước 5: Tính tổng số điểm cho toàn bộ các yếu tố được đưa ra trong ma trận bằng cách công điểm số các yếu tố thành phần tương ứng cho mỗi doanh nghiệp. Tổng số điểm này cho thấy đây là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, theo đó:
Nếu tổng số điểm của toàn bộ danh mục các yếu tố được đưa vào ma trận nhỏ hơn 3,0 thì doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh thấp hơn mức trung bình.
Nếu tổng số điểm của toàn bộ danh mục các yếu tố được đưa vào ma trận lớn hơn 3,0 thì doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh trên mức trung bình.
Kết cấu của ma trận hình ảnh cạnh tranh như sau:
Biểu 2: Kết cấu của ma trận hình ảnh cạnh tranh
Doanh nghiệp cần đánh
giá
Đối thủ 1 Đối thủ 2 Đối thủ 3 Đối thủ .
. . Đối thủ k Các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh Trọng số (0,00 – 1,00) Điểm (1- 5) Điểm (1- 5) Điểm (1- 5) Điểm (1- 5) . . . Điểm (1- 5) Yếu tố 1 Yếu tố 2 . . . Yếu tố n Tổng số điểm có trọng số 1,00 ? ? ? ? . . . ?
TÓM TẮT CHƯƠNG I
Trong bối cảnh hiện nay, có nhiều thay đổi lớn về môi trường kinh doanh, thị trường cạnh tranh ngày càng được thể hiện khá rõ ràng,doanh nghiệp muốn thành công lâu dài, ổn định và phát triển vững chắc nhất định phải có năng lực cạnh tranh. Để có vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, chúng ta cần phải phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài cũng như nội bộ của doanh nghiệp để xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đó.
Nội dung của Chương I của bài luận văn đã hệ thống lại toàn bộ những kiến thức chung về năng lực cạnh tranh và quản trị kinh doanh để từ đó vận dụng vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp; bao gồm các vấn đề chính sau đây:
- Sự cần thiết của năng lực cạnh tranh và cách thức xậy dựng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
- Phương pháp phân tích và đánh giá các yếu tố môi trường kinh doanh bên ngoài và các nhân tố nội bộ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh.
- Đưa ra một số loại hình năng lực cạnh tranh cơ bản thường được áp dụng với doanh nghiệp: chiến lược tổng quát và chiến lược bộ phận hay chiến lược chức năng được sử dụng ở các doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh như thế nào.
- Các phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh, thực thi chiến lược và dự đoán khả năng thành công của chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp.
Những kiến thức cơ bản về lý thuyết Nâng cao năng lực cạnh tranh của mạng thông tin di động Vinaphone tại địa bàn khu vực I của Công ty dịch vụ viễn thông sẽ được đề cập đến ở những chương tiếp theo./.
CHƯƠNG II
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẠNG VINAPHONE TẠI ĐỊA BÀN KVI CỦA CÔNG TY VNP 2.1. GIỚI THIỆU CÔNG TY DỊCH VỤ VIỄN THÔNG VÀ TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỄN THÔNG KV1
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Dịch vụ Viễn thông VNP Với mục tiêu thành lập doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam kinh doanh các Với mục tiêu thành lập doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam kinh doanh các dịch vụ viễn thông nhằm tránh độc quyền và tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực này, ngày 02/05/1996, Hội đồng quản trị Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam quyết định thành lập ban dự án GPC – tiền thân của Công ty Dịch Vụ Viễn thông (VINAPHONE).
Ngày 14/06/1997, Công ty Dịch vụ Viễn thông được thành lập theo Quyết định 331/QĐ – TCCB của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện.
Ngày 09/08/2006, Hội đồng quản trị Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam ra quyết định số 113/QĐ-TCCB/HĐQT đổi tên tắt của Công ty Dịch vụ Viễn thông thành VINAPHONE và quy định chức năng hoạt động sản xuất trên các lĩnh vực sau:
Tổ chức, xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác, kinh doanh mạng lưới và dịch vụ thông tin di động tại các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Tư vấn, khảo sát, xây lắp, bảo trì, sữa chữa thiết bị chuyên ngành thông tin di động.
Xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh vật tư, thiết bị chuyên ngành viễn thông để phục vụ cho hoạt động của đơn vị.
Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi được Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam cho phép và phù hợp với quy định của pháp luật.
Công ty VINAPHONE (trước đây là GPC) hiện đang là đơn vị thành viên hoạch toán phụ thuộc Tập doàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, là một bộ phận cấu thành của hệ thống tổ chức và hoạt động của Tập đoàn, hoạt động kinh doanh và phục vụ trong lĩnh vực thông tin di động và điện thoại thẻ toàn quốc, cùng các đơn vị thành viên khác trong dây chuyền Công nghệ Bưu chính – Viễn thông liên hoàn thống nhất, có mối quan hệ mật thiết với nhau về tổ chức mạng lưới, lợi ích
kinh tế, tài chính, phát triển dịch vụ Bưu chính – Viễn thông, để thực hiện những mục tiêu, kế hoạch nhà nước do Tập đoàn giao.
Cơ cấu tổ chức và quy chế hoạt động của Công ty VINAPHONE được quy định tại quyết định số 190/QĐ – TCCB/HĐQT ngày 12/08/1997 của Hội đồng quản trị Tổng công ty BCVT Việt nam.
Hình 3: Logo Vinaphone
Logo dịch vụ giá tri gia tăng
Cuộc gọi nhỡ MCA
Dịch vụ chữ ký cuộc gọi vSign
Dịch vụ Đổi số điện thoại Yahoo Chat Tin nhắn thoại Say2Send MMS Hộp thư thoại Datasafe
Call blocking SMS Plus EZmail
Nokia chat & Push mail
Mobile camera Call me back Video call MMS
Call blocking Video 3G SMS nhóm Google
SMS Dịch vụ Yahoo!
Messenger qua tin nhắn SMS Dịch vụ Thông báo bận Busy SMS Ezmail Plus
2.2. TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỄN THÔNG KVI ( VINAPHONE 1)
VINAPHONE I là đơn vị sản xuất kinh doanh, hạch toán phụ thuộc Công ty Dịch vụ Viễn thông, là một bộ phận cấu thành hệ thống tổ chức và hoạt động của Công ty, được thành lập theo Quyết định số 2332/QĐ-TCCB ngày 18/08/1997 của Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Chức năng của Trung tâm Dịch vụ Viễn thông KVI
- Tổ chức, quản lý , bảo dưỡng và vận hành khai thác mạng lưới dịch vụ viễn thông(bao gồm thông tin di động, điện thoại thẻ) tại 28 tỉnh, thành phố phía Bắc (từ Hà Tĩnh trở ra) để kinh doanh phục vụ theo kế hoạch và nhiệm vụ do Công ty trực tiếp giao; Đảm bảo thông tin phục vụ cơ quan, Đảng chính quyền các cấp , phục vụ các nhu cầu kinh tế, xã hội của các ngành và nhân dân trong khu vực theo quy định phân cấp của Công ty.
- Lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng sữa chữa các thiết bị chuyên Ngành thông tin di động, điện thoại thẻ; Kinh doanh các ngành nghề khác được phép và phù hợp với quy định.
- Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạp vi nhiệm vụ Công ty giao, được Tập đoàn cho phép và phù hợp với quy định của pháp luật.
2.2.1. Mô hình tổ chức của Trung tâm Dịch vụ Viễn thông KVI
2.2.1.1. Sơ đồ tổ chức Trung tâm VinaPhone 1
Giám đốc Các phó giám đốc Phòng TC – HC Phòng KDTT Phòng CSKH Phòng KH – VT Phòng KT NV Phòng Kế Toán- Thống Kê Ban Hà Nội Xưởng sữa chữa Đài khai thác Đài GSM Đại diện 28 TT Hình 5 : Cơ cấu tổ chức VNP1 2.2.1.2 Chức năng các phòng ban Ban Giám đốc Ban Giám đốc:
Thực hiện chức năng quản lý và chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung Tâm.
Ban giám đốc chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Trung tâm, chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty,chịu trách nhiệm trước cơ quan Nhà nước, trước Tổng giám đốc VNPT về tất cả các hoạt động của đơn vị. Ban giám đốc gồm có:
+ 01 Giám đốc: là người quyết định quản lý, chịu trách nhiệm cao nhất về mọi mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm. Cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng giúp Giám đốc trực tiếp điều hành hoạt động của các khối chức năng, nghiệp vụ trong Trung tâm.
+ 03 Phó Giám đốc tại Trung tâm: giúp Giám đốc quản lý, điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của đơn vị theo sự phân công của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Phó Giám đốc phụ trách kế hoạch, kinh doanh, chăm sóc khách hàng. Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật và thông tin di động.
Phó Giám đốc nội chính phụ trách HCQT, thủ trưởng cơ quan khối văn phòng Trung tâm.
Khối chức năng văn phòng của Trung tâm.
Phòng Tổ chức Hành chính (TC - HC): là phòng chuyên môn nghiệp vụ của Trung tâm, có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Trung tâm trong việc chỉ đạo điều hành công tác tổ chức, cán bộ, lao động, tiền lương, thanh tra, pháp chế, thi đua, truyền thống của Trung tâm và kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức triển khai thực hiện ở các đơn vị trực thuộc Trung tâm. hướng dẫn công tác hành chính quản trị, đời sống và công tác bảo vệ tự vệ chung của toàn Trung tâm, trực tiếp làm công tác hành chính, quản trị, bảo vệ, tự vệ của khối văn phòng Trung tâm; kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức triển khai thực hiện ở các đơn vị trực thuộc Trung tâm.
+ Cơ cấu tổ chức gồm: Trưởng phòng, các Phó phòng, các chuyên viên, cán sự, lái xe, bảo vệ và được chia thành 03 tổ: Tổ HC-QT, tổ lái xe, tổ bảo vệ.
Phòng Kế toán Thống kê Tài chính (KTTK - TC): là phòng chuyên môn nghiệp vụ của Trung tâm, có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Trung tâm trong việc chỉ đạo điều hành toàn bộ công tác tài chính, kế toán, thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế của Trung tâm.
Phòng Kinh doanh tiếp thị (KD TT): là phòng chuyên môn nghiệp vụ của VinaPhone1 có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Trung tâm trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chính sách kinh doanh, quảng cáo, quan hệ công chúng đối với các dịch vụ của Công ty.
Phòng Chăm sóc Khách hàng (CSKH): là phòng chuyên môn nghiệp vụ của Trung tâm có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Trung tâm trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc quản lý khách hàng, chăm sóc khách hàng và các dịch vụ sau bán hàng đối với khách hàng sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của Công ty Vinaphone.
Phòng Kế hoạch (KH): là phòng chuyên môn nghiệp vụ của Trung tâm, có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Trung tâm trong việc tổ chức chỉ đạo, thực hiện việc quản lý, xây dựng công tác kế hoạch, định mức kinh tế kỹ thuật, cân đối phân bổ và sử dụng các nguồn vốn cho các đơn vị trong Trung tâm, quản lý và triển khai các công trình xây dựng cơ bản.
Phòng Quản lý Kỹ thuật Nghiệp vụ (QL - KTNV): Là phòng chuyên môn nghiệp vụ của Trung tâm, có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Trung tâm tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác quản lý kỹ thuật nghiệp vụ toàn mạng lưới (quy hoạch cấu trúc, quản lý, điều hành, khai thác, bảo dưỡng mạng lưới và dịch vụ), bao gồm cả mạng tin học trong Trung tâm.
+ Cơ cấu tổ chức gồm 2 bộ phận: Tổ quản lý nghiệp vụ, điều hành khai thác mạng lưới và dịch vụ (quản lý mạng lõi, IN, các dịch vụ cơ bản và gia tăng, mạng truy nhập vô tuyến, quản lý truyền tải và dữ liệu, …); Tổ điều hành chất lượng mạng lưới và dịch vụ (quản lý mạng lõi, IN, các dịch vụ cơ bản và gia tăng, mạng truy nhập vô tuyến, quản lý truyền tải và dữ liệu, …).
Ban Vinaphone Hà Nội:
Có chức năng quản lý, vận hành khai thác, bảo dưỡng, kiểm tra ứng cứu sửa chữa… trang thiết bị thuộc mạng Vinaphone Hà Nội; Đài GSM; Đài khai thác; Xưởng sửa chữa bảo dưỡng.
Đại diện Vinaphone tại các tỉnh, thành.
Có 28 đại diện từ Hà tĩnh trở ra bắc có chức năng phối hợp với VNPT TT trong công tác phát triển thị trường. Kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh về mạng Vinaphone trên địa bàn, thu thập thông tin thị trường và các hoạt động của đối thủ cạnh tranh.
2.2.2 Chiến lược kinh doanh và các hoạt động chính của Trung tâm Dịch vụ Viễn thông KVI. Viễn thông KVI.
Sứ Mệnh
VinaPhone luôn nỗ lực ứng dụng hiệu quả công nghệ viễn thông tiên tiến để mang dịch vụ thông tin di động đến cho khách hàng ở bất cứ nơi đâu, góp phần