TỔNG QUAN VỀ NGÀNH VIỄN THÔNG

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của mạng thông tin di động vinaphone tại địa bàn khu vực 1 của công ty dịch vụ viễn thông (Trang 27)

1.2.1 Khái niệm Viễn Thông

Thuật ngữ Viễn Thông (télécommunication) được ghép từ từ communication (liên lạc) với tiền tố télé (từ xa). Edouard ESTAUNIE, người Pháp, chính là người đưa ra thuật ngữ télécommunication vào năm 1904. Thời bấy giờ từ télécommunication dùng để chỉ chung cho telegraph và telephone. Từ tiếng Anh gọi là telecommunication hay người ta vẫn gọi tắt là telecom.

Thuật ngữ viễn thông được dùng để chỉ tập hợp các thiết bị, các giao thức để truyền thông tin từ nơi này đến nơi khác.

Thực tế, viễn thông đã tồn tại từ rất xa xưa. Sơ khai nhất có thể kể đến việc liên lạc bằng cách đốt lửa cho bốc khói lên để báo động . Hoặc dùng tiếng kèn, trống, chuông, ám hiệu… để báo hiệu những mối nguy hiểm đang đến gần. Tiếp theo là sự ra đời của telegraph, rồi telephone. Và ngày nay thì có vô số loại hình viễn thông khác nhau, như Internet, hệ thống điện thoại di động, satellite, Bluetooth, infrared…. Trong bất cứ hệ thống viễn thông nào kể trên, chúng ta điều có thể nhận ra các thành phần cơ bản kể trên.

Nhiệm vụ của viễn thông là làm thế nào để truyền thông tin nhanh, chính xác, chất lượng cao, bảo mật tốt, và dĩ nhiên là đáp ứng nhu cầu truyền thông của con người. Do đó có thể nói ngành viễn thông bao gồm tất cả các lĩnh vực nhằm góp phần vào việc thực hiện và cải tiến quá trình truyền thông.

1.2.2 Tổng quan các lĩnh vực trong viễn thông

Mục đích của phần viết này là nhằm giới thiệu một cách tiếp cận các lĩnh vực khác nhau trong viễn thông .

a. Xử lý tín hiệu

Trước tiên, cốt lõi của viễn thông là truyền thông tin. Thông tin là một phần quan trọng không thể thiếu. Thông tin trong viễn thông có nhiều dạng khác nhau, như tiếng nói, hình ảnh, video…. Mỗi thông tin có các thuộc tính khác nhau.

Thông tin có thể tồn tại dưới 2 dạng: analog (tính hiệu liên tục theo thời gian hay còn gọi là tín hiệu tương tự) hoặc digital (tính hiệu số). Tín hiệu liên tục theo thời gian cũng được xử lý một cách hiệu quả theo qui trình: biến đổi tín hiệu tương tự thành tín hiệu số , xử lý tín hiệu số (lọc, biến đổi, tách lấy thông tin, nén, lưu trử, truyền,...) và sau đó, nếu cần, phục hồi lại thành tín hiệu tương tự để phục vụ cho các mục đích cụ thể.

Tất cả các xử lý thông tin như nén kích thước thông tin, chuyển đổi định dạng, giảm kích thước thông tin, watermaking, xóa nhiễu, tái chế, phục hồi, nhận dạng … được gọi chung là xử lý tín hiệu (Signal Processing). Thực chất xử lý tín hiệu là một môn cơ sở không thể thiếu được cho nhiều ngành khoa học, kỹ thuật như: điện, điện tử, tự động hóa, tin học, vật lý và viễn thông. Xứ lý tín hiệu có nội dung khá rộng dựa trên một cơ sở toán học tương đối phức tạp. Nó có nhiều ứng dụng đa dạng, trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Rất khó phân biệt rạch ròi đâu là xử lý tín hiệu trong viễn thông, đâu không phải là cho viễn thông.

b. Truyền thông kỹ thuật số

Truyền thông kỹ thuật số xây dựng và phát triển các giao thức viễn thông ở lớp vật lý và lớp kết nối thông tin. Cùng với sự ra đời và phát triển của nhiều công nghệ truyền thông mới, đặc biệt là các công nghệ không dây, truyền thông kỹ thuật số cũng không ngừng phát triển để đáp ứng nhu cầu truyền thông với tốc độ nhanh và hiệu quả cao (ít lỗi). Các nghiên cứu nhằm tìm ra hoặc cải tiến các quá trình mã hóa, điều chế, các mã hóa sữa sai phối hợp phức tạp, các cách thức “access” vào kênh truyền có chọn lọc, các kỹ thuật trãi phổ mới vẫn đang tiếp diễn. Khuynh hướng thiết kế dây chuyền truyền thông có khả năng tự thích ứng (adaptive), có khả năng nhận thức (cognitive), có thể tự cấu hình (reconfigurable) để có thể truyền thông tin trên nhiều mạng truy cập khác nhau hay còn gọi là software defined radio vẫn đang được tập trung nghiên cứu phát triển. Các kỹ thuật mới này đòi hỏi các thành phần RF (radio frequency) hoặc các bộ vi xử lý số (digital processor), bộ nhớ phải ngày càng cung cấp nhiều tính năng hơn với giá thành thấp hơn và năng lượng tiêu thụ thấp.

c. Mạng viễn thông

Thông thường, thông tin trao đổi giữa hai thực thể sẽ được truyền qua nhiều thực thể trung gian để tạo thành một đường nối giữa 2 thực thể này. Tất cả các thực thể tham gia cấu thành cho quá trình trao đổi thông tin này tạo thành một mạng (network) viễn thông.

- Mạng lõi/trục: Khuynh hướng phát triển của mạng lõi sẽ là mạng IP (IP-based core) để cho phép nối kết nhiều công nghệ mạng truy cập khác nhau lại với nhau dễ dàng và bởi vì thông tin trong tương lai sẽ hoàn toàn ở dạng gói. Vấn đề của mạng lõi là làm thể nào để chuyển gói thông tin thật nhanh (hàng trăm Gbps trở lên).

- Công nghệ Internet: Internet có thể được xem như là một mạng công cộng ở tầm thế giới dựa trên công nghệ IP (Internet Protocol).

Điểm khác biệt của Internet và mạng điện thoại lõi là trong Internet thông tin sẽ được đóng thành gói (packet) và không cần thiết phải tạo một mạch nối giữa 2 thực thể liên lạc đầu và cuối.Internet hoặc động trên nhiều giao thức khác nhau. Trong công nghệ mạng IP, người ta càng ngày càng quan tâm đến chất lượng dịch vụ: giao thức QoS, điều khiển tắt nghẹn mạng (congestion), điều chỉnh lưu thông traffic trong mạng, đặt/thuê trước tài nguyên mạng ,…. Cũng nhằm hướng đến một chất lượng dịch vụ tốt hơn các router, switch tốc độ cực nhanh (ultra-high speed) cũng đang được quan tâm nghiên cứu. Kéo theo là các nghiên cứu và ứng dụng hiệu quả lý thuyết hàng đợi nâng cao, phân bố công việc nâng cao trong các thiết bị viễn thông. Bên cạnh Internet tốc độ cao, Internet di động (mobile) là một nhu cầu cấp thiết: Internet không dây, VoIP di động, quản lý di động (Mobile IP, Mobike, IKEv2, IPv4-IPv6 translation).

- Công nghệ mạng di động không dây: Công nghệ mạng di động ngày càng phát triển mạnh mẻ. Mỗi mạng di động phát triển nhằm vào những đối tượng người dùng khác nhau, những ứng dụng khác nhau. Các công nghệ nổi bật:

+ Đầu tiên phải kể đến là mạng tế bào (cellular):Mạng tế bào phát triển thông qua các thể hệ từ 1G đến beyond 3G. Mạng di động thể hệ thứ 3G (UMTS, CDMA2000) đang được triển khai rộng khắp. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu đang hướng về mạng thể hệ 3.9G (gẫn 4G) như 3G LTE của 3GPP và UMB của 3GPP2. Mục đích là tăng tốc độ truyền thông tin lên tầm hàng trăm Mbps.

+ Mạng satellite được dùng thay thể cho cáp dưới biển và dùng cho liên lạc ở những nơi mà không thể triển khai hạ tầng mạng (liên lạc đến các tàu trên đại dương, trên sa mạc…). Satellite còn dùng cho định vị ở ngoài trời (GPS).

+ Mạng WLAN 802.11: Hiện tại trên thị trường chỉ tìm thấy mạng 802.11a/b/g còn các chuẩn khác như i/k/l/m/n/f/e… nhiều chuẩn đã hoàn tất giai đoạn hóa và đang trong qua trình đưa ra thị trường và cũng nhiều chuẩn đang trong giai đoạn nghiên cứu và chuẩn hóa.

+ Mạng WIMAX , WiBro (802.16): Phiên bản cố định (802.16d) đang trong giai đoạn thử nghiệm và triển khai ở một số nước, phiên bản di động (802.16e) đã được chuẩn hóa xong và IEEE đang bắt tay vào nghiên cứu và chuẩn hóa 802.16j (relay Wimax).

+ Mạng Wireless Personal Area Network (WPAN): Mạng này hoạt động ở khỏang cách tầm vài mét trở lại như Bluetooth (802.15.1), Zigbee (802.15.4), RFID, mạng băng thông cực rộng UWB (Ultra Wideband) (802.15.3). Vấn đề giải quyết giao thoa RF là một trong những vấn đề mà WPAN cần phải giải quyết. Bên cạnh người ta cũng đang ứng dụng mạng WPAN vào việc định vị trong nhà (indoor) vì GPS chỉ cho phép định vị outdoor.

+ Mạng adhoc và cảm biến: Ứng dụng của nó ngày càng rộng rải, trong quân đội, trong đời sống hằng ngày, trong y tế, trong quản lý môi trường… Một số vấn đề nổi cộm của mạng adhoc và cảm biến là routing, khả năng tự hiệu chỉnh (reconfigurable), bảo mật và tiết kiệm năng lượng.

d. Bảo mật

Trong viễn thông vấn đề bảo mật ngày càng trở nên quan trọng và thiết yếu. Bảo mật có thể chia thành 2 mảng chính, đó là bảo mật cho mạng (network security) và mã hóa (cryptology). Ngành mã hóa là một ngành khoa học lâu đời. Trong kỷ nguyên hiện đại, mã hóa được xây dựng dựa trên các lý thuyết tóan học phức tạp về số nguyên tố, định lý fermat, hay gần đây là dựa vào đường elip, lượng tử … Cùng với sự phát triển vượt bật của tốc độ tính toán, các thuật tóan mã hóa ngày càng phải được cải tiến để chóng lại việc bẻ khóa bằng thuật tóan tìm kiếm . Trong suốt quá trình liên lạc, thông tin cần phải được mã hóa sao cho chỉ có 2 thực thể đang liên lạc với nhau có thể giải mã được thông tin ấy còn các thực thể trung gian chỉ có thể đọc được địa chỉ để chuyển thông tin đi. Mã hóa có thể tham gia vào quá trình thông ở nhiều mức độ khác nhau: sóng radio, thông tin góiIP ,… Trong mạng viễn thông, nhiều giao thức được nghiên cứu và hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu bảo mật trong liên lạc như: SSL/TLS, IPsec, VPN, Radius/Diameter, EAP….Mỗi một công nghệ mạng di động có một cơ chế bảo mật riêng. Một số vần đề bảo mật trong mạng là làm thế nào để thực hiện các quá trình xác thực, các thực thể trong mạng nhanh, giảm khối lượng thông tin trao đổi giữa các thực thể, giải quyết bài toán bảo mật trong mạng hội tụ…

1.2.3 Khái niệm về ngành Viễn thông

Trong những năm gần đây, cùng với sự bùng nổ về thông tin và xu hướng hội tụ về hai ngành công nghệ thông tin và viễn thông, thuật ngữ mới ICT(Information And Commuication Technology) – Việt nam gọi là công nghệ thông tin và truyền thông – đã ra đời. Theo quan điểm của Bộ Thông tin và

Truyền thông (công nghệ thông tin và truyền thông) bao gồm bốn thành phần chính: Cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ thông tin và truyền thông, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông và nguồn nhân lực Công nghệ thông tin và truyền thông cùng với các chủ thể phát triển là chính phủ, doanh nghiệp và người sử dụng. Trong đó, hạ Công nghệ thông tin và truyền thông chính là ngành Viễn thông Việt Nam.

1.2.4 Vị trí, vai trò của mạng viễn thông Việt nam và mạng di động Vinaphone Ngành Viễn thông Việt nam là một ngành, lĩnh vực kinh tế quan trọng, có Ngành Viễn thông Việt nam là một ngành, lĩnh vực kinh tế quan trọng, có tiềm năng đóng góp to lớn cho ngành kinh tế, có tốc độ phát triển cao, nhiều lao động trí thức, năng lực sáng tạo và là ngành “công nghiệp sạch”, đồng thời là một ngành hạ tầng kỹ thuật của nền kinh tế - xã hội. Trong chị thị 58 – CT/TW, bộ chính trị đã nhấn mạnh: “ Mạng thông tin quốc gia là kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng”

Trước đây ngành viễn thông nước ta còn lạc hậu, tỷ trọng doanh thu trong tổng sản phẩm quốc nội không nhiều, chiếm khoảng 0.52% vào năm 1991. Trong những năm gần đây, Ngành Viễn thông đã có những tiến bộ đáng khích lệ, đóng góp rất quan trọng vào sự tăng trưởng GDP cả nước. trong năn 2012 tổng doanh thu ngành là 284,2 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước là 38,22 nghìn tỷ đồng, Ngành Viễn thông đã đóng góp đứng thứ hai sau Ngành Dầu Khí cho sự phát triển kinh tế. Ngành viễn thông còn là công cụ đắc lực phục vụ cho sự quản lý nhà nước, bảo đảm tật tự xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng, có một vai trò lớn trong nghành ngoại giao, giáo dục, văn hóa, giải trí,… nhìn chung, ngoài những đóng góp về mặt kinh tế, Ngành Viễn thông còn có vai trò quan trọng đối với các ngành kinh tế - xã hội khác.

Với vai trò chung của ngành viễn thông như vậy, thì mạng di động Vinaphone cũng đóng góp một phần trong đó. Là một trong ba mạng di động lớn nhất ở Việt nam. Mục tiêu của công ty là phục vụ xã hội là chính, khẩu hiệu “Không ngừng vươn xa” là vươn đến vùng sâu , vùng xa, hải đảo như đầu tư một trạm BTS khoảng 1,2 tỷ đồng như ở vùng sâu vùng xa ít dân cư, nhưng Vinaphone cũng lắp đặt trạm để phục vụ nhân dân, cho chính quyền trong việc chỉ đạo phòng chống bão lũ, cháy rừng,tội phạm. Mặc dù thời gian thu hồi vốn chậm. Điện thoại di động đã đóng góp rất lớn trong việc phát triển nền kinh tế đất nước.

Doanh thu hàng năm của công ty : năm 2010 là 21 nghìn tỷ đồng, năm 2011 là 25.6 nghìn tỷ đồng, năm 2012 là 31 nghìn tỷ đồng, đóng góp vào ngân sách nhà nước một phần không nhỏ.

1.2.5 Thực trạng của Ngành Viễn thông so với Khu vực và Thế giới

Hiện nay thị trường Viễn thông châu Á đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, theo dự đoán của ITU, lợi nhuận khu vực thu được từ Viễn thông sẽ tăng từ 360 tỷ USD ( năm 2010 ) đến 520 tỷ ( năm 2020). Hiện tại thế giới có 3,8 tỷ người sử dụng Điện thoại Di động chiếm khoảng 55% dân số sử dụng điện thoại di động, hàng tháng có khoảng 20 triệu thuê bao phát triển mới. Tiềm năng phát triển của thông tin di động còn rất lớn, dự kiến đến năm 2020 có gần 5 tỷ người sử dụng điện thoại di động, tăng cả về số lượng người và tần suất sử dụng.

Tại thị trường Đông Nam Á, khoảng 52 % con số tăng trưởng xuất phát từ các nước mới phát triển trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, Sự phát triển này diễn ra chủ yếu từ khu vực thị trường mới với tốc độ khoảng 8%.

Tại Việt Nam, gần 60% dân số sử dụng điện thoại di động, được đánh giá có tốc độ phát triển cao và ổn định, chỉ xếp sau Indonesia. Tốc độ thâm nhập của điện thoại di động tại Viêt Nam rất nhanh khoảng 20% , Việt Nam vẫn đứng ở vị trí trung bình trong thị trường Viễn thông thế giới.

Trong giai đoạn 2007 đến 2012, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực, với tốc độ bình quân tăng trưởng điện thoại di động là 185% năm . [29]

Việt Nam có tỷ lệ mật độ điện thoại/GDP đầu người cao nhất các nước Đông Nam Á, đến năm 2012 Việt Nam đã có gần 130 triệu thuê bao di động.

Về năng suất lao động, ngành Viễn thông Việt Nam thuộc hàng cao trong khu vực, trung bình một nhân viên quản lý 1.000 thuê bao. Năng suất lao động Viễn thông trung bình trên một nhân viên là 55.000 USD/năm, doanh thu trung bình trên một thuê bao là 65 USD/năm ( Báo cáo thi đua khen thưởng ngành Viễn thông năm 2012 của Bộ TT & TT).

1.2.6 Đặc thù cạnh tranh trong ngành

Ngày nay với xu thế hội nhập và toàn cầu hoá, sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thế giới đã đặt ra vấn đề về năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nói chung và trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông, thông tin di động nói riêng. Về cơ bản, vấn đề cạnh tranh trong ngành dịch vụ viễn thông cũng như các lĩnh vực

khác, tuy nhiên do đặc thù mang tính vô hình hay phi vật chất, tính không lưu giữ được... nên hoạt động cạnh tranh cũng có những điểm riêng biệt.

Trước tiên, đó là việc đề cao các yếu tố về chất lượng dịch vụ và các công cụ hỗ trợ bán hàng hơn cả các yếu tố về chi phí đầu vào, thiết kế mẫu mã. Bên cạnh đó, việc định giá các dịch vụ cạnh tranh, nhất là dịch vụ điện thoại di động cũng rất khó khăn.

Khi xem xét về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông cần nhấn mạnh đến các yếu tố do doanh nghiệp quyết định là chủ yếu. Cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông mang những đặc điểm hết sức riêng biệt, có tính nhạy cảm cao. Mỗi công cụ, biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh thường có ảnh hưởng nhanh và mạnh tới tâm lý người tiêu dùng. Ngoài ra, công nghệ viễn thông luôn mang đặc tính hiện đại và thu hút sự quan tâm phát triển của cả thế giới. Khác

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực cạnh tranh của mạng thông tin di động vinaphone tại địa bàn khu vực 1 của công ty dịch vụ viễn thông (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)