5.2.3.1. Phương pháp định tính
Phân bố theo tụ điểm dân cư. Các cửa hàng tiếp cận trung tâm các tụ điểm
dân cư và có bán kính hoạt động nhỏ. Phương pháp này thích hợp cho các cửa hàng nhỏ kinh doanh hàng nhật dụng.
Phân bố theo tụ điểm trao đổi. Thích hợp cho các cửa hàng hỗn hợp hoặc
chuyên doanh.
Phân bố theo tuyến giao thông. Thích hợp cho loại hình kinh doanh hỗn
hợp
Phân bố theo cụm và trung tâm: các loại hình liên doanh, chuyên doanh,
siêu thị.
5.2.3.2. Phương pháp định lượng
Phương pháp lượng giá các nhân tố chọn địa điểm
Việc đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố này dựa trên phương pháp cho điểm. Trước hết, xác định các nhân tố cơ bản để đánh giá, tiếp đó xác định mức độ quan trọng của mỗi nhân tố xếp loại từ 1 ÷ 10; sau đó đánh giá mức độ đạt được yêu cầu của từng nhân tố theo thang điểm 10; sau cùng tính tổng điểm đánh giá của các nhân tố.
Công thức:
∑
Trong đó:
D: Điểm đánh giá tổng thể địa điểm
d: Điểm đánh giá từng nhân tố
TS. Phạm Quốc Luyến Trang 82 Ví dụ: Các nhân tố Độ quan trọng Điểm nhân tố Điểm quan trọng nhân tố
Tiếp cận cửa hàng đối thủ cạnh tranh 8 5 40
Các điều kiện thuê địa điểm 5 4 20
Bãi đỗ xe 8 10 80
Tiếp cận cửa hàng bổ sung 6 9 54
Mức độ đổi mới không gian cửa hàng 6 8 48
Thuế đất 3 6 18
Khả năng tiếp cận của khách hàng 9 3 27
Dịch vụ công cộng 3 7 21
Tiếp cận đường giao thông chính 8 8 64
Cộng 372
Phương pháp lượng giá tiềm năng nhu cầu thị trường.
Có nhiều phương pháp như: phương pháp mô hình không gian tương hỗ, phân tích hồi quy, mô hình che phủ, lý thuyết trò chơi, các mô hình vị trí phân phối…
Ở đây chọn phương pháp mô hình không gian tương hỗ nhằm đánh giá sức hút thị trường của các vị trí, từ đó có quyết định chọn vị trí thích hợp. Mô hình này dựa trên định luật sức hút tương hỗ thị trường của Reilley. Theo mô hình này thì khách hàng bị hút bởi địa điểm bán lẻ thuận lợi.
Mô hình có dạng sau: ⁄ ∑ ⁄ Trong đó:
TS. Phạm Quốc Luyến Trang 83
Pij: Xác suất KH từ trung tâm dân cư i đi đến điểm bán lẻ j
Ci: Nhu cầu KH ở trung tâm i (tính bằng tiền)
Sj: Hiệu lực bán của địa điểm bán lẻ j (tổng hợp mọi biến số thu hút KH đến địa điểm bán lẻ: sự hấp dẫn cửa hàng, khả năng dự trữ, giá, bãi đỗ xe…)
Tij: Thời gian đi lại giữa trung tâm dân cư i và địa điểm bán lẻ j
n: số địa điểm bán lẻ j
a: thông số kinh nghiệm, thường bằng 2.