Dưới đây là một số chính sách hiện hành liên quan đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân:
Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 8/1/2010 của Chính phủ về Khuyến nông. Chính sách này ra đời nhằm hỗ trợ chi phí đào tạo kiến thức về sản xuất nông nghiệp, mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng nông sản. Đối tượng áp dụng là những người sản xuất, bao gồm: nông dân sản xuất nhỏ, nông dân sản xuất hàng hóa, nông dân thuộc diện hộ nghèo; chủ trang trại, xã viên tổ hợp tác và hợp tác xã; công nhân nông, lâm trường; doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 04 năm 2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Chính sách này hỗ trợ vốn vay cho khách hàng có nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Khách hàng được tiếp cận với nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng mà không cần tài sản đảm bảo với mức vay tối đa đến 50 triệu đồng đối với đối tượng là các cá nhân, hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; tối đa đến 200 triệu đồng đối với các hộ kinh doanh, sản xuất ngành nghề hoặc làm dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn; tối đa đến 500 triệu đồng đối với đối tượng là các hợp tác xã, chủ trang trại.
Thông tư 14/2010/TT-NHNN ngày 14/06/2010 hướng dẫn chi tiết thực hiện Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. ( thay NĐ 61/2010/NĐ-CP). Nghị định này bao gồm nhiều chính sách hỗ trợ về miễn giảm thuế sử dụng đất, hỗ trợ đầu tư trồng trọt, chăn nuôi và xây dựng các cơ sở hạ tầng kĩ thuật nông nghiệp…
Các chính sách trên quy định và hỗ trợ về nhiều mặt cho các hoạt động phát triển nông nghiệp tại nông thôn. Điều này cho thấy nước ta có hành lang pháp lý khá ổn định nhằm hỗ trợ cho hoạt động nông nghiệp. Các chính sách này đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho người nông dân, không chỉ góp phần cải thiện đời sống
đó, Nghị định 41 là một chính sách quan trọng nhằm hỗ trợ nguồn vốn trực tiếp cho khu vực nông nghiệp. Tuy nhiên, sau thời gian áp dụng nghị định 41 đã bộc lộ ra những điểm không thích hợp về quy mô vốn vay hay việc phân chia đối tượng vay theo địa lý hành chính tạo nên sự không công bằng đối với những người sản xuất nông nghiệp có mức nhu cầu vốn và điều kiện sản xuất ngang nhau tại địa phương khác nhau. Mặt khác, các tổ chức tín dụng đa phần cho vay ngắn hạn nên hạn chế việc mở rộng quy mô sản xuất của người nông dân. Vì vậy, vào tháng 10 năm 2014 NHNN cũng đã dự thảo nghị định mới thay đổi và bổ sung những khiếm khuyết về chính sách phát triển tín dụng nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới nhằm thay thế cho Nghị định 41. Theo đó, dự kiến bổ sung thêm đối tượng cũng như nâng mức cho vay tín chấp so với quy định hiện hành.
2.1.2. Cho vay nông nghiệp, nông thôn tại các NHTM Việt Nam
Vì mục tiêu hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp ở các vùng địa phương, đưa nông nghiệp thành nên tảng thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển, nâng cao chất lượng đời sống của người nông dân, Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp khuyến khích các tổ chức tín dụng chú trọng tới việc đưa nguồn vốn cho nông nghiệp. Một trong những giải pháp cụ thể để thực hiện Nghị định 41 là NHNN đã áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc ở mức thấp đối với các tổ chức tín dụng có tỷ trọng cho vay nông nghiệp, nông thôn cao; tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng. Từ đó, tạo điều kiện cho các NHTM giảm lãi suất cho các khách hàng vay vì mục đích sản xuất nông nghiệp. Năm 2011, lãi suất là 20%/năm xuống còn 15%/năm vào năm 2012 và hiện lãi suất cho vay đối với khu vực này phổ biến ở mức 6,5-8%/năm, thấp hơn nhiều so với lãi suất cho vay thông thường. Lãi suất giảm dần qua các năm tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nông dân sản xuất nông nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn hỗ trợ từ các tổ chức tín dụng.
Điển hình tại Agribank hiện nay đang áp dụng mức lãi suất cho vay có điều chỉnh đối với cho vay NNNT. Kể từ ngày giải ngân đến hết ba tháng đầu, lãi suất là 7%/ năm đối với cho vay ngắn hạn, 8%/năm đối với cho vay trung hạn, trên ba tháng áp dụng thực hiện theo lãi suất thả nổi. Công thức tính: Lãi suất cho vay = Lãi
3,5%/năm nhưng không vượt quá trần lãi suất cho vay theo quy định của Tổng giám đốc Agribank. Đối với cho vay lĩnh vực (đối tượng) sản xuất kinh doanh khác, lãi suất cho vay ngắn hạn áp dụng tối đa 10,5%/năm, trung và dài hạn 10 – 12,5%/năm.
Biểu đồ 2.1. Sự biến động của lãi suất cho vay NNNT (2011-2014)
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp.
Agribank là ngân hàng luôn đi đầu trong việc cung cấp vốn cho khu vực nông thôn, hoạt động vì mục tiêu phát triển nông nghiệp - nông dân – nông thôn. Do đó, không có gì lạ khi Agribank là ngân hàng hạt nhân thực hiện theo Nghị định 41. Bên cạnh đó, do sức hấp dẫn từ các chính sách khuyến khích của NHNN, cùng với bối cảnh khó khăn của tín dụng phi sản xuất, nhiều NHTM đã dần triển khai biện pháp để phát triển mảng tín dụng nông nghiệp, trong đó phải kể đến Vietcombank, Vietinbank, BIDV, LienVietPostbank… Năm 2012, LienVietPostbank đã đầu tư 4000 tỷ đồng cho vay NNNT, chiếm đến 40% tổng dư nợ của ngân hàng này. Tình đến hết ngày 31/3/2014, dư nợ cho vay NNNT của Vietinbank là 72.615 tỷ đồng, chủ yếu là dư nợ ngắn hạn chiếm 20% tổng dư nợ của ngân hàng này.
Tổng kết kết quả hoạt động của các tổ chức tín dụng sau ba năm (2010-2013) thực hiện Nghị định 41 đã thấy được sự thành công trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp, đưa nguồn vốn đến với những người nông dân tại các vùng nông thôn khó khăn. Đến năm 2013, dư nợ cho vay NNNT (không tính NHCSXH) đã đạt
của nền kinh tế. Tốc độ tăng dư nợ bình quân của tín dụng nông nghiệp nông thôn trong ba năm từ năm 2010 đến năm 2013 là 24,5%[13]. Điều này cho thấy những chính sách khuyến khích của NHNN đã thành công trong việc khiến các tổ chức tín dụng chú trọng tới cung cấp nguồn vốn cho hoạt động nông nghiệp nông thôn.
Biểu đồ 2.2. Tình hình dư nợ cho vay NNNT (không tính NHCSXH) (2010-2013)
ĐVT: Tỷ đồng
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp.
Nhiều NHTM chú trọng tới đầu tư cho sản xuất nông nghiệp là một tín hiệu đáng mừng cho sự tăng trưởng trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, đây vẫn là một bộ phận kinh tế đặc thù. Cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu là khoản vay nhỏ lẻ và không đem lại lợi nhuận cao như cho vay phi sản xuất. Đồng thời, nông nghiệp là một ngành chịu nhiều ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan như khí hậu thời tiết nên dễ gặp phải những rủi ro không thể tránh khỏi. Các NHTM vẫn cần có những chính sách tín dụng tốt để xoay vòng vốn giữa các ngành kinh tế, đồng thời đem lại lợi nhuận cho hoạt động dịch vụ của mình.
2.2.1. Đặc điểm tự nhiên, xã hội, kinh tế của huyện Kbang
2.2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, xã hội
Kbang có nhiều điều kiện thuận lợi về đất đai và khí hậu để phát triển sản xuất nông nghiệp. Mặc dù Kbang là một huyện miền núi của tỉnh Gia Lai thuộc khu vực Tây Nguyên nhưng do đặc thù về địa hình ở phía đông bắc có núi cao chắn gió và phía đông giáp biển Quy Nhơn - Bình Định nên chịu nhiều ảnh hưởng của khí hậu miền Trung. Khí hậu được chia thành hai mùa gồm mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 6 tới tháng 12, lượng mưa trung bình 1400mm/năm. Đất đai chủ yếu là đất đỏ badan màu mỡ nên có điều kiện cho phát triển cây hoa màu, rau xanh, lương thực, các cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày. Diện tích huyện khoảng 1.845 km2 trong khi dân số chỉ khoảng 57 nghìn người nên mật độ dân số khá thưa thớt (khoảng 27 người/km2), vì vậy có nhiều diện tích đất đồi cỏ để phát triển chăn nuôi. Đặc điểm dân cư là ở khu vực này có khá nhiều người dân tộc thiểu số như người Tày, người Nùng và người Ba Na.
Hình 2.1. Bản đồ địa lý huyện Kbang
Nguồn: Google Maps.
Địa bàn huyện bao gồm một thị trấn Kbang nằm ở vị trí trung tâm huyện và 13 xã bao gồm: Đăk Rong, Sơn Lang, Kon Pne, Krong, Sơ Pai, Lơ Ku, Nghĩa An, Tơ Tung, Kông Lơng Khơng, Đăk Hlơ, Kông Bơ La, Đăk Rong và xã Đông. Mỗi xã lại có những thế mạnh riêng để phát triển những lĩnh vực nông nghiệp khác
Mía, bí, ớt, đậu... Cây công nghiệp
Lúa Chăn nuôi
nhu cầu phát triển phù hợp với tình hình của từng địa phương. Cụ thể, với diện tích lúa rẫy hiệu quả kinh tế thấp ở các xã vùng xa sẽ chuyển sang trồng mía, bí, ớt và đậu các loại có hiệu quả kinh tế cao hơn; mở rộng diện tích vùng trồng cây công nghiệp, lương thực thực phẩm ở những vùng có diện tích đất rẫy quy mô lớn. Đặc biệt chú trọng ở các xã phía nam đẩy mạnh trồng cây mía cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đường An Khê. Bên cạnh đó, hầu hết các xã đều tận dụng các sản phẩm từ trồng trọt như mía, bắp, rơm rạ để phát triển chăn nuôi giá rẻ.
Tuy nhiên, huyện vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc phát phát triển các hoạt động nông nghiệp trên địa bàn do nhiều yếu tố khách quan như mưa, bão gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất. Thời tiết diễn biến thất thường, sương muối và giá lạnh kéo dài vào các tháng cuối năm làm giảm năng suất, sản lượng cây cà phê. Giá cả của các mặt hàng nông sản chủ lực như cây mía thấp, mức độ tiêu thụ chậm do người dân chưa tập trung vào các giống mía đem lại hiệu quả cao, hoạt động trồng mía còn mang nhiều tính tự phát và chưa ổn định.
Việc tập trung cho phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện được các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân trong huyện quan tâm thực hiện. Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Xây dựng Nông thôn mới tiếp tục được đẩy mạnh và nhận được nhiều sự hưởng ứng. Hiện nay, xã ĐăkHLơ là xã đầu tiên đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới với 19/19 tiêu chí. Chất lượng đời sống của người dân trong huyện dần được cải thiện đồng đều giữa thị trấn và các xã lận cận.
2.2.1.2. Đặc điểm kinh tế
Nông nghiệp được coi là ngành chủ đạo trong nền kinh tế của huyện Kbang, ngành nông – lâm nghiệp chiếm 58,98% cơ cấu kinh tế vào năm 2014, tăng so với năm 2013 (43,19%). Tốc độ phát triển kinh tế tiếp tục tăng trưởng ở mức cao.
Cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch, tăng tỷ trọng ngành nông – lâm nghiệp, giảm tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Sự chuyển dịch này cho thấy nét đặc trưng kinh tế riêng của vùng là tập trung vào phát triển các ngành sản xuất nông, lâm nghiệp.
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp.
Biểu đồ 2.4. Sự tăng trưởng của thu nhập bình quân đầu người tại huyện Kbang (2012 -2014)
ĐVT: Triệu đồng/ người/ năm
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp.
Tốc độ tăng giá trị sản xuất là 6,83%, thu nhập bình quân đầu người năm 2014 là 19,796 triệu đồng/ người/ năm tăng 16,98% so với năm 2013. Điều này cho thấy với sự phát triển kinh tế của huyện, đời sống của người dân ngày càng được cải
đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Về trồng trọt, năm 2014, tổng diện tích gieo trồng 32.733 ha, đạt 11,2% kế hoạch, tăng 2,65% so với năm 2013. Tổng sản lượng lương thực đạt 44.686 tấn, tăng 3,1% so với năm 2013. Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhân rộng mô hình sản xuất được triển khai như mô hình cải tạo đất chua phèn, sản xuất lúa nước tại xã Đăkrong, nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn chuyên canh cây mía tại xã ĐăkHLơ…; trồng mới một số cây công nghiệp như cây Mắc ca, cao su tiểu điền, cây bờ lời đỏ, cây sa nhân tím…Về chăn nuôi, tổng đàn gia súc có 49.151 con, đạt 100,14% kế hoạch, tăng 0,35% so với năm 2013. Hiện nay, huyện đã và đang phối hợp với Công ty Hoàng Anh Gia Lai triển khai thực hiện dự án chăn nuôi bò thịt, bò sữa trên toàn địa bàn huyện.
Hình 2.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp tại huyện Kbang năm 2014
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp.
Hoạt động sản xuất càng phát triển kéo theo nhu cầu về vốn xuất hiện. Các hộ nông dân trên địa bàn cần vốn để mua giống cây trồng, vật nuôi hay nguyên nhiên liệu phân bón nông nghiệp. Do đó, dịch vụ ngân hàng cũng trở thành hoạt động không thể thiếu. Trên địa bàn huyện Kbang hiện có 4 ngân hàng: Agribank, NHTMCP An Bình, NHTMCP Bưu điện - Liên việt, Ngân hàng chính sách xã hội. Tổng dư nợ cho vay các Ngân hàng trên địa bàn huyện đến 31/12/2014 là 870.821 triệu đồng, trong đó dư nợ cho vay của Agribank đạt 556.921 triệu đồng, chiếm
các ngân hàng còn lại là 313.900 triệu đồng, chiếm 36,04%.
Biểu đồ 2.5. Dư nợ cho vay theo thị phần tại huyện Kbang (2013-2014)
ĐVT: Triệu đồng.
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp.
Đa phần các hộ nông dân trong huyện đều tiếp cận nguồn vốn từ NHCSXH và Agribank. Đối tượng cho vay của NHCSXH là các hộ nghèo và gia đình có con em đang theo học hệ trung cấp, cao đẳng, đại học… thì mới có đủ điều kiện vay vốn. Nguồn vốn từ NHCSXH có mức lãi suất thấp hơn nhiều so với các tổ chức tín dụng khác, tuy nhiên để tiếp cận được nguồn vốn này còn khá khó khăn bởi vì ở mỗi địa phương các gói vay này sẽ được áp dụng khác nhau. Đối tượng cho vay của Agribank là tất cả các hộ nông dân có nhu cầu vay vốn sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, do ưu thế về thời gian hoạt động lâu dài tại địa phương và là ngân hàng đầu tiên được thành lập trên địa bàn, Agribank trở thành một thương hiệu uy tín và chiếm được phần lớn thị phần cho vay trên địa bàn huyện. Tuy nhiên với xu hướng phát triển về khu vực nông thôn của các NHTMCP, Agribank không tránh khỏi phải đối mặt nhiều sự cạnh tranh đến từ các NHTM khác.
2.2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Kbang được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 5 năm 1989; nằm cách Quốc lộ 19 khoảng 25km ở phía Đông Bắc tỉnh Gia Lai. Chi nhánh NHNo & PTNT Kbang trực thuộc chi nhánh NHNo & PTNT Gia Lai ban hành kèm theo Quyết định số 340/ QĐ-NHNo- 02 ngày 19/06/1988 Quyết định của tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam “V/v thành lập các đơn vị trực thuộc đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc NHNo & PTNT”, với tên gọi là chi nhánh cấp III loại VI. Hiện nay trụ sở chính của chi nhánh được đặt tại số 35 đường Võ Thị Sáu, thị trấn Kbang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.
Agribank có chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng Ngân hàng trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và được xem như Ngân hàng thương mại quốc doanh. Agribank Kbang gần gũi với các hộ sản xuất nông nghiệp, tiếp cận và đưa nguồn vốn tới khách hàng tại địa phương vì mục tiêu phát triển “nông nghiệp, nông thôn,