Tình hình dư nợ

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHO VAY NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN KBANG TỈNH GIA LAI (Trang 52)

Dư nợ NNNT tăng dần qua các năm, tuy tốc độ tăng không cao. Năm 2012 là 348.980 triệu đồng tăng 88.815 triệu đồng so với năm 2011, tốc độ tăng 34,14%, chiếm tỷ trọng 99,8% / tổng dư nợ cho vay. Năm 2013 tăng 78.493 triệu so với năm 2012, tốc độ tăng 18,36%, chiếm 99,12% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay Nông nghiệp nông thôn tới hết ngày 31/12/2014 là 551.678 triệu đồng, tăng 124.205 triệu đồng (tăng 29,05%) so với năm 2013, chiếm tỷ trọng 99,24%/ tổng dư nợ cho vay toàn chi nhánh. Dư nợ tín dụng của toàn chi nhánh ngày càng tăng, đặc biệt dư nợ cho vay NNNT chiếm tỷ trọng lớn hơn 90% trong tổng dư nợ, từ đó cho thấy cho vay các hộ sản xuất kinh doanh nông nghiệp chiếm phần lớn trong cơ cấu tín dụng của chi nhánh, áp đảo so với cho vay tiêu dùng.

(2011-2014)

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo thường niên Agribank Kbang (2011-2014)

Chi nhánh tập trung chủ yếu vào cho vay ngắn hạn đối với các đối tượng sản xuất nông nghiệp, năm 2014 tỷ trọng cho vay ngắn hạn nhiều gấp 6 lần cho vay trung hạn. Cụ thể, dư nợ cho vay ngắn hạn là 469.123 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 85,04%/ tổng dư nợ cho vay NNNT, dư nợ cho vay trung hạn là 82.555 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 14,96%/ tổng dư nợ cho vay NNNT. Vì đặc trưng của sản xuất nông nghiệp tại địa phương là nhỏ lẻ và mang tính tự phát, chuỗi sản xuất – chế biến – tiêu thụ còn hạn chế, hầu như người nông dân chưa có nhu cầu tập trung tới các khâu phát triển sản xuất chất lượng cao với quy mô lớn nên nguồn thu ở khu vực nông nghiệp khá thấp và nhu cầu vốn của không cao. Vì vậy, để có thế dễ dàng xoay vòng vốn và tránh các rủi ro tín dụng, Agribank Kbang chủ yếu tập trung cho vay ngắn hạn.

Năm 2014, dư nợ cho vay NNNT theo nghị định 41/2010/NĐ-CP năm 2014 đạt 290.014 triệu đồng chiếm tỷ trọng 52,07% trên tổng dư nợ, tăng 72.689 triệu đồng, tỷ lệ tăng 33,45% so với năm 2013. Trong đó: dư nợ ngắn hạn 251.094 triệu đồng, trung hạn 38.920 triệu đồng. Dư nợ xấu 2.262 triệu đồng, tỷ lệ nợ xấu 0,78%

toàn huyện của Agribank, cho vay theo nghị định 41 chiếm tỷ trọng khá cao. Số khách hàng vay NNNT theo Nghị định 41 gấp đôi số khách hàng vay NNNT ở thị trấn. Năm 2014, số khách hàng dư nợ ở địa bàn 13 xã là 2.917 khách hàng, tăng 234 khách hàng so với năm 2013. Trong khi số khách hàng dư nợ ở địa bàn thị trấn là 1311 khách hàng, tăng 182 khách hàng so với năm 2013.

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo thường niên Agribank huyện Kbang năm (2011 - 2013)

Chỉ tiêu Năm So Sánh 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Tăng/ giảm (triệu đồng) Tăng/ giảm (%) Tăng/ giảm (triệu đồng) Tăng/ giảm (%) Dư nợ cho vay NNNT 348.980 100,00 427.473 100 551.678 100 78.493 18,36 124.205 29,05

Mía đường 35.732 10,24 44.210 10,34 37.983 6,88 8.478 19,18 -6.277 -16,53

Cà phê 15.309 4,38 13.479 3,15 44.778 8,12 -1.830 -13,58 31.299 69,9

Chăn nuôi gia súc, gia

chiếm tỷ trọng khoảng 28%/ tổng dư nợ NNNT vào năm 2013, 32%/ tổng dư nợ NNNT vào năm 2014. Dư nợ cho vay chăn nuôi vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu cho vay theo sản phẩm, khách hàng chủ yếu vay tiền để mua bò và thức ăn chăn nuôi bò, mỗi hộ đầu tư nuôi từ năm tới bảy con bò, tuy nhu cầu vay vốn của mỗi hộ ít nhưng tổng nhu cầu vay vốn lại lớn do hầu hết hộ nông dân đều có nhu cầu phát triển chăn nuôi đi kèm cùng với hoạt động sản xuất khác. Năm 2013, trồng trọt các loại cây trồng chính như mía chiếm 10,25%/ tổng dư nợ NNNT, cà phê chiếm 3,12%/ tổng dư nợ NNNT. Cơ cấu cây trồng vẫn chưa có sự ổn định ở một số giống cây trồng chính. Năm 2014, dư nợ cho vay cây cà phê tăng 31.299 triệu đồng so với năm 2013, chiếm tỷ trọng 8,12% tổng dư nợ NNNT, trong khi tỷ trọng dư nợ mía đường giảm xuống còn 6,88%/ tổng dư nợ NNNT.

Qua những số liệu trên, ta có thế thấy Agribank đóng vai trò chủ lực trong lĩnh vực đầu tư tín dụng cho thị trường nông nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện. Hoạt động tín dụng Agribank trong thời gian qua đã đem lại những đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế của huyện, đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ tài chính nông thôn. Từ đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, giúp bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nông dân.

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHO VAY NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN KBANG TỈNH GIA LAI (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w