Đặc điểm tự nhiên, xã hội

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHO VAY NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN KBANG TỈNH GIA LAI (Trang 45)

Kbang có nhiều điều kiện thuận lợi về đất đai và khí hậu để phát triển sản xuất nông nghiệp. Mặc dù Kbang là một huyện miền núi của tỉnh Gia Lai thuộc khu vực Tây Nguyên nhưng do đặc thù về địa hình ở phía đông bắc có núi cao chắn gió và phía đông giáp biển Quy Nhơn - Bình Định nên chịu nhiều ảnh hưởng của khí hậu miền Trung. Khí hậu được chia thành hai mùa gồm mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 6 tới tháng 12, lượng mưa trung bình 1400mm/năm. Đất đai chủ yếu là đất đỏ badan màu mỡ nên có điều kiện cho phát triển cây hoa màu, rau xanh, lương thực, các cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày. Diện tích huyện khoảng 1.845 km2 trong khi dân số chỉ khoảng 57 nghìn người nên mật độ dân số khá thưa thớt (khoảng 27 người/km2), vì vậy có nhiều diện tích đất đồi cỏ để phát triển chăn nuôi. Đặc điểm dân cư là ở khu vực này có khá nhiều người dân tộc thiểu số như người Tày, người Nùng và người Ba Na.

Hình 2.1. Bản đồ địa lý huyện Kbang

Nguồn: Google Maps.

Địa bàn huyện bao gồm một thị trấn Kbang nằm ở vị trí trung tâm huyện và 13 xã bao gồm: Đăk Rong, Sơn Lang, Kon Pne, Krong, Sơ Pai, Lơ Ku, Nghĩa An, Tơ Tung, Kông Lơng Khơng, Đăk Hlơ, Kông Bơ La, Đăk Rong và xã Đông. Mỗi xã lại có những thế mạnh riêng để phát triển những lĩnh vực nông nghiệp khác

Mía, bí, ớt, đậu... Cây công nghiệp

Lúa Chăn nuôi

nhu cầu phát triển phù hợp với tình hình của từng địa phương. Cụ thể, với diện tích lúa rẫy hiệu quả kinh tế thấp ở các xã vùng xa sẽ chuyển sang trồng mía, bí, ớt và đậu các loại có hiệu quả kinh tế cao hơn; mở rộng diện tích vùng trồng cây công nghiệp, lương thực thực phẩm ở những vùng có diện tích đất rẫy quy mô lớn. Đặc biệt chú trọng ở các xã phía nam đẩy mạnh trồng cây mía cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đường An Khê. Bên cạnh đó, hầu hết các xã đều tận dụng các sản phẩm từ trồng trọt như mía, bắp, rơm rạ để phát triển chăn nuôi giá rẻ.

Tuy nhiên, huyện vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc phát phát triển các hoạt động nông nghiệp trên địa bàn do nhiều yếu tố khách quan như mưa, bão gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất. Thời tiết diễn biến thất thường, sương muối và giá lạnh kéo dài vào các tháng cuối năm làm giảm năng suất, sản lượng cây cà phê. Giá cả của các mặt hàng nông sản chủ lực như cây mía thấp, mức độ tiêu thụ chậm do người dân chưa tập trung vào các giống mía đem lại hiệu quả cao, hoạt động trồng mía còn mang nhiều tính tự phát và chưa ổn định.

Việc tập trung cho phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện được các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân trong huyện quan tâm thực hiện. Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Xây dựng Nông thôn mới tiếp tục được đẩy mạnh và nhận được nhiều sự hưởng ứng. Hiện nay, xã ĐăkHLơ là xã đầu tiên đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới với 19/19 tiêu chí. Chất lượng đời sống của người dân trong huyện dần được cải thiện đồng đều giữa thị trấn và các xã lận cận.

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHO VAY NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN KBANG TỈNH GIA LAI (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w