Xây dựng ma trận SWOT

Một phần của tài liệu hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần chế biến lâm thủy sản khánh hòa đến năm 2020 (Trang 83)

Từ các thông tin đã phân tích ở trên cùng các thông tin từ ma trận IFE, EFE ta xây dựng ma trận SWOT và kết hợp các chiến lược có thể lựa chọn như sau:

Bảng 3.1 Ma trận SWOT

MA TRẬN SWOT

Cơ hội (O)

- O1:Tốc độ tăng trưởng GDP cao và ổn định tạo điều kiện để công ty phát triển

- O2: Sự ổn định về chính trị, xã hội cao tạo môi trường thuận lợi cho Công ty phát triển, thu hút đầu tư

- O3: Chính sách khuyến khích trồng rừng tạo nguồn nguyên liệu dồi dào và khuyến khích xuất khẩu tăng sản lượng tiêu thụ

- O4: Xu hướng tiêu dùng ngày càng đa dạng Công ty có cơ hội nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh

- O5: Khách hàng tin tưởng vào chất lượng sản phẩm, uy tín thương hiệu của Công ty

- O6: Công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, đáp ứng kịp thời nhu cầu công việc, quảng bá sản phẩm tốt hơn đồng thời kiểm soát tốt tình hình tài chính của Công ty,

- O7: Sự giao lưu kinh tế ngày càng mở rộng, Công ty có cơ hội tăng cường hoạt động xuất khẩu

Nguy cơ (T)

T1. Tỷ lệ lạm phát, lãi suất cao ảnh hưởng đến giá thành và giảm xu hướng đầu tư của Công ty T2. Công nghệ sản xuất chưa thực sự đáp ứng tốt yêu cầu về chất lượng sản phẩm

T3. Đối thủ cạnh tranh nhiều, khác nhau ở các thị trường nên khó khăn trong việc hoạch định chiến lược chung, nguồn nguyên liệu đầu vào của Công ty bị đe dọa

T4. Phần lớn đối thủ cạnh tranh là các công ty lớn, sản phẩm có uy tín, chất lượng ổn định gây khó khăn cho Công ty khi muốn thâm nhập thị trường của đối thủ và giữ vững thị trường hiện có

T5. Nguyên liệu gỗ trong nước ngày càng khan hiếm trong khi gỗ khai thác từ rừng trồng không đáp ứng chất lượng, gỗ nhập khẩu giá cao

T6. Nhiều công ty chế biến gỗ nguyên liệu gia nhập ngành sản xuất đồ gỗ nội, ngoại thất

T7. Các sản phẩm đồ nội, ngoại thất được làm từ tre thay thế cho các sản phẩm đồ nội, ngoại thất làm từ gỗ

Điểm mạnh (S)

S1. Tạo dựng được uy tín trên thị trường. Thâm nhập nhiều thị trường mới, đầy tiềm năng như thị trường Châu Mỹ, Châu Phi

S2. Giá cả phù hợp, có tính cạnh tranh cao S3. Tham gia quảng bá, giới thiệu sản phẩm qua các phương tiện khác nhau như: hội chợ, triển lãm, internet hình ảnh thương hiệu dần dần tạo chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng

S4. Có diện tích lớn để mở rộng quy mô sản xuất, cơ sở vật chất tốt

S5. Bố trí máy móc thiết bị sản xuất phù hợp S6. Xây dựng kế hoạch sản xuất hợp lý S7. Hệ thống kiểm soát chặt chẽ

S8. Công tác quản trị nguồn nhân lực của công ty tốt S9. Tình hình tài chính lành mạnh Các chiến lược S – O S1, S2, S4, S5, S7, S8, S9 O1, O2, O4, O5, O7 Chiến lược phát triển thị trường S2, S3, S6, S9, O2, O4, O6, O7 

Chiến lược thâm nhập thị trường. Các chiến lược S – T S4, S5, S6, S7, S8, S9, T2, T3, T4, T6, T7  Chiến lược phát triển sản phẩm S1, S2, S3, S8, S9, T1, T3, T4, T6, T7  Chiến lược phát triển thương hiệu. Điểm yếu (W)

W1. Chưa khai thác hết thị trường nội địa

W2. Công ty chưa có phòng marketing, nhân viên bán hàng yếu về nghiệp vụ kinh doanh. W3. Chi phí cho việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm còn thấp

W4. Trình độ công nghệ sản xuất đồ nội thất ở mức trung bình (chủ yếu là thủ công), năng lực sản xuất của Công ty chưa đủ lớn

W5. Xây dựng chiến lược kinh doanh trong ngắn hạn, chưa xây dựng kế hoạch cho trung và dài hạn

W6. Hoạt động nghiên cứu và phát triển gặp nhiều khó khăn

Các chiến lược W–O

W1, W2, W5, O1, O2, O3, O4 

Chiến lược hội nhập dọc về phía trước W1, W2, W3,O4, O5 O6, O7  Chiến lược Marketing Các chiến lược WT W2, W3, W4, W5, W6, T1, T3, T4, T6, T7  Chiến lược chỉnh đốn để phát triển W4, W5, W6, T2, T3, T4, T6, T7  Chiến lược chuyên môn hóa sản xuất

Một phần của tài liệu hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần chế biến lâm thủy sản khánh hòa đến năm 2020 (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)