Ma trận các yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần chế biến lâm thủy sản khánh hòa đến năm 2020 (Trang 58)

Bảng 2.10 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)

S T T

Yếu tố môi trường bên trong

Mức độ quan trọng của các yếu tố Phân loại Số điểm quan trọng Tính chất tác động 1 Tạo dựng được uy tín trên thị trường. Thâm

nhập nhiều thị trường mới, đầy tiềm năng như thị trường Châu Mỹ, Châu Phi

0,08 3 0,24 (+)

2 Chính sách giá cả phù hợp, có tính cạnh tranh cao

3 Tham gia quảng bá, giới thiệu sản phẩm qua các phương tiện khác nhau như: hội chợ, triển lãm, internet hình ảnh thương hiệu dần dần tạo chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng

0,05 3 0,15 (+)

4 Chưa khai thác hết thị trường nội địa 0,06 3 0,18 (-) 5 Công ty chưa có phòng marketing, nhân viên

bán hàng yếu về nghiệp vụ kinh doanh.

0,06 2 0,12 (-)

6 Chi phí cho việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm còn thấp

0,05 1 0,05 (-)

7 Có diện tích lớn để mở rộng quy mô sản xuất, cơ sở vật chất tốt.

0,07 3 0,21 (+)

8 Bố trí máy móc thiết bị sản xuất phù hợp, 0,07 2 0,14 (+)

9 Xây dựng kế hoạch sản xuất hợp lý 0,07 3 0,21 (+)

10 Trình độ công nghệ sản xuất đồ nội thất ở mức trung bình (chủ yếu là thủ công), năng lực sản xuất của Công ty chưa đủ lớn

0,06 3 0,18 (-)

11 Xây dựng chiến lược kinh doanh trong ngắn hạn, chưa xây dựng kế hoạch cho trung và dài hạn

0,07 2 0,14 (-)

12 Hệ thống kiểm soát tương đối chặt chẽ 0,07 4 0,28 (+) 13 Công tác quản trị nguồn nhân lực của công ty tốt 0,06 3 0,18 (+)

14 Tình hình tài chính lành mạnh 0,07 3 0,21 (+)

15 Hoạt động nghiên cứu và phát triển gặp nhiều khó khăn

0,07 2 0,14 (-)

TỔNG CỘNG 1,00 2,79

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Ghi chú:

- Mức độ quan trọng của các yếu tố và phân loại được lấy từ kết quả tổng hợp ý kiến của các chuyên gia.

- Số điểm quan trọng là tích từng cặp mức độ quan trọng của các yếu tố và phân loại, là cơ sở để Công ty đánh giá hiện trạng của mình

Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong giúp nhà quản trị chiến lược tóm tắt và đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu quan trọng của các bộ phận chức năng, cũng như cung cấp để đánh giá mối quan hệ giữa các bộ phận này.

Các yếu tố bên trong phản ánh tính khác biệt đặc thù của Công ty, đây là yếu tố quyết định đến lợi thế cạnh tranh của Công ty trong tương quan so sánh với các công ty khác, trong môi trường tác nghiệp tương đối giống nhau.

Tại Công ty Cổ phần chế biến lâm thủy sản Khánh Hòa, các yếu tố bên trong được hiểu là nội lực to lớn, nhiệm vụ quản lý là luôn tạo ra động lực để thúc đẩy các nội lực tiềm năng này, liên kết chúng lại với nhau tạo ra sức mạnh của tổ chức giúp đề kháng với biến động bất lợi của thị trường, tận dụng những thuận lợi về thương hiệu, công nghệ, chất lượng sản phẩm, đạt được vị trí mong muốn trên thị trường.

Nhận xét:

Từ bảng 2.10 ta thấy, tổng điểm đánh giá của ma trận đánh giá các yếu tố của môi trường nội bộ của Công ty là 2,79 lớn hơn mức trung bình là 2,5. Điều đó chứng tỏ Công ty có phản xạ với các yếu tố ở môi trường bên trong ở mức trung bình khá. 2.4.Phân tích môi trường bên ngoài của Công ty Cổ phần chế biến lâm thủy sản Khánh Hòa

2.4.1. Phân tích môi trường vĩ mô

2.4.1.1.Các yếu tố kinh tế

Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã và đang tạo nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp. Tình hình suy thoái kinh tế thế giới đã tác động trực tiếp tới Việt Nam. Do đó sự suy giảm chung của nền kinh tế cũng tạo ra khó khăn không nhỏ cho Công ty trong thời gian qua.

Bảng 2.11 Số liệu kinh tế vĩ mô của Việt Nam giai đoạn 2008-2012

Tên chỉ tiêu Năm

2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tốc độ tăng trưởng GDP (%) 6,17 5,32 6,78 5,89 5,03 Tỉ lệ lạm phát(%) 2,3 6,88 11,75 18,13 6,81 Xuất khẩu (%GDP) 78,21 63,42 71,6 78,3 82,5 (Nguồn: Tổng cục thống kê)

- Tốc độ tăng trưởng GDP: Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm từ 2008-2012 đều đạt trên dưới 6% (riêng năm 2009 đạt 5,32%, 2011 đạt 5,89%, 2012 đạt 5,03% do

ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế). Như vậy, Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng GDP tương đối cao và ổn định trên thế giới

- Tỷ lệ lạm phát: Vấn đề lạm phát hiện nay là vấn đề nóng bỏng. Năm 2010, 2011 lạm phát tăng trở lại và đạt 11,75% và 18,6% làm ảnh hưởng đến giá cả nguyên liệu, làm cho giá cả các yếu tố đầu vào của Công ty tăng lên liên tục, tổng chi phí của Công ty tăng lên tương ứng. Chi phí vận chuyển, chi phí điện nước, chi phí nhân công cũng tăng lên đáng kể. Vì vậy, Công ty phải có kế hoạch thu mua nguyên vật liệu và vận chuyển hợp lý không làm tăng chi phí và ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thu.

- Lãi suất: Trước tình hình lạm phát và khủng hoảng kinh tế, năm 2009 nhà nước đã có gói hỗ trợ lãi suất 4% và chính sách miễn giảm giãn thuế cho doanh nghiệp và năm 2010 do tình hình bội chi ngân sách nên nhà nước không hỗ trợ cho doanh nghiệp nữa mà lãi suất được tự do. Cuối năm 2012, nhà nước đã điều chỉnh lãi suất về mức 11%/năm, nhưng tổng chi phí để vay được vẫn được ở mức 15 -17%/năm. Với mức lãi suất đó cho thấy Công ty phải có chiến lược tốt sử dụng hiệu quả đồng vốn vay, có kế hoạch sản xuất tiêu thụ phù hợp, giảm các khoản nợ khó đòi để tăng vòng vốn.

Ảnh hưởng của các yếu tố về kinh tế đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty:

Yếu tố Ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

O/T

Tốc độ tăng trưởng GDP cao và ổn định

Tạo cơ hội để công ty phát triển O

Tỷ lệ lạm phát, lãi suất cao

Ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm làm tăng giá thành sản phẩm và giảm xu hướng đầu tư của Công ty

T

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ ý kiến chuyên gia)

2.4.1.2. Các yếu tố về luật pháp và chính trị

Là Công ty cổ phần nên hoạt động của Công ty chịu sự điều hành của Luật doanh nghiệp. Khi đăng ký Công ty đại chúng thì hoạt động Công ty còn chịu sự điều chỉnh của Luật Chứng khoán, bên cạnh đó là các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động của công ty: Luật Dân sự, Luật Quản lý thuế, Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Lao động…

Việt Nam đang trong quá trình phát triển và hội nhập với kinh tế thế giới, mọi sự thay đổi về chính sách quản lý cũng như sự thay đổi về các văn bản quy phạm pháp

luật điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp nói chung cũng như các doanh nghiệp trong ngành luôn có thể xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty. Hệ thống pháp luật tiếp tục được xây dựng, sửa đổi hoàn chỉnh cho phù hợp với thông lệ và luật pháp quốc tế. Hiện nay, Nhà nước rất quan tâm đến phát triển nông lâm ngư nghiệp, ngày 26/02/2009 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 08/2009/TT-BNN hướng dẫn một số chính sách hỗ trợ phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ. Theo đó sẽ khoán cho các hộ gia đình chăm sóc bảo vệ rừng dưới hình thức hỗ trợ bằng tiền 05 triệu đồng/ha/hộ và hỗ trợ 50% lãi suất vay từ các ngân hàng thương mại và nhà nước. Ngày 02/02/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 124/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, theo đó đến năm 2020 tổng giá trị sản phẩm gỗ xuất khẩu đạt 7 tỷ USD (3,5 triệu m3 sản phẩm). Vì vậy, Công ty nên đầu tư hơn nữa vào trang thiết bị hiện đại để tăng sản lượng sản xuất ra và có chính sách đưa sản phẩm đến các thị trường khác nhau đáp ứng tốt thị trường tiêu dùng.

Nhận định các yếu tố về luật pháp và chính trị ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty:

Yếu tố Ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

O/T Sự ổn định về chính trị xã hội cao Tạo môi trường thuận lợi cho Công ty

phát triển, cơ hội thu hút đầu tư

O Chính sách khuyến khích trồng, bảo

vệ rừng và xuất khẩu mặt hàng lâm sản

Tạo nguồn nguyên liệu đầu vào dồi dào và tăng sản lượng tiêu thụ cho Công ty

O

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ ý kiến chuyên gia)

2.4.1.3. Các yếu tố về văn hóa, xã hội

Xu hướng tiêu dùng: Cùng với sự phát triển của nhân loại, nhu cầu của con người ngày càng đa dạng. Bên cạnh nhu cầu tất yếu của cuộc sống như nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp thì cuộc sống cần phải tiện nghi, đầy đủ. Do vậy yêu cầu về chất lượng và tính năng sản phẩm trang trí nội thất ngày càng khắt khe hơn, vừa đảm bảo chất lượng, tiện dụng vừa phải đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ cao đặc biệt ở thị trường khó tính như thị trường Châu Âu, Nhật Bản…

Sự gia tăng dân số và sự dịch chuyển dân số: Hiện nay dân số Việt Nam đã trên 80 triệu người, trong đó dân số ở nông thôn chiếm 77%. Dự báo đến năm 2015, dân số Việt Nam sẽ lên đến trên 90 triệu người. Từ số liệu này có thể thấy được tiềm năng về nguồn nhân lực dồi dào.

Xã hội Việt Nam với nền tảng văn hóa Á Đông đang chuyển biến theo hướng kết hợp hài hòa giữa hiện đại và đậm đà bản sắc dân tộc. Sự giao lưu học hỏi thế giới bên ngoài ngày càng được mở rộng. Sự phát triển mạnh mẽ của các ngành sản xuất công nghiệp nói chung và thủ công mỹ nghệ nói riêng đã thúc đẩy Việt Nam ngày càng hòa nhập với cộng đồng thế giới.

Nhận định các yếu tố về văn hóa, xã hội ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty:

Yếu tố Ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

O/T Xu hướng tiêu dùng

ngày càng đa dạng.

Công ty có cơ hội nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh

O

Sự giao lưu kinh tế ngày càng mở rộng

Công ty có cơ hội tăng cường hoạt động xuất khẩu O

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ ý kiến chuyên gia)

2.4.1.4. Yếu tố về tự nhiên

Khánh Hòa là tỉnh duyên hải miền Trung, có đường bờ biển dài, là điểm đến của rất nhiều du khách trong và ngoài nước “Khánh Hòa là xứ trầm hương”. Đây chính là thế mạnh của Khánh Hòa để phát triển ngành chế biến gỗ.

Nhận định các yếu tố về tự nhiên ảnh hưởng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty:

Yếu tố Ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

O/T Khánh Hòa là xứ sở của trầm hương Tạo điều kiện để Công ty có cơ hội

nâng cao chất lượng sản phẩm và thương hiệu của mình.

O

Khánh Hòa là thành phố du lịch, thu hút rất nhiều khách nước ngoài

Cơ hội để quảng bá sản phẩm cho các thị trường mới trên thế giới.

O

2.4.1.5. Yếu tố về công nghệ

Sản phẩm của Công ty chủ yếu là đồ gỗ nội thất bao gồm: giường, tủ, bàn, ghế…. Để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường đòi hỏi Công ty phải thường xuyên đổi mới mẫu mã, kiểu dáng các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Điều đó có nghĩa là bên cạnh việc thiết kế để đưa ra những sản phẩm mới Công ty phải đầu tư thêm máy móc, công nghệ hiện đại vừa góp phần tạo ra những sản phẩm tinh tế hơn mà lao động thủ công không thể đáp ứng được, đồng thời cũng tăng năng suất lao động. Thực tế công nghệ máy móc thiết bị của Công ty mang chưa hiện đại, còn mang tính thủ công.

Tuy nhiên trong những năm gần đây, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, xâm nhập hầu hết vào các lĩnh vực hoạt động của con người và đem lại những thành quả vô cùng to lớn. Đặc biệt sự phát triển của mạng internet, ngành công nghiệp thương mại điện tử đã mở ra cho các doanh nghiệp nhiều lợi ích to lớn nhất là trong hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa, trao đổi thu thập thông tin, quản lý hàng hóa, khách hàng, phân tích số liệu công nợ… trở nên hiệu quả hơn.

Nhận định các yểu tố công nghệ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty:

Yếu tố Ảnh hưởng đến hoạt động sản

xuất kinh doanh của Công ty O/T Công nghệ sản xuất chưa hiện đại,

mang tính thủ công cao

Chưa thực sự đáp ứng tốt yêu cầu về chất lượng sản phẩm

T Công nghệ thông tin phát triển mạnh

mẽ, xử lý công việc nhanh chóng, kịp thời

Quảng bá sản phẩm tốt hơn đồng thời kiểm soát tình hình tài chính của công ty nhanh và chính xác

O

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ ý kiến chuyên gia)

2.4.2. Phân tích môi trường vi mô

2.4.2.1. Đối thủ cạnh tranh

Hiện nay theo số liệu điều tra của Hiệp hội gỗ ở Việt Nam, tính đến năm 2012 Việt Nam có khoảng 2.576 doanh nghiệp chế biến gỗ. Số doanh nghiệp chế biến gỗ của miền Nam khoảng 2.049 doanh nghiệp chiếm 80% số doanh nghiệp chế biến gỗ của cả nước trong đó Vùng Đông Nam Bộ có khoảng 1.480 doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 60,1%, tỉnh có nhiều nhất là Đồng Nai với 709 doanh nghiệp và sau đó là Bình Dương có 650 doanh nghiệp, Vùng Duyên Hải miền Trung có 189 doanh nghiệp, Tây Nguyên cũng có 190 doanh nghiệp chiếm 7,48%.

Bên cạnh đó, Việt Nam có khoảng 1.500 doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất mặt hàng song mây (Theo thống kê của Bộ Công thương đến năm 2012). Như vậy, có nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ và sản xuất hàng song mây đang cạnh tranh gay gắt với Công ty Cổ phần chế biến lâm thủy sản Khánh Hòa.

Theo ý kiến các chuyên gia, tác giả đã lựa chọn 4 công ty đối thủ cạnh tranh chế biến gỗ xuất khẩu có năng lực khá tốt ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ có các đối thủ: Công ty Cổ phần chế biến gỗ Phú Tài tỉnh Bình Định, Công ty Cổ phần Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành tại Bình Dương. Tại địa bàn tỉnh Khánh Hòa có Công ty Cổ phần chế biến gỗ Việt Đức tại Diên Khánh và Công ty TNHH MTV Rapexco Đại Nam tại Nha Trang.

2.1.2.1.1 Công ty cổ phần chế biến gỗ Phú Tài:

Tên tiếng Việt: Công ty cổ phần chế biến gỗ Phú Tài Tên giao dịch quốc tế: Phu Tai Joint Stock Company Tên viết tắt: Phutaico

Địa chỉ: Tòa nhà Phú Tài, 278 Nguyễn Thị Định, phường Nguyễn Văn Cừ, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Điện thoại: 056. 3847668 Fax: 056.3847556

Email: phutaico@gnd.com.vn Website: http://www.phutai.com.vn Công ty cổ phần chế biến gỗ Phú Tài là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định số 482 QĐ-QP ngày 18/4/1996 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Hiện nay Công ty cổ phần Phú Tài gồm có các đơn vị thành viên sau:

- Xí nghiệp Thắng Lợi chuyên sản xuất gỗ tinh chế xuất khẩu;

- Chi nhánh tại Đồng Nai chuyên sản xuất gỗ tinh chế xuất khẩu;

Tổng diện tích nhà xưởng 60,000m², có khả năng cung cấp 50 container 40 feet/tháng. Các sản phẩm của Công ty được sản xuất trên dây chuyền công nghệ nhập khẩu từ các nước tiên tiến. Với công nghệ sản xuất này Công ty sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Hiện nay, thị trường tiêu thụ nội địa của Công ty cũng rất hạn chế mà chủ yếu là thị trường xuất khẩu, sản phẩm của Phú Tài đã có mặt ở rất nhiều nước khác trên thế giới như: Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha,

Một phần của tài liệu hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần chế biến lâm thủy sản khánh hòa đến năm 2020 (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)