2.4.2.1. Đối thủ cạnh tranh
Hiện nay theo số liệu điều tra của Hiệp hội gỗ ở Việt Nam, tính đến năm 2012 Việt Nam có khoảng 2.576 doanh nghiệp chế biến gỗ. Số doanh nghiệp chế biến gỗ của miền Nam khoảng 2.049 doanh nghiệp chiếm 80% số doanh nghiệp chế biến gỗ của cả nước trong đó Vùng Đông Nam Bộ có khoảng 1.480 doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 60,1%, tỉnh có nhiều nhất là Đồng Nai với 709 doanh nghiệp và sau đó là Bình Dương có 650 doanh nghiệp, Vùng Duyên Hải miền Trung có 189 doanh nghiệp, Tây Nguyên cũng có 190 doanh nghiệp chiếm 7,48%.
Bên cạnh đó, Việt Nam có khoảng 1.500 doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất mặt hàng song mây (Theo thống kê của Bộ Công thương đến năm 2012). Như vậy, có nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ và sản xuất hàng song mây đang cạnh tranh gay gắt với Công ty Cổ phần chế biến lâm thủy sản Khánh Hòa.
Theo ý kiến các chuyên gia, tác giả đã lựa chọn 4 công ty đối thủ cạnh tranh chế biến gỗ xuất khẩu có năng lực khá tốt ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ có các đối thủ: Công ty Cổ phần chế biến gỗ Phú Tài tỉnh Bình Định, Công ty Cổ phần Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành tại Bình Dương. Tại địa bàn tỉnh Khánh Hòa có Công ty Cổ phần chế biến gỗ Việt Đức tại Diên Khánh và Công ty TNHH MTV Rapexco Đại Nam tại Nha Trang.
2.1.2.1.1 Công ty cổ phần chế biến gỗ Phú Tài:
Tên tiếng Việt: Công ty cổ phần chế biến gỗ Phú Tài Tên giao dịch quốc tế: Phu Tai Joint Stock Company Tên viết tắt: Phutaico
Địa chỉ: Tòa nhà Phú Tài, 278 Nguyễn Thị Định, phường Nguyễn Văn Cừ, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
Điện thoại: 056. 3847668 Fax: 056.3847556
Email: phutaico@gnd.com.vn Website: http://www.phutai.com.vn Công ty cổ phần chế biến gỗ Phú Tài là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định số 482 QĐ-QP ngày 18/4/1996 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Hiện nay Công ty cổ phần Phú Tài gồm có các đơn vị thành viên sau:
- Xí nghiệp Thắng Lợi chuyên sản xuất gỗ tinh chế xuất khẩu;
- Chi nhánh tại Đồng Nai chuyên sản xuất gỗ tinh chế xuất khẩu;
Tổng diện tích nhà xưởng 60,000m², có khả năng cung cấp 50 container 40 feet/tháng. Các sản phẩm của Công ty được sản xuất trên dây chuyền công nghệ nhập khẩu từ các nước tiên tiến. Với công nghệ sản xuất này Công ty sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Hiện nay, thị trường tiêu thụ nội địa của Công ty cũng rất hạn chế mà chủ yếu là thị trường xuất khẩu, sản phẩm của Phú Tài đã có mặt ở rất nhiều nước khác trên thế giới như: Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha, Malaysia, Singapo, Thái Lan và các nước thuộc Châu Mỹ la tinh. Các sản phẩm chính của Công ty là:
- Đồ gỗ trang trí nội thất - Đồ gỗ ngoài trời
2.1.2.1.2 Công ty Cổ phần Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành:
Tên tiếng Việt: Công ty Cổ phần Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành Tên giao dịch quốc tế: Truong Thanh Furniture
Tên viết tắt: TTFC hoặc TTF
Địa chỉ: Đường DT743, xã Bình Chuẩn, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương Điện thoai: 84-650-740 690 Fax: 84-650-740 692 Website: http://www.truongthanh.com
Email: contact@truongthanh.com
Tập đoàn Trường Thành gồm 8 công ty với 5 nhà máy chế biến gỗ. Công suất từ 2500-3000 container/năm. Sản lượng và doanh số của Trường Thành luôn dẫn đầu ngành chế biến gỗ xuất khẩu cả nước. Sản phẩm bao gồm: bàn, ghế, tủ, kệ, giường, cửa sử dụng trong và ngoài trời. Nguyên liệu chủ yếu là nhập khẩu. Thị trường chính, trên 95% là xuất khẩu, bao gồm các nước: Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Phần Lan, Đan Mạch, Na Uy…
2.1.2.1.3 Công ty cổ phần chế biến gỗ Việt Đức:
Tên tiếng Việt: Công ty Cổ phần chế biến gỗ Việt Đức Tên giao dịch: Khaviwood
Địa chỉ: Xã Diên Lạc, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa Điện thoại: 058 3767293 Fax: 058 3767118 Ngành nghề sản xuất:
- Sản xuất bàn ghế trong và ngoài trời xuất khẩu - Sản xuất cơ bida nội địa và xuất khẩu
Công ty Cổ phần chế biến gỗ Việt Đức trước đây là Doanh nghiệp nhà nước, được thành lập từ năm 1979 và chuyển sang công ty cổ phần từ năm 2001. Vốn điều lệ công ty hiện nay là 32,9 tỷ đồng với số lao động là 350 người.
2.1.2.1.4 Công ty TNHH MTV Rapexco - Đại Nam:
Tên tiếng Việt: Công ty TNHH MTV Rapexco - Đại Nam Tên giao dịch: Rapexco – Dai Nam LLC
Địa chỉ: Số 3 đường Phạm Phú Thứ, phường Vĩnh Nguyên, TP Nha Trang Điện thoại: 0583 882176 0583 881061
Xí nghiệp chế biến hàng song mây xuất khẩu Rapexco được thành lập theo giấy phép đầu tư số 258/GP do Ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư cấp ngày 12/10/1991 với 100% vốn đầu tư nước ngoài, văn phòng chính đặt tại Manila (Philippine). Năm 2010 đổi tên là Công ty TNHH MTV Rapexco - Đại Nam, số lao động hiện nay là 3290 người, kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và đồ trang trí nội thất để xuất khẩu. Trung bình hàng tháng xuất 120-200 feet containers hàng hóa đến 150 điểm trên toàn thế giới. Các sản phẩm làm từ chất liệu thiên nhiên như các sản phẩm được làm từ song mây, tre, nứa, lá, cói kết hợp với gỗ, kim loại, nguyên liệu thay thế (giả mây, sợi nhựa…).
Để có thể đánh giá và phân tích một cách đầy đủ hơn về những ưu thế và nhược điểm của đối thủ cạnh tranh, ta sử dụng thêm công cụ ma trận hình ảnh cạnh tranh. Ma trận hình ảnh cạnh tranh tập trung phân tích bốn đối thủ chính này của Công ty. Thông qua ma trận này có thể:
Xác định thực lực, tính hiệu quả của các đặc trưng đối tượng;
Tương quan các đặc trưng, nguồn lực với các đối thủ;
Khẳng định khả năng cạnh tranh là một tiêu chí quan trọng mà đối tượng cần phải xem xét, đánh giá cải tiến các yếu tố cấu thành năng lực này.
Qua ma trận hình ảnh cạnh tranh (bảng 2.12) ta có thể xếp hạng đối thủ cạnh tranh như sau: đứng đầu là Công ty Cổ phần Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành với tổng số điểm quan trọng là 3,34. Xét theo khía cạnh chiến lược thì Trường Thành ứng phó rất hiệu quả với môi trường bên trong và bên ngoài. Đối thủ thứ hai là Phú Tài có tổng số điểm quan trọng là 3,07, đây cũng là đối thủ ứng phó tốt với môi trường bên trong và bên ngoài. Hai đối thủ còn lại là Việt Đức và Rapexco cũng là đối thủ đáng lưu ý với số điểm tương đương với số điểm của Công ty Cổ phần chế biến lâm thủy sản Khánh Hòa. Do vậy, việc xây dựng chiến lược của Công ty cần hướng đến việc hạn chế mặt mạnh của Trường Thành và Phú Tài, khắc phục điểm yếu của mình và thực hiện phòng thủ với Việt Đức và Rapexco.
Bảng 2.12 Ma trận hình ảnh cạnh tranh Cty CPchế biến lâm thủy sản KH Cty CP chế biến gỗ Phú Tài Cty CPTĐ kỹ nghệ gỗ Trường Thành Cty CP chế biến gỗ Việt Đức Công ty TNHH MTV Rapexco Đại Nam Số TT Các yếu tố thành công Mức độ quan trọng Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng 1 Thị phần 0,1 3 0,3 4 0,4 4 0,4 3 0,3 3 0,3 2 Uy tín thương hiệu 0,09 4 0,36 3 0,27 4 0,36 3 0,27 3 0,27 3 Chất lượng sản phẩm 0,09 3 0,27 4 0,36 4 0,36 4 0,36 3 0,27
4 Khả năng cạnh tranh về giá 0,08 3 0,24 3 0,24 3 0,24 3 0,24 4 0,24
5 Hiệu quả của quảng cáo, khuyến mãi 0,06 2 0,12 2 0,12 3 0,18 1 0,06 2 0,12
6 Tỷ suất lợi nhuận của đại lý 0,07 4 0,28 2 0,14 3 0,21 2 0,14 2 0,14
7 Mạng lưới phân phối 0,08 2 0,16 3 0,24 2 0,16 2 0,16 2 0,16
8 Kỹ năng điều hành, quản trị doanh nghiệp 0,07 2 0,14 3 0,21 4 0,28 3 0,21 2 0,14 9 Chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp 0,06 3 0,18 3 0,18 4 0,24 2 0,12 2 0,12
10 Khả năng ứng dụng KHCN 0,06 3 0,18 3 0,18 3 0,18 2 0,12 2 0,12
11 Năng lực đội ngũ tiếp thị bán hàng 0,08 2 0,16 3 0,24 4 0,32 3 0,24 3 0,24
12 Khả năng tài chính 0,07 2 0,14 3 0,21 3 0,21 3 0,21 3 0,21
13 Khả năng phát triển sản phẩm 0,07 2 0,14 4 0,28 4 0,28 2 0,14 3 0,21
Tổng cộng 1,00 2,67 3,07 3,34 2,57 2,62
Nhận định về yếu tố đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty:
Yếu tố Ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
O/T
Đối thủ cạnh tranh nhiều, ở các thị trường khác nhau
Khó khăn trong việc hoạch định chiến lược chung, nguồn nguyên liệu của công ty bị đe dọa
T
Phần lớn đối thủ cạnh tranh là các công ty lớn, sản phẩm có uy tín, chất lượng ổn định
Gặp khó khăn khi muốn thâm nhập thị trường của đối thủ và giữ vững thị trường hiện có
T
Đối thủ đầu tư nhiều nghiên cứu sản phẩm mới, đa dạng chủng loại, tham gia nhiều cuộc triển lãm, trưng bày giới thiệu sản phẩm
Việc thu hút khách hàng mới của Công ty rất khó
T
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ ý kiến chuyên gia)
2.4.2.2. Khách hàng của Công ty
Một yếu tố không thể thiếu quyết định sự thành bại của Công ty đó là khách hàng. Sản phẩm của Công ty Cổ phần chế biến lâm thủy sản Khánh Hòa đã tạo được niềm tin và uy tín đối với khách hàng đặc biệt là khách hàng Châu Âu.
Do sản phẩm của Công ty được xuất khẩu đi nước ngoài nên việc nắm bắt thông tin, nhu cầu của khách hàng cũng khó khăn hơn. Trong khi đó, các đối thủ cạnh tranh trên thị trường mở văn phòng giao dịch tại nước ngoài là cơ hội rất lớn để họ nghiên cứu, tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu thị trường một cách nhanh nhất, phù hợp nhất. Bên cạnh đó, các đối thủ cạnh tranh trả lương rất cao cho nhân viên thị trường và đào tạo các nhân viên thị trường các kỹ năng cần thiết trong bán hàng, thực hiện các chiến lược kinh doanh nhằm giành lấy thị phần của Công ty. Một điều đáng lưu ý là các đối thủ cạnh tranh có các chính sách ưu đãi về chiết khấu và thời gian thanh toán được thỏa thuận trong quá trình ký kết hợp đồng và tùy theo mức doanh thu mà có các mức chiết khấu và thời gian thanh toán khác nhau cũng tác động không nhỏ đến thị trường tiêu thụ của Công ty Cổ phần chế biến lâm thủy sản Khánh Hòa. Đây cũng chính là nguyên nhân giải thích tại sao trong những năm 2007-2010 thị trường các nước Châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản bị mất đồng thời thị trường một vài nước Châu
Âu như Anh, Đức, Hà Lan… sản lượng tiêu thụ giảm đi rõ rệt khi Công ty không cạnh tranh được với các đối thủ khác ở trong nước như Công ty Cổ phần Phú Tài, Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thành, …
Nhận định về yếu tố khách hàng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Yếu tố Ảnh hưởng đến hoạt động sản Xuất kinh doanh của Công ty
O/T
Khách hàng tin tưởng vào sản phẩm của Công ty
Cơ hội để Công ty mở rộng sản xuất
O
Thị trường Châu Á bị mất và thị trường Châu Âu giảm sút do sự cạnh tranh khốc liệt
Thị phần của Công ty bị giảm đáng kể
T
Chính sách ưu đãi về chiết khẩu và thời gian
thanh toán của đối thủ cạnh tranh
Rủi ro trong chiến lược kinh doanh giành thị phần
T
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ ý kiến chuyên gia)
2.4.2.3. Tầm ảnh hưởng của nhà cung ứng
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhà cung ứng gỗ gồm cả trong và ngoài nước. Nhà cung cấp gỗ trong nước chủ yếu là Công ty Cổ phần Tổng hợp gỗ Tân Mai, Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam. Gỗ được cung ứng bởi các công ty trong nước chủ yếu là gỗ nguyên liệu rừng trồng và gỗ khai thác tự nhiên. Trước năm 2000, lượng gỗ nguyên liệu trong nước chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu là lượng gỗ khai thác từ rừng tự nhiên. Theo số liệu thống kê lượng gỗ khai thác từ rừng tự nhiên của Việt Nam có năm đạt tới 1,8 triệu m3 gỗ tròn. Trong năm 2000-2003 lượng gỗ nguyên liệu khai thác từ rừng tự nhiên giảm xuống 500.000m3;năm 2003, năm 2004 là 300.000m3và đến năm 2012 chỉ đạt khoảng 110.000m3 nguyên nhân là do chính sách quản lý rừng khi diện tích rừng tự nhiên ngày càng thu hẹp. Đồng thời với chính sách quản lý rừng tự nhiên, nhà nước khuyến khích hoạt động trồng rừng do đó lượng gỗ khai thác từ rừng trồng trong những năm gần đây tăng mạnh đáp ứng 40-50% nhu cầu gỗ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, gỗ được khai thác từ rừng trồng trong nước chủ yếu là gỗ có đường kính nhỏ, chất lượng gỗ, độ bền cơ lý, tiêu chuẩn về kích thước, hóa
chất an toàn và vệ sinh môi trường không đáp ứng được yêu cầu do đó ngành chế biến gỗ của Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng gỗ lớn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty phải ký hợp đồng với các nhà cung cấp gỗ của nước ngoài như Malaysia, Lào và Myanma. Gỗ được nhập khẩu ở nhiều quốc gia khác nhau nên luật lệ, thủ tục xuất khẩu ở mỗi nước khác nhau trong khi đó các kiến thức về lĩnh vực này của Công ty còn hạn chế, cộng với giá vận tải tăng (do giá dầu tăng) làm cho giá nguyên liệu đầu vào tăng cao khiến giá thành sản phẩm cũng tăng ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ. Vì vậy, Công ty cần lựa chọn nhà cung cấp đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý.
Công ty đã có nhiều cố gắng trong vấn đề thương lượng với các nhà cung cấp để được hưởng ưu đãi của họ. Trong thời gian vừa qua, Công ty đã có được mức doanh thu cho các nhà cung cấp trong nước ở mức được hưởng ưu đãi, giá nhập nguyên liệu từ các nhà cung cấp này được giảm từ 4-5% và do Công ty đã cố gắng trong việc thanh toán cho các nhà cung cấp.
Nguồn cung cấp nhân công của Công ty chủ yếu là trong địa bàn tỉnh Khánh Hòa, với lực lượng lao động trẻ, đầy nhiệt huyết và nhìn chung cũng dễ tuyển dụng vì so mặt hàng công ty khác trong địa bàn thì tiền lương và các chế độ đi kèm cũng tốt hơn nên dễ thu hút lực lượng lao động.
Nhận định các yếu tố nhà cung ứng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Yếu tố Ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
O/T
Nguyên liệu gỗ trong nước ngày càng ít, chất lượng gỗ không đáp ứng yêu cầu buộc Công ty phải nhập khẩu gỗ từ nước ngoài
Nguy cơ dễ bị các nhà cung cấp ép giá đồng thời nhập khẩu gỗ chi phí cao, giá thành sản phẩm tăng
T
Được hưởng chiết khấu từ các nhà cung cấp
Cơ hội để giảm giá thành sản xuất O
Nguồn nhân lực dồi dào Điều kiện thuận lợi để công ty lựa chọn, tuyển dụng nhân viên
O
2.4.2.4.Những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Sự cạnh tranh trong tương lai sẽ gay gắt khi có sự tham gia của nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Các đối thủ này lâu nay chuyên sản xuất chế biến gỗ gồm: Ván ép, ván coffa, ván dăm, các loại gỗ tròn, gỗ xẻ… và hiện nay đang mở rộng kinh doanh các loại đỗ gỗ nội, ngoại thất. Họ có nguồn nguyên liệu đầu vào dồi dào, có tiềm lực tài chính, kinh nghiệm trên thị trường, sẵn sàng bán giá thấp để thâm nhập thị trường, trong đó đáng chú ý là Công ty TNHH Gỗ và Hóa chất Đức; Công ty tổng hợp và chế