Hoạt động tài chính

Một phần của tài liệu hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần chế biến lâm thủy sản khánh hòa đến năm 2020 (Trang 51)

2.3.7.1. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

Theo bảng 2.7 bên dưới sẽ có những đánh giá như sau:

- Hệ số thanh toán hiện hành là thước đo khả năng thanh toán của Công ty, từ năm 2010 - 2012 hệ số thanh toán hiện hành tốt. Năm 2010, hệ số thanh toán là 17,16 cho thấy Công ty có thể sử dụng toàn bộ tài sản của mình để trang trải các khoản nợ phải trả là 17,16 lần. Năm 2011, 2012 hệ số thanh toán hiện hành có giảm so với năm 2010 nhưng vẫn đảm bảo rất tốt khả năng thanh toán các khoản nợ của Công ty.

- Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty trong suốt 3 năm 2010-2012 luôn ở mức 8,62; 7,66 và 3,41 lần. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn năm 2012 giảm 4,25 lần tương ứng 55,5% so với năm 2011 là do năm 2012 Công ty nợ nhà cung cấp nguyên liệu nên làm cho tổng số nợ ngắn hạn tăng lên đáng kể. Như vậy, tình hình thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty rất tốt, chứng tỏ hoạt động tài chính lành mạnh, lượng vốn mà Công ty nợ không đáng kể so với số tài sản ngắn hạn hiện có. Điều này có lợi thế rất lớn khi Công ty tiến hành vay vốn kinh doanh khi cần thiết.

Tuy nhiên, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty trong 3 năm lớn hơn 1 rất nhiều cho thấy doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài sản ngắn hạn so với nhu cầu vốn của doanh nghiệp, điều đó có nghĩa là hàng hóa tồn kho của doanh nghiệp nhiều và các khoản phải thu của Công ty khá lớn. Điều này làm cho vốn của Công ty bị ứ đọng gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Hệ số thanh toán nhanh: Hệ số này cho thấy khả năng thanh toán tức thời khi cần thiết của doanh nghiệp. Hệ số thanh toán nhanh năm 2010 là 1,31 cho biết Công ty có thể sử dụng tiền và các khoản tương đương tiền thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả là 1,31 lần. Sang năm 2011 và năm 2012 hệ số này giảm dần lần lượt là 36,82% và 68,07% so với năm 2010 điều này chứng tỏ vào các thời điểm cuối năm Công ty gặp khó khăn hơn trong vấn đề vốn bằng tiền để phục vụ sản xuất kinh doanh và thanh toán các khoản nợ đến hạn. Điều này không chứng tỏ doanh nghiệp gặp khó khăn khi thanh toán các khoản nợ đến hạn mà thực tế do doanh nghiệp đầu tư quá nhiều vốn vào sản xuất mặt khác hàng tồn kho nhiều, các khoản phải thu khách hàng khá lớn. Vì vậy để đảm bảo khả năng thanh toán Công ty cần chú ý hơn đến vấn đề hàng tồn kho và thu hồi công nợ tránh tình trạng ứ đọng vốn.

Bảng 2.7 Bảng phân tích các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chỉ tiêu Năm 2010 (VNĐ) Năm 2011 (VNĐ) Năm 2012 (VNĐ) Giá trị (VNĐ) % Giá trị (VNĐ) % 1. Tổng tài sản 32.478.042.872 34.886.112.047 40.346.709.826 2.408.069.175 7,41 5.460.597.779 15,65 2.Tổng nợ phải trả 1.893.002.197 2.620.482.974 7.491.009.677 727.480.777 38,43 4.870.526.703 185,86 3.Tài sản ngắn hạn 16.323.939.872 20.079.528.873 25.545.289.280 3.755.589.001 23,01 5.465.760.407 27,22 4.Nợ ngắn hạn 1.893.002.197 2.620.482.974 7.491.009.677 727.480.777 38,43 4.870.526.703 185,86 5.Tiền và các khoản tương đương tiền 2.483.961.403 2.172.370.939 1.982.609.306 (311.590.464) (12,54) (189.761.633) (8,74) 6. Nợ ngắn hạn đến hạn trả 1.893.002.197 2.620.482.974 7.491.009.677 727.480.777 38,43 4.870.526.703 185,86 7. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 6.360.898.390 4.997.222.830 4.769.777.569 (1.363.675.560) (21,44) (227.445.261) (4,55)

8.Lãi vay phải trả 29.390.264 159.780.836 (29.390.264) (100) 159.780.836 100

Hệ số thanh toán hiện hành = (1)/(2) 17,16 13,31 5,39 (3,84) (22,41) (7,93) (59,54)

Hệ số thanh toán nợ ngắn han = (3)/(4) 8,62 7,66 3,41 (0,96) (11,14) (4,25) (55,5)

Hệ số thanh toán nhanh =(5)/(6) 1,31 0,83 0,26 (0,48) (36,82) (0,56) (68,07)

Hệ số thanh toán lãi vay =(7)/(8) 216 29,85 (216) (100) 29,85 100

- Hệ số thanh toán lãi vay: Thể hiện mức độ an toàn đối với nhà cung cấp lãi vay. Hệ số thanh toán lãi vay năm 2010, năm 2012 là 216 và 29,85 cho biết doanh nghiệp có thể sử dụng lợi nhuận trước thuế và lãi vay để thanh toán các khoản lãi vay phải trả lần lượt là 216 lần và 29,85 lần Năm 2011 không có hệ số thanh toán lãi vay vì Công ty đã trả hết các khoản nợ ngân hàng.

Hệ số thanh toán lãi vay của Công ty rất cao chứng tỏ công ty sử dụng vốn vay hiệu quả đồng thời tạo uy tín cao đối với tổ chức tín dụng, tuy nhiên Công ty còn khá dè dặt trong việc vay vốn ngân hàng để mở rộng đầu tư sản xuất tức là Công ty chưa tận dụng cơ hội chiếm dụng được vốn từ các tổ chức tín dụng.

2.3.7.2. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động

- Số vòng quay các khoản phải thu:

Chỉ số vòng quay các khoản phải thu cho biết mức độ hợp lý của các khoản phải thu và tình hình thu hồi công nợ của Công ty. Số vòng quay các khoản phải thu năm 2010 là 10,37 cho biết bình quân trong năm có 10,37 lần thu được các khoản nợ. Số vòng quay các khoản phải thu này năm 2011, 2012 giảm dần có nghĩa là kỳ thu tiền bình quân của Công ty tăng lên. Cụ thể năm 2010 kỳ thu tiền bình quân là 34,71 ngày, sang năm 2011 và năm 2012 lần lượt là 47,41 ngày và 51,68 ngày. Điều này chứng tỏ rằng lượng tiền của Công ty bị chiếm dụng, chính sách thu hồi nợ của Công ty chưa thật hiệu quả.

Tuy nhiên, việc thu hồi công nợ một cách cứng nhắc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tiêu thụ của Công ty. Ý thức được điều này Ban lãnh đạo Công ty đã áp dụng các chính sách thu hồi công nợ một cách linh hoạt hơn bằng cách: giãn nợ để giữ chân khách hàng, ưu tiên cho một vài khách hàng trung thành, không gia tăng số nợ cho các khách hàng mới, chiết khấu cho các khách hàng trả tiền trước thời hạn…

- Số vòng luân chuyển hàng tồn kho:

Nhìn vào bảng 2.8 ta thấy, số vòng luân chuyển hàng tồn kho của Công ty là thấp. Năm 2010 số vòng luân chuyển hàng tồn kho của Công ty là 3,89 vòng tức là trong năm hàng tồn kho của Công ty chỉ quay được 3,89 vòng.

Bảng 2.8 Bảng phân tích các chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chỉ tiêu Năm 2010 (VNĐ) Năm 2011 (VNĐ) Năm 2012 (VNĐ) Giá trị (VNĐ) % Giá trị (VNĐ) %

1.Doanh thu thuần 56.211.044.212 24.603.379.863 41.924.103.797 (31.607.664.349) (56,23) 17.320.723.934 70,4 2.Phải thu bình quân 5.419.189.323 3.240.141.128 6.018.540.732 (2.489.248.321) (37,35) (1.868.848.068) (44,77)

3.Số vòng quay KPT =(1)/(2) 10,37 7,59 6,97 (2,78) (26,79) (0,6) (8,26) 4.Kỳ thu tiền BQ =(360)/(3) 34,71 47,41 51,68 12,7 36,6 4 9,01 5.Giá vốn hàng bán 45.012.120.499 15.782.886.245 31.775.985.911 (29.229.234.254) (64,94) 15.993.099.666 101,33 6.HTK bình quân 11.576.128.142 12.113.209.875 13.997.899.198 537.081.733 4,64 1.884.689.323 15,56 7.Số vòng quay HTK= (5)/(6) 3,89 1,30 2,27 (2,59) (66,49) 0,97 74,22 8.Kỳ luân chuyển HTK=360/(7) 93 276 162 184 198,43 (114) (41,37) 9.Doanh thu 56.211.044.212 24.603.379.863 41.924.103.797 (31.607.664.349) (56,23) 17.320.723.934 70,4 10. Tổng tài sản BQ 39.684.038.973 33.682.077.460 37.616.410.937 (6.001.961.514) (15,12) 3.934.333.477 11,68 11.Hiệu suất sử dụng TS =(9)/(10) 1,416 0,730 1,115 (0,686) (48,43) 0,384 52,58 12.Tài sản cố định bình quân 16.154.694.591 15.480.343.087 13.906.127.326 (674.351.504) (4,17) (1.574.215.762) (10,17) 13.Hiệu suất sử dụng TSCĐ =(9)/(12) 3,48 1,59 3,01 (1,89) (54,32) 1,43 89,69 14.Vốn lưu động bình quân 23.529.344.383 18.201.734.373 22.812.409.077 (5.327.610.010) (22,64) 4.610.674.704 25,33 15. Hiệu suất sử dụng VLĐ =(9)/(14) 2,39 1,35 1,84 (1,04) (43,42) 0,49 35,96

Tương tự như vậy năm 2011, 2012 số vòng quay hàng tồn kho cũng rất thấp chỉ có 1,3 trong năm 2011 và 2,27 trong năm 2012. Điều này chứng tỏ hàng tồn kho của Công ty quá nhiều, làm cho nguồn vốn của Công ty bị ứ đọng. Đây là dấu hiệu không tốt Công ty cần quan tâm cải thiện, vì lượng hàng tồn kho quá lớn không chỉ ảnh hưởng đến lượng vốn bị ứ đọng mà phải chịu rất nhiều chi phí để lưu kho, bảo quản hàng hóa, hơn nữa hàng tồn kho quá lâu ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

- Kỳ luân chuyển hàng tồn kho:

Kỳ luân chuyển hàng tồn kho là số ngày cần thiết để hàng tồn kho của Công ty quay được một vòng. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ thời gian để lượng hàng tồn kho quay được một vòng càng lớn. Năm 2010 để lượng hàng tồn kho của Công ty quay được một vòng phải mất tới 93 ngày, năm 2011 Công ty phải mất tới 276 ngày mới quay được một vòng, đến năm 2012 là 162 ngày. Như vậy kỳ luân chuyển hàng tồn kho này của Công ty rất cao, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.

- Hiệu suất sử dụng tài sản:

Trong 3 năm từ 2010 - 2012 hiệu suất sử dụng tài sản của Công ty có xu hướng giảm lần lượt là 1,416; 0,73 và 1,115. Như vậy, Công ty sử dụng tài sản vào hoạt động kinh doanh nhìn chung là chưa thực sự hợp lý, doanh thu của Công ty chưa nhiều.

- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định:

So với hiệu suất sử dụng tài sản thì hiệu suất sử dụng tài sản cố định tốt hơn tức là bình quân 1 đồng tài sản cố định đưa vào hoạt động kinh doanh thu được doanh thu cao hơn, cụ thể năm 2010 cứ 1 đồng tài sản cố định đưa vào hoạt động kinh doanh thu được 3,48 đồng doanh thu, tương tự như vậy năm 2011 thu được 1,59 đồng và năm 2012 thu được 3,01 đồng. Năm 2012, mặc dù Công ty ít đầu tư tài sản cố định nhưng hiệu suất sử dụng tài sản cố

định vẫn đạt 3,01 đồng tức là hiệu quả sử dụng tài sản cố định tương đối tốt.

- Hiệu suất sử dụng vốn lưu động:

Hiệu suất sử dụng vốn lưu động cho biết cứ 1 đồng vốn lưu động đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Như vậy, cứ 1 đồng vốn lưu động đưa vào kinh doanh Công ty thu được 2,39 đồng doanh thu năm 2010, thu được 1,35 đồng năm 2011 và năm 2012 thu được 1,84 đồng. Qua các chỉ tiêu trên ta thấy hiệu suất sử dụng vốn lưu động của Công ty là tương đối tốt.

2.3.7.3. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:

Năm 2010 là 8,03 đồng, năm 2011 là 14,98 đồng và thu được 8,47 đồng năm 2012. Như vậy, năm 2011 Công ty kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất do trong năm Công ty đã sử dụng chi phí một cách hiệu quả hơn làm tăng lợi nhuận mặc dù doanh thu trong năm có giảm hơn so với năm 2010. Chỉ tiêu này cũng cho thấy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đang tốt dần lên. Tuy nhiên, Công ty vẫn cần cố gắng nâng cao hơn nữa tỷ số này để chứng tỏ hiệu quả hoạt động của mình ngày càng tốt hơn bằng cách thường xuyên phân tích nhận định tình hình chính xác, dự đoán trước khó khăn, đưa ra quyết định đúng đắn trong hoạt động kinh doanh để chỉ tiêu này ngày càng tốt hơn.

- Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí:

Năm 2010, tỷ suất lợi nhuận trên chi phí của Công ty là 9,04% còn năm 2010 là 18,72%. Chỉ tiêu này cho thấy, trong năm cứ bỏ ra 100 đồng chi phí đưa vào sản xuất kinh doanh thì Công ty thu được 9,04 đồng lợi nhuận sau thuế.

Tương tự như vậy, năm 2011 Công ty thu được 18,72 đồng và năm 2012 thu được 8,47 đồng lợi nhuận sau thuế giảm hơn so với các năm trước cho thấy Công ty làm ăn hiệu quả chưa cao do trong năm này Công ty tốn nhiều khoản chi phí hơn để nâng cao sức cạnh tranh của mình khi tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt.

- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân:

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản giảm dần qua các năm. Bình quân cứ 100 đồng tài sản đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì thu được 11,54 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2010; 11,13 đồng năm 2011 và 9,51 đồng năm 2012. Điều đó cho thấy, Công ty sử dụng vốn vẫn còn chưa hợp lý.

Bảng 2.9 Bảng phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chỉ tiêu Năm 2010 (VNĐ) Năm 2011 (VNĐ) Năm 2012 (VNĐ) Giá trị (VNĐ) % Giá trị (VNĐ) % 1. Tổng doanh thu 57.021.206.388 25.015.526.704 42.218.507.247 (32.005.679.684) (56,13) 17.202.980.543 68,77 2.Chi phí HĐSXKD 50.660.307.998 20.018.303.874 37.448.729.678 (30.642.004.124) (60,49) 17.430.425.804 87,07 3.Tổng tài sản bình quân 39.684.038.973 33.682.077.460 37.616.410.937 (6.001.961.513) (15,12) 3.934.333.477 11,68 4. Vốn chủ sở hữu bình quân 28.753.614.629 30.321.467.775 32.339.165.819 1.567.853.146 5,45 2.017.698.044 6,65 5. Lợi nhuận sau thuế 4.579.846.841 3.747.917.122 3.577.333.176 (831.929.719) (18,17) (170.583.946) (4,55)

6. Tỉ suất LN/DT (6)=(5)/(1) 8,03 14,98 8,47 6,95 86,54 (6,51) (43,44) 7. Tỉ suất LN/CP(7)=(5)/(2) 9,04 18,72 9,55 9,68 107,10 (9,17) (48,98) 8. Tỉ suất LN/TS b. quân (8)=(5)/(3) 11,54 11,13 9,51 (0,41) (3,58) (1,62) (14,53) 9. Tỉ suất LN/VCSH b. quân (9)=(5)/(4) 15,93 12,36 11,06 (3,57) (22,40) (1,30) (10,51)

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân:

Tương tự như tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cũng giảm dần. Trong năm 2010, cứ đầu tư 100 đồng vốn chủ sở hữu vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì thu được 15,93 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2011 thu được 12,36 đồng và thu được 11,06 đồng năm 2012. Như vậy, so với lãi suất thị trường thì Công ty sử dụng vốn chủ sở hữu khá tốt, phân bổ và quản lý vốn hợp lý và có hiệu quả.

Điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động tài chính

Điểm mạnh Điểm yếu

Tình hình tài chính của Công ty lành mạnh

Hiệu suất sử dụng tài sản và sử dụng vốn chưa tốt

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ ý kiến chuyên gia)

Một phần của tài liệu hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần chế biến lâm thủy sản khánh hòa đến năm 2020 (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)