Chuỗi giá trị

Một phần của tài liệu hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần chế biến lâm thủy sản khánh hòa đến năm 2020 (Trang 26)

Theo M.Porter việc kinh doanh, sản xuất của một công ty có thể được miêu tả như một chuỗi giá trị, trong đó tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí của tất cả các hoạt động được thực hiện và đưa ra thị trường một sản phẩm hay dịch vụ để tạo ra giá trị. Chuỗi giá trị là tổng hợp các hoạt động có liên quan của doanh nghiệp tạo ra và làm gia tăng giá trị đối với khách hàng. Hệ thống tạo ra giá trị là chuỗi hoạt động bắt đầu

từ khâu nghiên cứu, thiết kế cho đến cung ứng, sản xuất, phân phối, cung ứng dịch vụ cho khách hàng nhằm làm tăng giá trị cho khách hàng.

Nguồn: Micheal Porter (2008), Lợi thế cạnh tranh, NXB trẻ Hình 1.3 Chuỗi giá trị

Các chuỗi giá trị hầu hết chia thành hai nhóm: nhóm hoạt động yểm trợ và nhóm hoạt động chủ yếu. Nhóm hoạt động yểm trợ gồm cơ sở hạ tầng, quản trị nguồn nhân lực, phát triển công nghệ và khả năng khác. Nhóm hoạt động chủ yếu gồm hoạt động đầu vào, hoạt động tác nghiệp, hoạt động đầu ra, marketing và dịch vụ.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả nghiên cứu đến các yếu tố chủ yếu sau:

1.5.6.1. Các yếu tố liên quan đến nguồn lực

Nguồn lực có vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành công của mỗi doanh nghiệp. Con người cung cấp dữ liệu đầu vào để hoạch định mục tiêu, phân tích bối cảnh môi trường, lựa chọn, thực hiện và kiểm tra các chiến lược của doanh nghiệp. Cũng như các nguồn lực khác, nguồn nhân lực cần phải được thu nhận và bố trí sao cho doanh nghiệp có thể đạt mục tiêu đề ra, các yếu tố nguồn nhân lực có thể được thể hiện qua các mặt sau: bộ máy lãnh đạo, trình độ tay nghề và tư cách của CBCNV, giá trị mối quan hệ lao động so với cùng ngành và các đối thủ cạnh tranh, khả năng cân đối giữa mức độ sử dụng nhân công, mức độ thuyên chuyển cán bộ và bỏ việc, trình độ chuyên môn…

1.5.6.2.Yếu tố nghiên cứu và phát triển

Chất lượng của các nỗ lực nghiên cứu và phát triển có thể giúp doanh nghiệp giữ vững vị trí đi đầu trong ngành hoặc tụt hậu so với các đối thủ trong ngành trong các lĩnh vực như phát triển sản phẩm mới, chất lượng sản phẩm, kiểm soát giá thành và công nghệ sản xuất. Trình độ, kinh nghiệm và năng lực khoa học chưa đủ cơ sở cho công tác nghiên cứu và phát triển tốt, bộ phận nghiên cứu và phát triển phải thường

Hoạt động đầu vào Hoạt động tác nghiệp Hoạt động đầu ra Marketing Dịch vụ CƠ SỞ HẠ TẦNG

QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ KHẢ NĂNG KHÁC

HOẠT ĐỘNG YỂM TRỢ

xuyên theo dõi các điều kiện môi trường ngoại lai, các thông tin về đổi mới công nghệ liên quan đến quy trình công nghệ, sản phẩm và nguyên vật liệu. Sự trao đổi thông tin một cách hữu hiệu giữa bộ phận nghiên cứu và phát triển và lĩnh vực hoạt động khác.

1.5.6.3. Các yếu tố sản xuất

Sản xuất là lĩnh vực hoạt động gắn liền với tạo ra sản phẩm, là lĩnh vực hoạt động chính yếu của doanh nghiệp, vì vậy có ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng đạt tới thành công của doanh nghiệp nói chung và các lĩnh vực hoạt động khác.

Các yếu tố sản xuất, nghiệp vụ, kỹ thuật quan trọng có thể được thể hiện qua các mặt sau: giá cả và mức độ cung ứng nguyên vật liệu, quan hệ với người cung ứng hàng, hệ thống kiểm tra hàng tồn kho, sự bố trí các phương tiện sản xuất, hiệu suất kỹ thuật của các phương tiện…

1.5.6.4. Yếu tố về tài chính, kế toán

Chức năng về bộ phận tài chính bao gồm việc phân tích, lập kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tài chính và tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Cũng như các lĩnh vực khác, bộ phận chức năng về tài chính có trách nhiệm chính liên quan đến các nguồn lực, trước hết việc tìm kiếm nguồn lực thường bao gồm cả việc tìm kiếm nguồn tiền, thứ hai là việc kiểm soát chế độ chi tiêu tài chính thuộc trách nhiệm của bộ phận tài chính. Các yếu tố về tài chính kế toán được thể hiện qua các mặt sau: khả năng huy động vốn ngắn hạn, dài hạn, tỷ lệ giữ vốn vay và vốn cổ phần, chi phí vốn so với toàn ngành và đối thủ cạnh tranh, các vấn đề về thuế, quan hệ với những người chủ sở hữu, người đầu tư và cổ đông, tỷ lệ lãi, quy mô tài chính, tình hình cho vay có thế chấp: khả năng tận dụng các chiến lược tài chính thay thế như cho thuê, hoặc bán và thuê lại…

1.5.6.5. Yếu tố marketing

Chức năng bộ phận marketing bao gồm việc phân tích kế hoạch, thực hiện và kiểm tra các chương trình trong đó đặt trọng tâm vào việc tạo ra và duy trì các mối quan hệ trao đổi với khách hàng theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi. Do vậy, nhiệm vụ của công tác quản trị marketing là điều chỉnh mức độ, thời gian và tính chất của nhu cầu giúp tổ chức đạt được mục tiêu đề ra.

Bộ phận marketing phân tích nhu cầu, thị hiếu, sở thích của thị trường và hoạch định các chiến lược hữu hiệu về sản phẩm, định giá, giao tiếp và phân phối phù hợp với thị trường mà doanh nghiệp hướng tới.

1.5.6.6. Yếu tố về nề nếp tổ chức

Mỗi doanh nghiệp đều có một nề nếp tổ chức định hướng cho phần lớn công việc của mỗi doanh nghiệp đó, nó ảnh hưởng đến phương thức thông qua quyết định của nhà quản trị, quan điểm của họ đối với các chiến lược và các điều kiện môi trường của doanh nghiệp. Nề nếp đôi lúc là nhược điểm gây cản trở cho việc hoạch định và thực hiện chiến lược, cũng có thể là ưu điểm thúc đẩy các hoạt động đó, các doanh nghiệp có nề nếp mạnh, tích cực sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn so với nhiều doanh nghiệp có nề nếp yếu kém hoặc tiêu cực.

Một phần của tài liệu hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần chế biến lâm thủy sản khánh hòa đến năm 2020 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)