KẾT CÂU CỦATRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU
3.1.2. TÌNH HUỐNG THẮT NÚT.
con có chịu trở về với anh khồng, nhưng câu chuyện dừng lại với tình huống thắt nút trên đây là đủ. Kết cấu “bên trong” của nó không cần đến một lối thoát có hậu hay không có hậu nào. Người đọc đã được dẫn đến cùng với nhân vật của tác giả ở một tình huống cao nhất của sự xung đột và tấn bi kịch đạo đức.
Khi nói đến tình huống thắt nút trong truyộn ngắn Cơn giông, có người nghĩ đến tình huống gặp gỡ giữa chiến sĩ lái xe tăng Thăng và tên phản bội Quang đã trở thành sĩ quan nguỵ sáu khi chiếc T-34 của Thăng trúng mìn, Thăng bị thương nặng và bị bắt làm tù binh. Nhưng chúng tôi lại nghĩ đến một tình huống khác, tuy bề ngoài không có cái không khí dữ dội của bom đạn, sự giằng co giữa cái sống và cái chết, nhưng ở bề sâu tâm tình và số phận thì sự phát triển của câu chuyộn đã được đẩy đến tột đỉnh: đó là cuộc gặp gỡ cũng của hai nhân vật trên vào một đêm trời mưa sau chiến tranh, trên mảnh đất của chiến trường xưa khi Thăng về thăm người yêu của m ình và Quang là tên lính nguỵ ờ ữại cải tạo, được phép đi đón vợ mình. Cuộc gặp này đến sau bao nhiêu sự viộc của cuộc đời đã đặt họ đối địch với nhau, đối địch ừong tình yêu, đối địch ừên chiến trường, và cả khi họng súng của người này đã nhằm đúng người kia nhưng rồi lại không bóp cò. Đưa người đọc đến tình huống thắt nút này, tác giả có thể gợi cho người đọc nghĩ đến những tình huống ĨĨ1Ở nút theo lẽ thường tình: bây giờ Thăng đã có đủ điều kiện và lí do để trả thù kẻ đã cướp người yêu của anh, đã đày ải anh để giết chết anh và đã giết chết bao đồng đội anh bằng sự phản bội của hắn. Nhưng Thăng đã không làm như thế. Anh đã vạch cho tên Quang thấy thực chất con người hắn và những nguyên nhân làm hắn trở thành kẻ phản bội. Nghĩa là tên Quang, nhân vật Quang đã bị lột trần khỏi mọi sự ngạo mạn và ảo tưởng về chính mình. Hắn đứng ở điểm tột cùng của sự tự nhận thức và của sự tự quyết định số phận. Những lời nói của Thăng trong cái đêm ấy khổng phải là sự m ò nút mà là
sự chặn đứng một lẩn cuối cùng mọi xu hướng xấu xa trong con người hắn. Dĩ nhién, người đọc chưa có thể và cũng chưa cần đoán trước quá trình tiếp theo của số phận tên Quang. Việc mỏ' nút là do chính bản thân hắn.
Trong Mùa trái cóc ở niém Nam cũng có thể có nhiều tình huống bộc lộ tính cách, tâm trạng của các nhân vật trong truyện, đặc biệt là của Toàn. Nhưng tình huống thắt nút hẳn phải là tình huống Toàn gặp lại mẹ sau bao nhiêu năm xa cách, ỏ những trang trước đó, qua lời nói của một số người trung thực, qua những cảnh được chứng kiến trong trại đóng quân của Toàn, qua thái độ và cử chỉ của Toàn trong lần đầu gặp gỡ, tác giả đã cho ta thấy sự phát triển nhân cách và số phận của Toàn như một con đường đen tối, có đi nhưng vẫn là đen tối. Ở phía khác, tác giả cũng cho ta thấy cái số phận đầy bi kịch của bà m ẹ và nhà sư Thiện Linh, đã đẩy bà vào kiếp tu hành, nhưng lòng yêu con của bà m ãnh liệt biết chừng nào, để cho bà phải rời chốn tu hành, nối lại nợ đời và đi tìm con. Vậy thì cuộc gặp gỡ này hẳn phải là một đỉnh điểm của cuộc đòi, của sự phát triển nhân cách và tình cảm về cả hai phía. Nhưng cuộc gặp gỡ đã diễn ra như thế nào ta đã biết, ở đây tình huống thắt nút này, nhân cách của Toàn đã bộc lộ hết, nghĩa là không thể bộc lộ hơn nữa cái bản chất tồi tệ ấy bởi vì anh ta đang đứng trước người m ẹ đã chịu mọi khốn khổ để cưu mang và chờ đợi m ình, nghĩa là nếu anh ta còn m ột chút tình người trong lòng, thì cái chút đó cũng phải dành cho người mẹ này. Còn người mẹ, vào buổi gặp gỡ, cũng đã đứng ở tột cùng của sự đau khổ. Niềm hi vọng duy nhất còn lại của bà sau dằng dặc những ừông chờ cũng đã tắt ngấm. Sự mô tả tình huống này quả đã nói hết những gì tác giả muốn nói về những nhân vật này.
Xét ở kịch tính nó tạo nên thì Bức tranh cũng tạo nên một tình huống thắt nút mặc dầu ngay từ đầu tác giả đã nói lên chủ định của mình đưa ra một luận đề
về đao đức nhán tình thế thái. Đó là khi người hoạ sĩ chợt nhận ra người thợ cắt tóc đang sửa sang cái đầu cho mình, nhìn thẳns vào mắt mình lại chính là người bộ đội đã cứu sống mình ở Trường Sơn năm xưa và sau đó mình đã thất hứa với anh ta. Từ ngày ấy cho đến giờ phút này người hoạ sĩ đã sống trong sự cố tình lãng quền quá khứ, trong sự thoả mãn và vinh quang của mình được đẩy lên nhờ sự lãng quên đó, trong sự xóa nhoà ý thức trách nhiộm được biện bằng những lí lẽ nguỵ tạo khoác cái áo sặc sỡ của nghệ thuật, của vinh dự chung.... Nhưng người thợ cắt tóc xuất hiện mang theo hình ảnh của cái quá khứ thiêng liêng, của cái sự thật chính xác và nghiêm khắc, đổng thời cho người hoạ sĩ thấy cái hậu quả không thể nào cứu chữa được do sự ứng xử vô trách nhiệm của mình, biểu hiện cụ thể là cặp mắt mù loà của mẹ anh bộ đội sau những chịu đựng ghê gớm không thể nào tưởng tượng được. Thái độ làm như không nhận ra người quen cũ của người thợ cắt tóc không chỉ có ý nghĩa là một sự khoan dung cao thượng, mà còn giống như một sự khinh bỉ im lặng. Chính cái tinh huống thắt nút này đã đẩy người hoạ sĩ đến những cảm giác day dứt, giằng xé, tự xỉ, vừa không dám, vừa bắt buộc phải nhìn vào nội tâm mình. Cái nhìn đó đã dẫn đến bức chân dung tự hoạ trong đó khuôn m ặt (và cũng chính là lòng dạ anh) đã hiện lên với tất cả sự xấu xí của nó. Tác giả cũng không cần “mở nút”, nghĩa là cho ta biết sau đó người hoạ sĩ sẽ làm gì để chuộc lại lỗi lầm cũ, nếu anh quyết chuộc lại, hoặc để thoát ra tình huống khó xử này. Nhưng tất cả đã.đủ nói lên cái điều tác giả muốn nói về sự phát triển tất yếu của những hành động vô trách nhiệm, ích kỉ, coi thường đối với người khác, nhất là ứong trường hợp một người nghệ sĩ. Chúng ta lưu ý là truyện ngắn mở đầu bằng bức tranh tự hoạ rồi lại kết thúc cũng bằng bức tranh tự hoạ đó. Cái kết cấu khép kín làm cho tình huống thắt nút càng trở nên trầm trọng và bài học cuộc đời càng trở nên nghiệt ngã.
Ngoài hai loại tình liuống trên đây, bằng tính logic hình thức, chúng ta c ó
thể nói đến một số tình huống khác, như tình huống luận đề chẳng hạn. Nhưng theo chúng tôi, để tìm hiểu kết cấu truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, ở phương diện tiêu biểu nhất và ở thủ pháp nghệ thuật độc đáo nhất, thì hai loại tình huống trên đây đã nói được những nét chủ yếu. Chúng tôi thấy cần phải nhắc lại rằng việc phân chia ra hai loại tình huống trên cũng chỉ có ý nghĩa tương đối. Không tránh được những trường hợp một tình huống này có thể mang tên một tình huống khác, hoặc có thể đánh giá như sự trùng hợp của hai ba tình huống. Vả chăng trong một truyện ngắn, tác giả có thể sử dụng nhiều tình huống để đạt đến mục tiêu thể hiộn tư tưởng của mình. Người nghiên cứu văn học nào cũng biết rằng những sự phân loại hay các khía cạnh tác phẩm thường đến sau công việc sáng tạo của tác giả, một người không hẳn đã nghĩ đến những điều đó một cách có ý thức khi cầm bút. Trường hợp Nguyễn Minh Châu cũng vậy.