KẾT CÂU CỦATRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU
3.3. GIỌNG ĐIỆU.
khóng bao giờ thành sư hờn giận nhỏ nhen. Sổng mãi vói câv xanh với kết cấu có
p h á n r ố i r ắ m n h ư t a đ ã t h ấ y , v ẫ n t o ả r a v à l à m n g ư ờ i đ ọ c x ú c đ ộ n g v ó i c á i t ì n h
cây, tình đất và tình người đan xen nhau, hoà lẫn nhau, ghi những dấu ấn riêng lên diện mạo và cuộc đời của từng nhân vật. Cả trong trường hợp những câu chuyện vui vui, rất đời thường như Hương và Phai. Mốt người đàn bà tốt bung, thì từ đầu đến cuối vẫn là một cái mạch tình cảm khống ồn ào, không dữ dội nhưng lại thấm lâu như mưa dầm và còn đọns mãi trong lòng người đọc.
Còn những đoạn vãn, những trang viết mang chất trữ tình rõ rệt thì quả là không thiếu trong các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu. Thường nó xuất hiện khi tình cảm của tác giả và nhân vật đã lên đến độ cao, phản ánh cả một quá trình diễn biến, phát triển và cũng có thể mở đầu cho một quá trình khác.
Có khi tác giả nói thay cho nhân vật (đúng hơn tác giả nhập vào nhân vật để nói): trong Nhành m ai, khi Lương nhớ lại cái đêm Thận đưa mình đang bị thương trên thuyền xuôi dòng sông Thong về hậu cứ: “Tồi nằm dưới đò, nghe tiếng sóng sông Thong vỗ nhè nhẹ và nhìn theo cái bóng bé nhỏ của cô du kích đi khuất trong những vạt lúa đang trổ”[ 15,20]. Trong Mùa hè năm ấv là cảm giác của Phi trước lúc lên đường, Phi “đứng nhìn lần cuối cùng thành phố của mình bên kia sông” [15,21]. Trong Cơn giống, đãy là hai người yêu nhau đi dưới trời mưa: “Tình yêu đã làm Thăng nảy ra những thích thú của hồi trẻ. Khi Thăng đưa ra ý kiến cùng nhau đi dưới trời mưa, Phận liền hưởng ứng. Mà quả nhiên thú vị thật. Chung quanh họ những quả đồi mọc đầy thanh hao cằn cõi bỗng nhuốm một màn huyền bí, và lòng cả hai người trở nên phập phồng trong một không gian cũns đans phập phồng...” [5,121].
Chất trữ tình lai mang một phong vị khác khi trong Phiên chơ Giát, lão Khúng ôm đứa con gái là Nghiên vào lòng trước lúc dẫn bò ra chợ bán: “Lão
Khúns đưa mộĩ bàn tay lên, vuốt vuốt trên phiến lưng gầy guộc của đứa con gái chàm làm nhất nhà, lần đầu tiên lão nhận thấy trừ mái tóc và hơi thỏ' của đứa con gái nho nhỏ phả mùi của các loài cỏ rất tươi non của đồng nội (...) lão mới âm thầm nhận ra trên cơ thể của nó cái mùi cỏ ống vừa cắt, cả mùi đất rừng hoang dã rất xa xưa đã ngủ kĩ trong kí ức của lão nhiều năm về trước ...”[6,137].
Ờ Mốt lán đối chứng đoạn văn sau đây là để mồ tả một đám mèo con nhưng lại rất đậm màu sắc trữ tình:
“Tuy chưa mở mắt nhưng chúng đã biểu lộ một tinh thần tha thiết với sự sống đến kinh khủng, (...) chúng đạp lên nhau, hăm hở trèo lên lưng nhau để tranh giành đớp lấy những núm vú dưới bụng con mèo mẹ (...) Ôi làm sao có thể diễn tả cái tiếng kêu của những con mèo con chưa mở mắt ỉúc nào cũn? nheo nhéo ở dưới chân mỗi lúc tôi ngồi vào bàn, những tiếng kêu vừa non dại vừa tuyột vọng, lại cứ dội lên đến tận cùng trái tim người ta và dính chặt vào mãi mãi” [12,142].
Có nhiều trưòng hợp đoạn văn trữ tình lại chính là đoạn độc thoại hay đối thoại trực tiếp của nhân vật. Và nhân vật thể hiện chất trữ tình của mình tuỳ theo hoàn cảnh nhất là tính cách. Có thể âm thầm nhưng sâu sắc như ở đoạn độc thoại nội tâm của Hạnh trong Bẽn dường chiến tranh giữa tiệc rượu của chồng và người tình cũ; cũng có thể gào thét dữ dội như khi lão Khúng ữong Phiên chơ G iát, sau khi nghe tin con trai là Dũng tử trận, rót rượu ngồi uống một mình, gào gọi con về cùng mình uống rượu như trong một cơn ác mộng. Và nhân vật Quỳ trong Người đàn bà trẽn chuyến tàu tốc hành, vào phút cuối cùng của người yêu trở nên quyết liệt đến mức hoang tưởng:
“Tôi áp tai vào ngực anh ấy, cảm thấy lặng ngắt như khi áp tai vào một chiếc đổng hổ đã chết. Tôi vản không nản. Tôi quyết không chịu thua. Tôi quyết định đánh thức lại cái sự sống đang thoi thóp trong cơ thể anh ấy. Tôi quyết xua tan làn tử khí đang vây bọc xung quanh tôi và anh ấy. Tôi quyết tâm dấn thân vào giữa cõi chết để giành lấy anh ấy trở về, giành lấy tình yêu trí tuệ và sự sống trở về” [12,182].