1. Chiến tranh kết thúc, nhưng Nguyễn Minh Châu càng suy tư nhiều hơn
2.2.1. NGHỆ THUẬT MÔ TẢ TÂM LÍ.
ở đây, ta m uốn nói nhà văn, với tư cách m ột người quan sát m ang trong
mình một yếu tố tâm linh có phần đặc biột đã sử dụng yếu tố đó để diễn tả tâm lí của nhân vật. Tất nhiên, thủ pháp này rất quen thuộc đối với các nhà văn, nhưng ở Nguyễn Minh Châu, nó bộc lộ khá rõ ràng, với thái độ chủ động, đến mức phán quyết, khi ông nói lên tâm lí của một hay nhiều nhân vật nào đó. Sở đĩ ông thuyết phục được người đọc bởi vì trong rất nhiều trường hợp ông cho ta cảm tưởng ông hoàn toàn nắm vững nhân vật của mình và ông là người thầy thuốc lão luyộn đang cầm con dao giải phẫu, vừa điềm tĩnh vừa say sưa làm công việc giải phẫu tâm lí.
Trong truyện ngắn Đứa ãn cấp, ông m ở đầu câu chuyện:
“ Một trong những đặc tính của những người đàn bà ữong khu tập thể của tôi là hay kêu. Phẫn nộ, sợ hãi hay sung sướng đều thường thốt lên lời, thậm chí có lúc kêu thét lên “[12,111].
Kiểu mô tả tâm lí đó, Nguyễn Minh Châu tiếp tục sử dụng trong câu chuyện vừa đáng cười vừa đáng khóc này.
Khi những người đàn bà trong khu tập thể kiên quyết đòi cồ Thoa phải về
quê cho được:
“Đồi lúc con người ta trở nên tàn ác một cách rất hồn nhiên, nhũng người
đàn bà trong khu lấy làm khổ sở, như phải chịu đựng m ột thứ tai hoạ, việc con Thoa vẫn còn được ở lại, vẫn còn nấn ná trong khu gia đình” [12,116].
Cuối cùng, tác giả kể lại, không phải là không có ít nhiều chua chát cái giờ phút trước ngày chết không lâu, khi Thoa phải chia tay những người đàn bà trong
khu tập thể để về quê, theo chính yêu cầu của những người đàn bà đó, thì họ đã tỏ ra bịn rịn, quyến luyến như thế nào. Và tác giả đã kết luận:
“Tôi xin lấy danh dự mà thề rằng: thật là vô cùng bất công và đơn sai, nếu có ai dám bảo những người đàn bà tỏ thái độ quyến luyến một cách giả dối. Quả thật lòng dạ họ hổn nhiên như thế, những người đàn bà trong khu tập thể ấy, bao giờ cũng hồn nhiên và dễ xúc động”[12,118].
Chưa nói tác giả muốn lên án, mỉa mai hay thuật lại một sự thật khách
quan đau lòng thì những dòng mổ xẻ tâm lí ữên đây hẳn phải làm chính những người phụ nữ sửng sốt và ... rùng mình.
Sự miêu tả tâm lí trực tiếp đó càng bộc lộ rõ trong truyện ngắn sắm vai. Tác giả cũng chính là người trực tiếp quan sát và ghi chép những quan sát đó đối
với nhân vật như m ột nhà điều tra tâm lí học thực sự.
Sau khi kể lại hàng loạt chi tiết rất gây ấn tượng chứng tỏ sự thay đổi ghê gớm ữong nếp sinh hoạt của nhà văn “hàng xóm”, từ việc chải tóc, lau xe đạp,
tập thể dục, cai thuốc lào, hàm răng giả ... tác giả viết:
“ Tôi bắt đầu ngạc nhiên quá. Anh là một con người khác kia chứ đâu thế này ? (...) Thế này thỉ hết nước. Một con người như anh T. của tôi mà bỏ cống
việc viết lách, bỏ dở chồng bản thảo đấy, để phung phí thì giờ đi nhuộm tóc và
may sơ-mi carô bó hông như thanh niên ? Thế này thì hết nước, tôi chỉ muốn giơ cả hai tay lên trời mà kêu lên, nhưng thế này là thế nào, hả trời ?” [ 12,124].
Cần lưu ý thêm rằng Nguyễn Minh Châu đặc biệt thường sử dụng cách mồ
tả tâm lí trực tiếp này ở những COĨ1 người bình thường nhất, những sự việc bình
thường nhất: có những điều tựa như chẳng có gì đáng để quan tâm, để ngạc nhiên, nhưng dưới ngòi bút của Nguyễn Minh Châu, sự thực tâm lí của nhân vật được soi rọi một cách bất ngờ và thú vị.
Trong Hương và Phai, khi tác giả nói đến hai đứa bé đang nằm trên ván nhà cao nhìn xuống cảnh chuẩn bị đám cưới của người chị:
“Chúng nó là hai đứa ữ ẻ giàu tưởng tưởng, đang ở cái tuổi tất cả cái gì lọt được vào bộ óc của chúng đều bị khúc xạ đi thành những ý n g h ĩa đầy tinh quái.
Bốn con mắt ấy đấu lại nhìn vào một vật gì thì dù là một chiếc chổi cùn cũng
biến thành m ột chiếc đĩa bay. Huống hồ bây giờ ... cái điều khiến chúng đang
phải leo tận lên trần nhà để “quan sát” xuống lại còn lạ kì hơn hiện tượng đĩa bay rất nhiềù”[12,4].
V à đây, trong M ốt người đàn bà tốt bung, tìrih cảm của cả m ộ t khu tập thể
đối với đứa bé m ới ra đời, ngày cả khi bố đẻ nó còn phải ở ứ ong tù:
"“Ai cũng muốn ừanh nhau bế “cái thằng chó” ấy, ai cũng muốn ôm “cái
cối đá” ấy vào lòng. Không phải chỉ ứẻ con m à cả người lớn, ai đi làm về cũng
phải nhàc sang nhà ông lão Sĩ ở đầu dãy, đặt thằng bé lên cánh tay m ấy phút, như
ôm ấp cái giấc m ơ lương tri suốt đời của những con người, bởi vì ở ừong cái
thằng bé mới lẫm chẫm biết đi ấy, bằng một sự thiên phú, hình như tập trung tất cả những cái gì là tốt đẹp, tinh hoa nhất của những lớp người trước đấy và đổng
thời cũng gạn lọc đi tất cả những gì xấu xa và tội lỗi của từng con người trước
đấy. Thằng bé như một chiếc rây thần, nhữns mẩu vàng Rằm lại, còn rác rểu, bùn
dơ lọt xuống” [5,38-39].
Trong m ột số trường hợp chúng tôi vừa dẫn ra trên đây, rõ ràng, tác giả
xuất hiện như người trục tiếp phát biểu những mổ xẻ tâm lí của mình đối với nhân vật. Trong nhiều trường hợp khác, tác giả lại để cho nhân vât phát biểu vé nhân vât. Tất nhiên trong trường hợp này, người đọc phải có sự liên hệ với hoàn cảnh câu chuyện, với bản chất, tính cách và chỗ đứng của nhân vật phát biểu. Nhưng
bao giờ cũng thấy đằng sau thấp thoáng đôi mắt nhìn và bàn tay điều khiển của tác giả, đồng thời hình ảnh và ngôn ngữ cũng trở nên sinh động và đa dạng hơn
nhiều. Chúng tôi coi thủ pháp này cũng là một cách miêu tả tâm lí trực tiếp là vì
những lẽ đó.
Trong Mùa trái cóc ờmiến nam, khi đến cửa ừại tiểu đoàn của Toàn,
người anh hùng Phác chỉ cần nói với tác giả một câu đơn giản và cô đúc về người tiểu đoàn trưởng sắp gặp mặt: “Hắn sẽ nghênh tiếp anh như một vị khách nhưng sai lính ra xua bà mẹ hắn đi cho coi”[6,81].
Và đây, trong một cuộc hội căng thẳng, nhân vật Lưu nói thẳng vào mặt đại đội trưởng Đĩnh:
“ Sau 30 tháng tư vừa rồi, anh đã tỏ ra hèn nhát, đại đội trưởng đại đội m ũi
nhọn của sư đoàn mà sợ chết, trong khi đại đội mở cửa mở, may mà có thằng phó của anh nó cứu anh. Nó đã không sợ chết (...). Còn anh, anh Đĩnh, tôi thông cảm với anh, chúng mình thằng nào chả có một chút gia đình, bố mẹ ở ngoài miền Bắc, gần 10 năm vào đây... đứa nào mà chả muốn sống cho qua nổi cái buổi trưa
nhát, sợ chết nhưng tồi không thể bỏ qua cho anh về cái sự uốn éo của anh để hãm hại anh em mình đâu!”[6,108-109].
Những dòng đầu tiên trong truyện Khách ở quẽ ra, tâm lí và tính cách của nhân vật Khúng và một phần của người vợ hiộn lên qua cái nhìn của nhân vậí Định, người chú trẻ của lão Khúng, đi bộ đội lâu năm, thỉnh thoảng mới về thăm quê.
Tác giả để Định hồi tưởng lại những lần gặp gỡ lão Khúng ở ngôi nhà nằm ngay trên cái đình làng vùng quê biển, hay ở giữa mấy tấm phên cỏ tồi tàn trên vùng đất khai hoang “chả khác nào một cái ổ gấu chó nằm lọt vào giữa một vùng rừng cỏ tranh cao ngập đầu”, những lần lão Khúng bộc bạch với Định về cái “ý đổ làm ăn lâu dài”, về những dịp có giỗ chạp “Khúng đánh hẳn một bộ Tô châu xuất hiện trước mặt những người làng với tư thế của một người đi làm ăn xa về và đã àn nên làm ra, lại với dáng vẻ một cán bộ trên vùng khai hoang về”.
Còn trong Phiên chơ Giát, tác giả lại để cho nhân vật Khúng nhận xét về một nhân vật khác - đó là ông Bời chủ tịch huyện:
“Thực tình mà nói, tận cho đến lúc này lão Khúng cũng không hiểu mình yêu hay ghét, ưa hay không ưa cái con người quyền uy lón nhất huyện, quen thân với Tổng bí thư Đảng, đồng thòi lại rất thích lão Khúng, mặc dầu ông Bời lúc nào cũng tỏ Ta thân mật, bình đẳng nhưng riêng lão Khúng bao giờ cũng để một khoảng cách vói kẻ bề trên. Tuy vậy, lão Khúng cũng có phần bái phục con người ấy, đầy ữái ỷ, đầy hoài nghi, nhưng vẫn phải bái phục (...)-[6,153].
Như ta thấy, trong ba trường hợp trên, dù ngôn ngữ và tư duy đã được khúc xạ qua tâm lý và tính cách của nhân vật phát biểu, người đọc vẫn nắm được
những nét tâm lý thực chất của nhân vật mà tác giả muốn mô tả. Có điều, như ta đã nhận xét, sự mô tả trồ nên sinh động và gây ấn tượng hơn nhiều.
Chúng tôi muốn nói đến một thủ pháp khác cũng có thể đặt vào phạm vi thủ pháp thứ nhất này: đó là lấy sự miêu tả ngoại cảnh để hỗ trợ cho sự miêu tả tâm lý được thể hiện qua sự miêu tả ngoại cảnh. Có người sẽ bảo đây là một sự miêu tả tâm lý gián tiếp. Chúng tôi không tranh luận về định ngữ gián tiếp hay trực tiếp. Nhưng người đọc nhận thấy rằng trong những trường hợp này tác giả đã dùng những yếu tố ngoại cảnh một cách cố tình, không dấu giếm, có thể coi như một cảm nhận tâm linh trực tiếp của tác giả, nghĩa là tác giả đã trực tiếp ghi lại ngoại cảnh qua cách nhìn nhận của nhân vật - một thứ tiếng nói bằng hình ảnh của bản thân nhân vật tự bộc lộ mình. Dẫn chứng về thủ pháp này có khá nhiều.
Chẳng hạn, đơn giản trong truyộn ngắn Bến QUẽ. tác giả để cho nhân vật
Nhĩ nhìn sang quang cảnh bên kia bờ sông Hồng:
Những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao hơn. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một màu vàng thau xen với màu xanh non- những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ...”[5,62].
Cảnh tượng hiện lên trước mắt Nhĩ như có cái gì bồi hồi, tiếc xót, đẹp một vẽ đẹp não nề. Điều đó cũng dễ hiểu: đó là dải bờ sông chất chứa bao kỷ niệm của đời Nhĩ, nhưng bây giờ Nhĩ nhìn nó từ trên giường bệnh, vào những ngày cuối cùng của đời mình, biết chắc rằng mình sẽ chẳng bao giờ tói được mảnh đất ấy nữa...
Trong truyện ngắn Cơn giống, tác giả đã ĨĨ1Ô tả cảnh chiến trường xưa hiện lên trước hai đôi mắt nhìn khác nhau. Một là trước cặp mắt của Thăng, người tiểu đoàn trưởng xe tăng dũng cảm. Cùng với lau cỏ, những rào thép gai, những mái nhà tôn mới cất lên, lại hiện lên kỷ niệm của những ngày chiến đấu, với những đồng đội ngã xuống, với ngọn lửa đốt đêm đêm, với những lúc đạn hết, gạo hết...có một cái gì đó vừa bồi hồi, vừa tự hào, làm cho anh “ không thể kìm nén xúc động”và “nước mắt tự dâng lên”. Nhung đó không phải là trường hợp của Quang, tên phản bội trở thành sĩ quan ngụy và bây giờ là tên tù cải tạo y “đưa cặp mắt lờ đờ nhìn dọc theo con đường sắt chạy hun hút về phía nam. Trong cõi hưu quạnh mênh mông của một buổi chiều sắp bước vào hoàng hôn, y chú ỷ nhìn thấy ở chỗ có mấy cánh cò ữắng đang bay chấp chới, trên một dãy cồn mả bên con đường sắt, nơi có chiếc cổng trắng vừa xuất hiện một vệt đất đỏ ối - y như một giọt máu rớt xuống vừa chảy nhiễu ra trên mặt đất”[5,93]. Ta thấy ngay rằng, với tên phản bội này, cảnh tượng trước mắt không gợi lên được quá khứ, đúng hơn là hắn không dám để cho quá khứ sống lại, mà tất cả chỉ hiộn lên dưới một
màu ảm đạm. Cảnh ở đây được mô tả dưới góc độ tâm lí của nhân vật. “ t