GIỌNG ĐIỆU TRIẾT LÍ.

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu 1 (Trang 112)

KẾT CÂU CỦATRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU

3.3.2. GIỌNG ĐIỆU TRIẾT LÍ.

Đây cũng là một giọng điệu thường xuyên có mặt trong các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu. Chính Nguyên Minh Châu cũng thừa nhận rằng ông khống hề viết một truyện ngắn nào m à không nghĩ đến những vấn đề có ý nghĩa triết học. Khi ông nói mỗi con người anh hùng từ trang sách bước ra “là m ột triết nhân” là ông m uốn nhấn mạnh với ta rằng trong bất cứ một nhân vật nào với tính cách và hành động của họ, ta đều có thể rút ra những suy tư triết học.

Tất nhiên nói triết lí hay triết học ở đây là nói theo nghĩa rộng, đây là một thứ triết lí gắn vói cuộc đời, coi như những chiêm nghiệm để soi sáng ở tầm khái quát tương đối những vấn đề của sự sống bằng những phát hiộn ít nhiều có tính chất qui luật. Có trường bợp tác giả tự mình nói lên cái điều chiêm nghiệm đó và không hề dấu diếm rằng mình đang triết lí với người đọc.

Trong Môt lán đổi chứng, ông viết: “Tôi m uốn rằng, chúng ta - các bạn đọc và tôi - nhân danh loài người thử làm một cuộc đối chứng với loài vật, một cuộc đối chứng giữa thiện và ác, giữa lí trí, trí tuệ và bản năng mù quáng” [5,144].

Những câu trên đây được viết ngay sau khi con mèo đực cắn chết lũ mèo con như biểu hiện tột cùng của bản năng thú tính.

Trong Sổng mãi vói cảv xanh- sau khi thuật lại cuộc hội nghị của các loài cây, tác giả viết: “Đời sống ìoài người là một chuỗi dài quá trình chinh phục thiên nhién, nhưng cũng thật là thiếu thoả đáng và thâm chí là nguy hiểm nếu không nghĩ đến việc hoà hợp với thiên nhiẽn” [5,197].

Trons Người đàn bà trẽn chuvến tàu tốc hành, Quỳ đã rất nhiều lần có những chiêm nghiệm mang màu sắc triết học về cuộc đời, trong tình yêu và những đau khổ của mình và của những người khác khi chị nói về sự đi tìm cái tuyệt đối, về sự hội tụ tinh hoa của con người ở một cá nhân nào đó, hay khi chị nói về nhữns người đàn bà:

“Tói đã thấy ưong một phút, tất cả cái phần sâu thẳm như một thứ thiên phú riêng của tâm hồn những người đàn bà chúng tôi: đó là bản nàng chăm lo, bảo vệ lấy sự sống của con người - do chính chúng tôi mang nặng đẻ đau sinh ra. Đó là tình thương người bẩm sinh của nữ tính - sợi dây thần kinh đặc biệt nhạy cảm của nữ giới chúng tôi” [12,213].

Trong Khách ò quê ra và Phiẽn chơ Giát, tác giả đã để cho lão Khúng nhiều lần nói lên những suy tư có tính chất triết lí (tất nhiên là triết lý theo kiểu nông dần).

Chẳng hạn, khi lão Khúng đứng trước cửa chợ Đồng Xuân, nhìn cảnh người ta ra vào mua bán thức ăn thức uống, lão tủm tỉm cười: “Ấy, ai sinh ra cái ồng trời kể cũng tài thực (...) - ông trời làm ra con người “bách nhân bách tính” như ông trời lại khéo cho con người một cái nết mà ai cũng phải có: đó là cái việc ăn. Hoá ra cái anh dân Hà Nội này cũng phải ăn. Cho nên mới sinh ra chợ Đồng Xuân này to như thế!”.[5,182].

Ngay con người tường như khống hề biết đến suy tư khái quát mà chỉ để cho người khác suy tư về mình nhu cụ Huân trong Me con chi Hằng thì gần cuối cuóc đời đầy những hi sinh cũng nói được một câu đầy ý nghĩa tổng kết triết lí: “Đời con người ta vay của cha mẹ rồi trả cho con cái” [ 12,40],

Giọng điệu triết lí đó của Nguyễn Minh Châu, có khi thể hiện thành một đoan văn, có khi chỉ như một câu nói thoáng qua những điều có ý nghĩa phát hiện khá sâu sắc, và vì thường khi được thể hiện với sức mạnh của nghệ thuật nên càng gây ấn tượng cho người đọc.

Tuy vậy, nếu cái tính chất triết lí đem đến chiều sâu đáng kể cho truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu thì cũng có lúc, như chính ông đã thừa nhận, nó để lộ quá rõ cái chủ ý của tác giả muốn đưa ra một luận đề nào đó, một điều tối kị trong sáng tạo nghệ thuật. Và cả các nhân vật của ông cũng vậy, vượt lên cái logic tính cách và học vấn của mình, nhiều lúc làm cái điều không nên có trong sáng tác là nhân vật nói thay có tác giả một cách quá lộ liễu.

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu 1 (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)