KẾT CÂU CỦATRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU
3.1.1. TÌNH HUỐNG TƯƠNG PHẢN.
Chúng tôi coi tình huống tương phản là những trường hợp trong đó tác giả đưa ra những yếu tố gắn liền với nhân vật, với diễn biến của cốt truyộn Ưong đó xuất hiện và tổn tại những ý nghĩa tương phản, những tác dụng mâu thuẫn nhau, có thể đó là cái tương phản giữa bên trong và vẻ ngoài của nhân vật, giữa hiện tượng và bản chất của một sự việc, giữa cái giả được thừa nhận trong một thời gian dài và cái thật ẩn mình chờ cơ hội bộc lộ. Nhưng bao giờ
cũng có sự cọ sát giữa các mặt tương phản và chính sự cọ sát đó càng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn và cuối cùng bật ra ý nghĩa đích thực của câu chuyện, cái phần sâu sắc nhất của chân lí, cái diện mạo trung thành của nhân vật.
Lấy truyện ngắn Đứa ăn cắp làm ví dụ, sẽ thấy rất rõ cái thói la lối hồn nhiên của những người đàn bà trong khu tập thể, cả cái thói kết tội một chiều, nghi ngờ dựa ữên những định kiến nông cạn, và cả những tình cảm rất dễ bị kích độnơ của họ. Đó là cái phía chủ yếu, cái phần thiên tính không đáng ữách nhiều, cái bề ngoài vẫn được thừa nhận và góp phần làm nên màu sắc, sự nhộn nhạo của cuộc sống này. Nhưng đằng sau tất cả cái ấy, và gắn liền vói những cái ấy là số phận hẩm hiu của cô Thoan, người đã chết gián tiếp vì những người đàn bà trong
khu tập thể đã đòi chị phải ra đi như đó là cách xử sự “hồn nhiên” của họ. Tình huống tương phản nàv lập tức gợi lên cho người đọc sự suy nghĩ về trách nhiệm đòi hỏi phải tính đến cả những hậu quả không lường trước được của những lời nói và cử chỉ tựa như vô tâm vô tính.
Truyện ngắn sắm vai lại tạo nên một tình huống tương phản khác: đó là sự tương phản đến mức thảm hại (nhưng lại rất nực cười) giữa tính cách, bản chất và cũng có thể gọi là phẩm chất thật của một con người và vai trò mà con người đó đã phải đóng như một vai kịch gượng gạo. Anh nhà văn sống đạm bạc, giản dị, xuềnh xoàng, không cần gì cả ngoài cuốn tiểu thuyết anh đang say sưa viết, đã phải thay đổi theo chiều ngược lại toàn bộ giờ giấc sinh hoạt áo quần, nụ cười, tiếng nói để chiều theo ỷ người vợ ở tây về. Sự tương phản này là m ột hình phạt thực sự đối với nhân vật trong truyện. Cuối cùng, anh đã phải trở về với chính mình. Đó là tình huống tương phản đã dẫn đến bài học: phải sống thật với những gì mình có, sống giả tạo chỉ là “đánh mất mình”, mà đánh mất mình cũng có nghĩa là tự giết mình.
Phải nói rằng tình huống tương phản trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu cũng khá đa dạng, cái bên ngoài và cái bên trong, cái giả và cái thật hay cái hiện tượng và cái bản chất, không thể chỉ được quan niệm một cách đơn giản như cái nguỵ - chân lí và chân lí theo kiểu phương pháp luận triết học, rồi trước sau tác giả và chúng ta chỉ cần làm công việc của một nhà khoa học để tìm ra sự thật tột cùng. Nhưng ồ đây, chúng ta đang đứng ữên mảnh đất văn học cho nên nhũng thủ pháp của tác giả và những biểu hiện tự nhiên của nhân vật cũng phức tạp hơn nhiều.
Trong Người dàn bà trẽn chuyến tàu tốc hành, tình huống tương phản lại diễn ra theo cách khác và có ý nghĩa khác. Sự tương phản ở đây trước hết là giữa
cái hi vọng, hơn nữa cái đòi hỏi của nhân vật Quỳ đối với những người xung quanh và nhất là đối với người yêu tương lai ở một phía, và phía kia là thực tế cùa những con người đó. kể cả con người tuyệt diệu nhất, để trả lời cho hi vọng của Qùy. Sự tương phản này không hẳn tạo nên mâu thuẫn hay xung đột, cũng khống hẳn dẫn đến bài học về sự an phận, nhung nó lại cho ta hiểu thêm về tấn bi kịch của số p h ậ E và từ đó suy nghĩ thêm về sự ứng xử trong cuộc sống. Tinh huống tương phản đó lại dẫn đến một tình huống tương phản thứ hai là cái dung nhan tươi đẹp dịu dàng, toả sáng của Qùy và cái số phận truân chuyên mà chị phải gánh ưên đôi vai yếu mềm của mình. Tình huống tương phản ỏ đây cũng không phải để làm lộ rõ hơn sự thật - sự thật đã dần lộ rõ từ đầu đến cuối câu chuyộn- nhưng lại có một tác dụng về nhận thức và tình cảm: hãy yêu và gắn bó với con người, với cuộc sống không phải như ta mơ ước, mà như nó vốn có.
Trong Cò lau cũng có một tình huống tương phản: cái thật gặp gỡ cái giả, nhưng cái giả ở đây hoàn toàn không phải là cái bên ngoài, hay cái giả dối được dựng lên, mà lại là một mặt của sự thật được bộc lộ ở cái mức bi đát nhất và trớ trêu nhất, ở đây Lực đã là người chết giả (chứ không phải là giả chết) và anh đã phải đóng vai người chết giả đó để trở về quê hương sau chiến tranh, đứng trước cái sự thật phũ phàng một phần do cái chết giả của anh gây ra (vợ anh thành vợ người khác, người cha già cũng không còn nhận ra anh vì ông cũng tin rằng anh đã chết)), anh là một người thật đứng trước nấm mộ giả của mình (với người khác là nấm mộ thật), và phải giả làm một con người khác đứng trước những người thân của mình. Cái thật, cái giả ở đây cứ lẫn lộn vào nhau, song song với nhau nhưng cũng tương phản nhau để tạo nên một tình huống cực kì bi kịch như chính nhân vật đã nói “tôi đã bị chặt lìa ra khỏi ngay cuộc đời mình”. Cái tình huống tương phản - bi kịch này về sau ta sẽ thấy được nhiều tác giả khác sử dụng, bed vì
có lẽ nó phản ánh ở mức độ sâu sắc hiện thực cuộc sống ba mươi năm chiến tranh và những đảo lộn khác sau chiến tranh của đất nước ta đầy những tình tiết bất ngờ và phức tạp.
Trong những truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu ta còn gặp các tình huống tương phản trong đó anh bày ra trước mặt người đọc cùng lúc hai hiộn thực tương phản nhau, nghĩa là nói lên hai chân lí đối nghịch nhau, không phải chân lí này tiêu diệt chân lí kia mà dường như hỗ trợ cho nhau để làm cho nhau thêm nổi bật, ví như màu đen để canh màu trắng, màu đỏ để cạnh màu xanh, hay như ữong thơ Đường xưa, người ta đặt hai vế đối nhau.
t •*
Chẳng hạn, trong Chiếc thuvén ngoài xa, bên cạnh cảnh thiên nhiên vùng biển tuyệt đẹp là những cử chỉ tàn bạo của người chồng và cảnh bị đánh đập khủng khiếp của người vợ một gia đình dân chài. Cái đẹp thiên nhiên hay cái khổ con người ở đây đều là hiện thực. Nhưng cái hiện thực thứ hai đặt bên cái hiộn thực thứ nhất càng trở nên da diết hơn, dữ dội hơn và đặt ra những số phận gay gắt hơn trong cuộc sống con người.
Chúng tôi cho rằng càng về sau Nguyễn Minh Châu càng sử dụng nhiều những tình huống tương phản. Điều đó một mặt do hiộn thực khách quan, cái hiện thực mà anh ngày một số gắng “đào sâu” để phát hiện ra bản chất của nó, và vì vậy cung cấp cho anh những chất liệu, những nguyên mẫu để tạo ra tình huống tương phản. Mặt khác, điều này cũng thể hiện bước tiến về nghề nghiệp của Nguyễn Minh Châu. Phải đạt đến m ột trình độ làm chủ đối tượng miêu tả, làm chủ ngòi bút nào đó, mới dựng lên được những tình huống tương phản như Nguyên Minh Châu đã làm, nghĩa là không gây nên những cảm giác giả tạo và góp phần thực sự vào sự phát triển của nhân vật và của toàn bộ kết cấu truyện.
“Thắt nút” là một từ khá quen trong thuật ngữ văn học, đặc biệt với thể loại kịch. Hiểu một cách thông thường nhất đây là tình huống được coi như kết quả của rất nhiều tình huống khác trong quá trình diễn biến khá phức tạp của câu chuyện. Quá trình đó cứ dồn đến những mức độ gay go hay rắc rối mỗi lúc một cao hơn cho đến một thời điểm nào đó có thể gọi là cực điểm. Lúc đó ta có tình huổng thắt nút. Như bầu khí căng thẳng đến lúc nổ bùng, như con sông tức nước đã đến lúc vỡ bờ, ở tình huống này ta vừa nhận ra kết quả hợp lí, logic của sự phát triển câu chuyộn lại tựa như bất ngờ. Có lẽ trên quan niộm truyện ngắn cũng như một vở kịch ngắn với tất cả tính chất cô đúc của nó, Nguyễn Minh Châu cũng sử dụng khá nhiều tình huống thắt nút.
Trong truyộn ngắn Hang, nhân vật Hạng cũng được tác giả đặt ở một tình huống thắt nút khá đặc biệt. Có thể nói rằng tình huống này là tổng hợp hay qui tụ của hai tình huống thắt nút do sự phát triển tất yếu của cuộc sống, trong đó Hạng là một nhân tố chủ yếu. Trước hết là cuộc gặp gỡ Kinh và Hạng. Kinh đến thăm Hạng, hỏi han về các bạn cũ và rủ Hạng đi thăm vợ con một đồng đội đã hi sinh, nghĩa là đặt Hạng vào một tình huống cực kì khó xử về mặt nội tâm, bởi vì tất cả những gì mà ngày nay Kinh, hiện thân của đạo lí, còn giữ vững, quan tâm và tha thiết muốn làm, thì đã trở nên xa lạ với Hạng. Cùng lúc đó thì Thư, thằng con đầu của Hạng, bỏ nhà trốn đi. Nó trốn đi vì nó không chấp nhận nổi cái lối sống ích kỉ, lạnh lùng, chỉ lo vun vén cho mình của bố, đến mức nó chỉ muốn làm ngược lại những điều mà bố nó làm. Thế là nhân vật Hạng ở vào tình huống bị giằng xé của hai cực: những điều tốt đẹp của đạo lí, cách mạng mà Kinh là đại diện và cái đạo lí hồn nhiên trong sáng mới mà thằng Thư con Hạng là đại diện. Chẳng biết rồi Hạng có thay đổi lại chút nào sau cuộc gặp gỡ với Kinh, và thằng