1. Chiến tranh kết thúc, nhưng Nguyễn Minh Châu càng suy tư nhiều hơn
2.1. CÁC KIỂU NHÂN VẬT.
Thực ra, khi cầm bút viết một thiên truyện, nhà văn không bao giờ nghĩ
rằng nhân vật của mình nên thuộc về hay phải thuộc về một kiểu loại nào. Có lẽ
điểm xuất phát duy nhất là anh ta có một ý đồ tư tưởng, m ột nhu cầu tình cảm, m ột nội dung nhận thức nào đấy (không loại trừ những gì thuộc phạm trù kí ức và tưởng tượng) được thể hiện trên trang giấy. Nhân vật cũng theo đó mà hình
thành thông qua mọi phương tiện mà nhà văn huy động được. Chính là chúng ta, những người sau này đọc truyện ngắn đã hoàn thành, với mong muốn tìm hiểu rõ
hơn, phát hiện những đặc điểm, những giá. trị của nhà văn, m ới đặt ra và giải đáp: nhân vật “nào đó” thuộc kiểu nhân vật gì ?
Với những truyộn ngắn của Nguyên Minh Châu chúng tôi muốn đề cập
hai kiểu nhân vật: nhân vât tư tưởng và nhân vât tính cách - số phân. K hái niệm tính cách - số phận được dùng ở đây với ý nghiã nhân vật ấy, về phương diên loại
hình, bao giờ cũng gắn với một kiểu người nhất đinh, còn về phương diện nghệ thuật, nó phản ánh, trình độ nghệ thuật có phần “già dặn” hơn, chất lượng cao hơn. Loại nhân vật tư tưởng thì tính luận đề rõ hơn, nó được nhà văn sử dụng để phát ngốn cho một tư tưởng nào đó, vì vậy về phương diện nghệ thuật nó thưòng
giản đơn hơn loại nhân vật tính cách - số phận. Tất nhiên cách hiểu này cũng chỉ
là tương đối, nó nhằm giúp cho các thao tác phân loại ở đây thuận lợi hơn.
Cũng phải nói thêm rằng qui mô của nhân vật trong truyện ngắn thường
không giống với trong tiểu thuyết, hay nói cách khác không đặt ra những yêu cầu như trong tiểu thuyết. Tuy vậy, nhân vật vẫn là nhân vật, và với một cây bút tài năng như Nguyễn Minh Châu cùng với di sản truyện ngắn của ông rất đa dạng
qua quá trình vận động thì ta cũng có khá đủ cứ liệu để phân tích dưới ánh sáng cùa những vấn đề lí luận về thể loại và kiểu nhân vật.