HÌNH TƯỢNG NGƯỜI KỂ CHUYỆN.

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu 1 (Trang 96)

KẾT CÂU CỦATRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU

3.2. HÌNH TƯỢNG NGƯỜI KỂ CHUYỆN.

Trong phần này chúng tôi sẽ khảo sát một khía cạnh liên quan mật thiết đến vấn đề kết cấu các truyộn ngắn của Nguyễn Minh Châu: hình tượng người kể chuyện như một nhân vật văn học có đời sống riêng, vai ứò riêng. Điều này sẽ qui định ở một chừng mực nào đó cách thức dẫn dắt câu chuyện, góc nhìn để mô tả nhân vật và đánh giá sự việc, cách thức tác giả phát biểu quan niệm của mình m ột cách trực tiếp hay gián tiếp, cách thức bộc lộ tình cảm không những của nhân vật mà của cả tác giả. Có thể nói rằng việc lựa chọn vị trí người kể chuyện là do quyết đinh chủ động ban đầu của tác giả. Nhưng ở bề sâu lại là do yêu cầu của nội dung câu chuyện vốn là con đẻ của hiện thực cuộc sống, kết hợp với yêu cầu của nội tâm tác giả với tư cách là một yếu tố của hiện thực. Hai yêu cầu này

làm thành một cái gì đó rất khách quan xuất hiện dưới ý đinh chủ quan của tác giả.

Thống thường trong mỗi tác phẩm người kể chuyện chỉ có hai vai trò: kể chuyên và dẫn chuyện ỏ' ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba. Khi người kể chuyện không xuất hiện một cách cống khai, và chỉ làm cái viộc cho các nhân vật của mình hoạt động trên trang giấy với tên tuổi tính cách và số phận của họ thì anh ta thường hiện diện ngôi thứ ba. Trong trường hợp này mọi ý nghĩ, quan điểm hầu như đều được phát biểu thống qua nhân vật hay sự việc. Còn khi tác giả công khai xuất hiện với danh nghĩa là “tôi”, giữ vai trò hoặc là của chính nhân vât trong câu chuyện hoặc là để đóng vai trò nhân chứng của câu chuyện thì anh ta ỏ' ngôi thứ nhất. Với vai trò này, tác giả tự do phát biểu mọi cảm xúc, quan điểm, tư duy của mình, nhưng cũng không được quên rằng với những nhân vật khác thì anh cũng chỉ là một dạng ngôi thứ ba, và không thể thay thế các nhân vật khác.

Nói một cách đơn giản thì như vậy, nhưng trong thực tiễn sáng tác, sự thể hiện còn phức tạp hơn nhiều. Chúng ta không thể cầm lên một truyện ngắn để rồii xếp hẳn nó vào loại “tác giả ở ngôi thứ nhất” hay “tác giả ở ngồi thứ ba”. Tuy vậy về mặt hình thức, khi khảo sát về vai trò và hình tượng của người kể chuyện trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, chúng tôi cũng tạm phân ra làm hai loại trên và sau đó nói đến một loại kết cấu phức hợp thường xuất hiện nhất là ở thời kì sau.

3.2.1. NGƯỜI K Ể CHUYỆN ở NGÔI TH Ứ BA.

Có thể kể vào loại này những truyện ngắn như: Lầ thư vui. Những vùng tròi khác nhau, Chuvẽn đai đối, Mùa hè năm ấy, Me con chi H ằng.Bẽn đường chiến

tranh. Hang, Dứa ăn cắp. Giao thừa. Hương và Phai, Mốt ngưòi đàn bà tốt bung, Dấu vết nghé nghiẽp, Bến quê. Cơn giống. Phiên chơ Giát....

Nói tác giả ỏ' ngòi thứ ba cũng có nghĩa là nói nhân vật trần thuật ở ngôi thứ ba. Nhưng trên thực tế, Nguyễn Minh Châu không có cái lối viết khách quan một chiều, lạnh lùng một cách tuyệt đối như một số nhà văn hiện thực tự nhiên . v ề mặt này, anh gần với những bậc thầy truyện ngắn như Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, thậm chí trong một số trường hợp cái ngôi thứ ba của anh cũng được biến tướng đi rất nhiều.

Trước hết, hầu hết các truyộn ngắn, đều có trường hợp nhân vật ở ngôi thứ ba lại có lúc vị trí ngôi thứ nhất để nói lên ý nghĩa, cảm xúc của minh. Có khi thì tác giả vẫn giữ nguyên tên gọi ngôi thứ ba với nhân vật nhưng cách thể hiện lại là sự bộc lộ trực tiếp của chính nhân vật đó. Chẳng hạn trong Những vùng ười khác nhau khi Lê nghĩ về Sơn; trong Mùa hè năm ấv khi Phi trở về với những bản khoăn, những liên tưởng trong ngôi nhà cũ của mình; trong Mốt người đàn bà tốt bung, khi cô Hoằng nghĩ về chồng mình:

“ở cái tuổi ngót ngét 60, một ông đại tá thì già nhưng là một ông tưống thì lại trẻ. Huống hồ ông Thiộn mới 57. Mà ông ấy nhuộm tóc để làm gì nhỉ ? Mà tại sao lâu nay ông ấy sốt sắng xin cho con Loan vào công tác trong bộ đội vây nhỉ ?”[5,36]

Hoặc trong Bến quê khi Nhĩ nhìn theo hút bóng thằng con trai ỏf bên kia

sông:

“Thì ra thằng con trai của anh chỉ mới đi được đến hàng cây bằng lăng bên kia đường. Thằng bé vẫn cắp cuốn sách bên nách đang sà vào một đám người đang choi phá cờ thế trên hè phố, thật là không dứt ra được. Không khéo rồi

thằng con trai anh lại trễ mất chuyến đò trong ngày, Nhĩ nghĩ một cách buồn bã,

COD người t a t r ê n đường đời t h ậ t k h ó t r á n h được c á i điều v ò n g v è o h o ặ c chùng chình, v ả lại nó đã thấy có gì đáng hấp dẫn ở bên kia sông đâu ?...[5,67].

Có những trường hợp, tác giả dành cho nhân vật của mình một đoạn độc thoại nội tâm, và nếu để riêng đoạn ấy ra thì nhân vật lại đóng vai ở ngôi thứ nhất: trons các truyện Bẽn dường chiến tranh. Hang... (chúng tôi đã có trích dẫn ở những phần trên). Trong những trường hợp này, hình như tác giả không bằng lòng với vai ữò ngôi thứ ba của mình, anh bước qua cái khoảng cách giữa mình và nhận vật, trao lại cho nhân vật cái quyền tự kể về mình, nói lên tâm sự của mình. Vẫn trong Mốt người đàn bà tốt bung, tác giả để lão Sĩ thầm nói chuyện với con dâu:

“Con ạ, (...) vậy là bố biết an con rồi, dù con có trở về dưới nhà bố nữa hay không thì bố cũng biết ơn con, dù thằng bé Hùng có thực phải dòng máu của nhà bố hay không thì bố cũng biết ơn con, vì con đã cho gia đình bố m ột đứa trẻ, vì con đã đặt vào hai cánh tay già lão của kẻ hành khất một đứa trẻ...” [5,41].

Có những trường hợp, về hình thức thì tác giả là ngôi thứ ba, nhưng tác giả lại giao cho m ột nhân vật đóng ngôi thứ ba vừa như người kể chuyện, đồng thời lại ít nhiều tham gia vào câu chuyện. Đây là trường hợp của truyộn ngắn Giao thừa với nhân vật Sinh, kẻ đã có mặt vào đêm giao thừa ở nhà ông chú mình để quan sát, nhận xét về ông chú và về đám con cái, nhưng đồng thời cũng để tham gia vào những sự việc của gia đình như một người trong cuộc. Sinh cũng là một kiểu tác giả.

Truyện ngắn Khách ở quê ra cũng vậy. Hầu hết, câu chuyện về lão Khúng và gia đình lão diễn ra dưới cặp mắt của Định, được nhận xét và đánh giá theo quan niệm của Định, Nhưng rồi cũng có những lúc Đinh rút lui để cho các nhân

vật khác như lão Khúng, như Huệ, Dũng, Loan hoạt động hoàn toàn vói tư cách là ngói thứ ba.

Và cả trong hai truyện trên đây, cũng có lúc tác giả biến ngôi thứ ba thành một loại ngôi thứ nhất độc thoại (tâm trạng của ông Thừa khi nghĩ về đám thanh niên ngày nay, hay suy nshĩ của Huệ về con cái, về cuộc đời, về tương lai của quê hương). Nếu cắt lớp vai trò và hình tượng liên quan đến câu chuyện thì ta có ba lớp ngôi: ngôi thứ nhất nằm trong ngôi thứ ba, ngỏi thứ ba đó lại nằm trong ngôi thứ ba khác, và ngôi thứ ba khác này lại nằm trong ngôi thứ ba cuối cùng là tác giả. (độc thoại nội tâm của ông Thừa nằm trong nhân vật Thừa, nhân vật Thừa nằm trong dòng kể của nhân vật Sinh , nhân vật Sinh nằm trong dòng kể của tác giả. Hoặc: độc thoại nội tâm của Huệ nằm trong nhân vật Huệ, nhân vật Huệ nằm trong luồng theo dõi của nhân vật Định và nhân vật Định nằm trong dòng ghi chép của tác giả).

Có trường hợp, tuy ta có thể xếp vào loại tác giả ngôi thứ ba, nhưng tác giả vẫn chính thức xuất hiộn và xung tôi, tuy có lẽ đây chỉ là sự xuất hiện thoáng qua (chứ khống phải là không quan trọng) mà tác giả cảm thấy là cần thiết, còn bên cạnh đó, người đọc vẫn đọc như đọc một câu chuyện hoàn toàn không có mặt tác giả.

Chẳng hạn trong Đứa ăn cấp, cái tôi của tác giả chỉ xuất hiện đầu với một câu: “Một trong những đặc tính cuả những người đàn bà ...” [12,111]

Và câu kết thúc khép lại câu chuyện: “Tôi xin lấy danh dự mà thề rằng...” [12,118]

Cũng như vậy, trong Dấu vết nghé nghi ép, cái tôi tác giả xuất hiện ban đầu như để đặt ra một vấn đề về cuộc sống, tạo ta tình huống mở đầu, báo trước câu

chuyện sẽ nói. Và sau đó bồng nhiên tác giả mất hút và cũng không hề trở lại ở cuối truyện như trong Dứa ãn cấp. Người đọc có thể tự hỏi: thế thì cái đoạn mỏ’ đầu trên kia có thật là cần thiết chăng hay chỉ là một kiểu rềnh ràng không hiếm lắm ở các nhà văn, như tợp rượu khề khà trước lúc vào truyện ?

Ngay với truyện ngắn Cơn giông, ở đoạn cuối, khi Thãng lí giải về nguyên nhân và quá trình phản bội của Quang, thì cũng kèm theo đó là lời của tác giả: tác giả bước vào, tác giả gần như công khai nhờ nhân vật phát biểu thay cho quan điểm của mình.

3.2.2. NGƯỜI KỂ CHUYỆN ở NGÔI TH Ứ NHẤT.

Nói chung đây là trưòng hợp cái tôi của người kể chuyện hầu như có mặt từ đầu đến cuối câu chuvộn, và trên danh nghĩa cũng là người viết truyện. Nhưng

các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu vai trò và hình tượng của ngôi thứ nhất nay cũng không hoàn toàn giống nhau:

Có trường hợp ngôi thứ nhất kể chuyện đồng thời là nhân vật chính hoặc một trong những nhân vật chính của câu chuyộn: đó là trường hợp của Nhành m ai, anh bộ đội Lương kể chuyện những ngày anh đi về hoạt động ở một vùng địch hậu và mối tình của anh với cô du kích Thận. Trong truyện ngắn Bức tranh, người kể chuvện là anh hoạ sĩ với những lời thuật lại sự thực về một tội lỗi của mình cùng sự giằng xé nội tâm của anh (ta chú ý ữong truyện này nhân vật người thợ cắt tóc xuất thiện như ngôi thứ ba trong lời kể của ngôi thứ nhất, là sự đánh thức đáng sợ của lươns tri và sự phán xét nghiêm khắc của công lí). Trong Cỏ lau, người kể chuyện là anh cán bộ Lực, anh bộ đội trở về sau chiến tranh để thấm thìa tấm bi kịch của đời mình và bao nhiêu cuộc đời khác. Trong Mảnh trăng, người kể chuyện là anh lái xe kể về một đêm đi xe trên đường ra hoả tuyến

với người yêu chưa biết mặt và chưa tỏ tình của anh (trong trường hợp nàv tác giả

c ó xuất hiện khi mỏ' đầu để nói về cái đêm mưa dầm khi những người lái xe nằm trong lán rừng kể chuyện cho nhau nghe và ỏ' cuối truyện để nói về cái mảnh trăng trữ tình nhô lên khi người lái xe kết thúc câu chuyện - hẳn điều này là có chủ tám).

Có những trường hợp, ngôi thứ nhất kể chuyện lại đóng vai trò nhân chứng của cầu chuyện. Vai trò này khá phù hợp vói Nguyễn Minh Châu vì anh là người lính, nhà báo và nhà văn nghĩa là những người thường chung sống với những nhân vật ngoài đời để rồi biến họ thành nhân vật văn học. Tuy vậy vai trò này khống phải bao giờ cũng mang một sắc thái giống nhau và cũng trên một bình diộn như nhau.

Trong Nguồn suối, người kể chuyện chỉ đóng vai trò một người “đi theo”, ghi chép được tất cả, hiểu tất cả nhung không tham gia vào một hành động nào hay một cuộc trò chuyện thực sự nào của nhân vật. Hình tượng một người đi để “thu thập truyện và viết truyện” khá rõ.

Trong Người me xóm nhà thò, sự gắn bó cùa người kể chuyện với mảnh đất mà anh mô tả - em Nết, mẹ Lân - đã rõ hơn trước mắt người đọc. ồ đoạn cuối, người kể chuyện cũng dùng những tình cảm như người mẹ “đang bốc thành ngọn lửa” xông lên đổi. Nhưng dầu sao anh vẫn luôn luôn nhớ mình chỉ là nhân chứng khi anh kết thúc bằng mấy dòng rất nghề nghiệp.

“Đêm nay, một đêm của giai đoạn đầu cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, tôi soi lên trước ánh đèn dầu tù mù một trang sổ tay đi đường mới ghi thêm những mẩu chuyện ở cái xóm nhà thờ khuẩt nẻo”[15,81]-

Trong Sấm vai, người kể chuyện đóng vai nhân chứng lại là người đáng tính chuyện “làm được đôi chút cống việc vãn chương” nghĩa là cũng thích quan sát và rèn luyện khả nàng quan sát, trong khi nhân vật của anh lại là m ột nhà văn. Vì vậy giữa hai người dê dàng có sự thông cảm, dễ dàng nhìn thấu được nhau, khó làm trò “vờ vĩnh đóng kịch”, và gặp dịp cũng sẵn sàng bộc lộ tâm tình với nhau. ít nhiều có thể nói đây là “nhà văn viết về nhà văn”. Vì vậy ta thấy ở đây, hình tượng của nhân chứng đã gắn liền với hình tượng của nhân vật.

Trong Mùa trái cóc ở niém Nam, người kể chuyện ở ngôi thứ nhất tuy không giấu nghề nghiệp nhà báo của mình, nhưng từ đầu anh đã cho thấy anh không phải là người ngoài cuộc, thậm chí với lương tri, sự nhạy cảm và cái nhìn sắc sảo, anh luôn luôn gắn bó với các nhân vật, nhận xét, cảm thông hay nguyền rủa và bao giờ cũng như muốn nói to lên những ý nghĩ của mình.

Có trường hợp người kể chuyên ở ngôi thứ nhất vừa là nhân chứng vừa là nhân vật . Khi thì anh quan sát và ghi nhận, khi thì anh tham gia vào diễn biến câu chuyện.

Đó là trưòng hợp của Môt lán đối chứng: người kể chuyện là kẻ quan sát những con mèo, tình thương yêu cuả con gái mình đối với con mèo, nhưng đồng thời anh cũng là người chủ gia đình, người chia xẻ buồn vui với con gái mình và nuôi những con mèo. Tình cảm của anh thường là tình cảm người trong cuộc, và anh có vẻ một nhân chứng khi anh muốn thoát ra ngoài câu chuyện, đứng lên trên câu chuyện để nói những lời nhận đinh hay triết lí về nhân tính về cái thiện cái ác rút ra từ câu chuyện thực.

Trong Chiếc thuvén ngoài xa, người kể chuyện - nhà nhiếp ảnh đóng vai một nhân vật “đi săn tìm cái đẹp của thiên nhiên” cho đến giờ phút anh tìm được cái cảnh biển để chụp hoàn toàn thoả mãn được đòi hỏi nghệ thuật của mình. Từ

thông khi là nhân chứng. Hai mặt đó của nhận thức và xúc cảm đã làm chuyên biến tư duy cuả anh. Cái tối của anh, của người kể chuyện đã đổi khác. Ta chú ý đến lời kết thúc của người kể chuyện cho biết ràng mãi mãi về sau này, mỗi lần nhìn tấm ảnh nghệ thuật chụp một cảnh thiên nhiên rất đẹp của mình, anh bao giờ cũng như thấy hình ảnh đau khổ của “người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng...”. Đó là sự tổng hợp củavai trò nhân vật và nhân chứng.

Vâm đề trở nên phức tạp hơn với Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành. Từ đầu, người kể chuyện đã cho ta thấy anh bắt đầu đóng vai trò m ột nhân chứng. Nhưng đây là một nhân chứng đặc biệt. Bởi vì nhân vật (chị Quỳ) đã tìm thấy trong anh một con người để bộc lộ và trao gửi tầm tình. Sau đó suốt dọc câu chuyện, nhân chứng không chỉ cảm thông mà luôn luôn đóng vai trò khi thì gợi ý, khi thì căn vặn, khi thì tranh luận với nhân vật, đặt nhân vật vào tình huống bộc lộ tất cả những gì mà người kể chuyện và người đọc muốn biết. Còn nhân vật, nhiều lúc biến thành người kể chuyện và làm cho người đọc quên mất người

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu 1 (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)