TÍNH PHỨC ĐIỆU.

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu 1 (Trang 118)

KẾT CÂU CỦATRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU

3.3.4. TÍNH PHỨC ĐIỆU.

Viộc nhận xét ba giọng điộu trữ tình, triết lí và hài hước trên đây cũng đã cho ta thấy phần nào tính phức điộu trong cách kể chuyện của Nguyễn Minh Châu, tuy rằng tính phức điệu đó càng về sau càng lộ rõ cùng với sự vận động quan niộm nghệ thuật của ông, khi ông ngày một đi sâu vào hiộn thực nhằm phát hiộn và m uốn thể hiện những khía canh phức tạp của hiện thực đó.

Tính phức điệu đó thể hiện khi ta nhìn toàn bộ các truyện ngắn của Nguyên Minh Châu trong đó nổi lên các truyện ngắn khác nhau mang giọng điệu khác nhau.

Cùng là truyện viết về chiến tranh nhưng ta có thể so sánh giọng điệu trong Lá thư vui nhuốm chất trữ tình, ít nhiều hư ảo, nhẹ nhõm mà sâu xa với giọng điệu mang chất hiện thực nghiệt ngã, vừa tha thiết, vừa dữ dôi, lại hào hùng trong truyện Người me xóm nhà thờ. Cùng là phản ánh hiện thực của cuộc đời, của nhân tình thế thái nhưng giọng điều ứong Mốt người đàn bà tốt bung với cái kiểu kể chuyện hơi lan m an nhưng vui vui, ngổ ngộ, khác với cái giọng điệu trong Dấu vết nghề ĩĩghiẽp. rất thực, trang nghiêm và có pha những nuối tiếc như phát ra từ một lời trăn trối chân thành.

Cùng là để rút ra những suy ngẫm về tình người, về bản năng hồn nhiên

con người, về mầm mống của cái thiện và cái ác, nhung giọng điộu trong Hương và Phai vốn nhẹ nhàng, vui vui và ít nhiều nhộn nhạo lại khác với giọng điệu trong Môt lẩn đối chứng mang vẻ nghiêm trang, có phần nàng nề, kể cả những đoạn tả cảnh tình tự cùa đôi mèo.

Trên kia là những trường hợp ta so sánh giữa các truyộn ngắn với nhau. Ta còn có thể thấy tính phức điệu của Nguyễn Minh Châu ngay trong một truyện ngắn.

Trong Chiếc thuvén ngoài xa. tác giả đã mô tả cảnh thiên nhiên ban đầu bằng những dòng viết vừa đầy m àu sắc hình ảnh, vừa đầy chất thơ và gợi lên cho người đọc cảm giác gần như huyền ảo về cảnh đẹp thiên nhiên; nhưng tiếp theo đó khi tả dáng dấp, hành động và rồi số phận của hai vợ chồng người dần chài, thì giọng văn trở nên hiện thực một cách khắc nghiệt, như khía vào lòng người.

Trong Cơn giông:, ta gặp các giọng điệu khác nhau: khi tác giả tả lại cảnh Thăng bị thương nặng, nghiến răng trườn vê đến căn cứ thì những trang viết có âm hưởng của một thiên anh hùng ca còn khi viết về tên phản bội, thì đó là những lời tô' cáo vừa mỉa mai vừa giận dữ đập vào mắt và khắc vào_ lòng người đọc, đồng thời lại có cả những đoạn văn phân tích tâm địa con người với cái giọng phân minh, có tính logic oủa khoa tâm lí học, bênh canh những đoạn trữ tình về đôi lứa Thăng - Phận.

Trong Sống mãi với cây xanh, tình người và tình đất được diễn tả bằng những đoạn văn mang giọng điộu trữ tình, những đoạn văn khác lại dẫn ta đến với không khí huyền thoại của thiên nhiên hày của quá khứ, nhưng nhà văn cũng tỏ ra có một lối viết hiện thực nghiêm ngặt khi kể lại việc người ta phải đốn ngã hàng loạt cây, rồi chia nhau cây cành, để xây dựng khu phố cho mai sau.

ở nhiều truyện ngắn khác cũng có thể tìm thấy sự xen kẽ các giọng điệu khác nhau như vậy; có điều là Nguyễn Minh Châu đã thể hiộn cái tính phức điệu đó một cách khá tự nhiên tựa như do yêu cầu nội tại cùa sự phát triển hiện thực, tính cách nhân vật và sự truyền cảm nghệ thuật, cho nên thường thì người đọc, ngay cả trong những trường hợp anh mắc cái bệnh từng thú nhận là “lang thang,

sa đà”, cũng không cảm thấy nhàm chán.

Như vậy, chúng tôi đã lần lượt đề cập đến các vấn đề tình huống truyện; hình tượng người kể chuyện và các giọng điệu. Dĩ nhiên là ba vấn đề ấy chưa phải phản ánh hết mọi khía cạnh liên quan đến kết cấu truyện ngắn của nhà văn, nhất là do yêu cầu của sự sắp xếp và phân tích nội dung, chúng tôi buộc phải lần

lượt khảo sát và đi sâu vào từng vấn đề một. Mỗi tác phẩm văn học, dù dài hay ngắn, vẫn là một chính thể mà người ta chỉ có thể đánh giá ừong khi đọc để cùng lúc chịu tác động của những yếu tố trong đó. Tuy vậy, sự khảo sát từng yếu tố như ta thấy vẫn là cần thiết, bởi vì nó sẽ giúp ích nhiều cho sự lí giải vấn đề chung của chương này là kết cấu truyện.

Tình huống truyộn, vai trò người kể chuyên hay giọng điệu đều xuất phát từ yêu cầu và những nhân tố bên ữong làm cơ sở cho tác phẩm. Đó là yêu cầu và những nhân tố thuộc về hiện thực cuộc sống, về mối quan hệ giữa tác giả với hiện thực đó, và về mục tiêu thể hiện mà tác giả đặt ra cho mình khi đối mặt với hiện thực với tư cách là m ột người nghệ sĩ. Cho nên khi nhận xét kết cấu các truyộn ngắn, không phải chúng tôi nhận xét một quá trình hình thành hay thực thi những kĩ năng nghệ thuật của tác giả - điều đó sẽ đến sau - mà là nhận xét về thực chất tâm hồn, nhãn quan của anh ta ữong những biến động của hiện thực.

Chúng tôi cũng không quan niêm những vấn đề trên đây tách rời nhau. Ngược lại chúng luôn luôn gắn liền nhau trong mối quan hộ nội tại chắt chẽ. Chính chỗ đứng của tác giả (vai trò người kể chuyện) sẽ tác động rất lớn đến việc lựa chọn tình huống truyộn. Nhưng cả chỗ đứng và tình huống truyện đều là con đẻ của hiộn thực qua cái nhìn của tác giả. Rồi đến ỉượt nó, tình huống kết hợp vói chỗ đứng sẽ tạo nên giọng điệu ừong mỗi truyện ngắn. Và tất cả những yếu tố đó sẽ được tổng hợp thành m ột truyộn ngắn hoàn chỉnh. Nói chung Nguyễn Minh Châu đã không phạm sai lầm là để cho có sự khống ăn khóp giữa các yếu tố đó với nhau và giữa các yếu tố đó nói chung với mục tiêu nghệ thuật mà anh đặt ra.

Cũng vì những lẽ trên mà kết cấu truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, cũng như quan niệm về nghệ thuật, hiện thực và con người của ông đã trải qua một quá trình vận động, và nhìn chung đó là một quá trình vận động liên tục, đa

chiều, không đơn giản. Nguyễn Minh Châu đã đi từ sự đơn điộu đến sự đa dạng, từ sự đon giản đến sự phức tạp, bởi vì trên cả quan niệm và việc làm, ông đã ngày càng đi sâu vào thực tế, nắm bắt hiện thực ở mức độ sâu sắc hơn và không muốn dừng lại trên những bình diện thể hiộn trước đây. Có thể là ở một số truyện nào đấy ông đã tỏ ra quá dàn trải hay lan man, nhưng điều đó chứng tỏ tài nâng và tâm hồn nghệ thuật của ông đang thời kì phát triển mạnh mẽ, m à chính ông chưa có thời gian để gạn lọc, lắng đọng hay kết tinh lại ở mức cô đúc nhất.

PHẦN K ẾT LUẬN

Năm 1985, khi mở đầu một cuộc trao đổi về chuyện ngắn của Nguyễn Minh Châu tại tuần báo Văn Nghệ, nhà văn Đào Vũ có nói: Chúng tôi cho rằng những năm vừa qua, tiểu thuyết và cả truyện ngắn của Nguyên Minh Châu có nhiều đóng góp rất đáng quý (...). Nhưng (...) bên cạnh niềm vui và cả niềm tự hào nữa về người bạn viết của mình, chúng tôi có không ít những băn khoăn về một số truyện ngắn của anh những năm gần đây” [107].

Câu nói trên đây đã mở ra một hướng tìm hiểu về truyện ngắn của Nguyên Minh Châu: thành tựu và nhưng ván đề đặt ra. Có thể nói rằng bản luận vàn của chúng tôi cũng m ột phần nào muốn đi tìm câu trả lời cho ý kiến nêu lên đó. Tất nhiên chúng tôi không có tham vọng đem lại một cái nhìn đầy đủ về nhà văn này, mặc dầu chúng tôi cũng đồng ý với nhiều người cho rằng truyện ngắn chính là bộ phận quan trọng nhất phản ánh một cách đa dạng và sâu sắc nhất hành trình văn học của Nguyễn Minh Châu. Nhưng, ở ngay cả trong lĩnh vực này, chúng tôi cũng khống thể nói hết được những vấn đề mà nhà văn dạt ra, ở cả phần tư tưởng lẫn nghệ thuật thể hiộn.

Ổ phần kết luận này, chúng tôi xin nêu lại một sổ' ý chính thâu tóm từ những gì đã trình bày qua ba chương của luận văn này:

1. Một điều xuyên suốt các truyộn ngắn (vì dĩ nhiên qua sáng tác nói chung) của Nguyễn Minh Châu là: ông là một nhà văn, một người nghộ sĩ hiểu

rất rõ bằng cả trí tuệ và tấm lòng, chức trách của mình trong cuộc sống, hiểu rõ lý tưởng cách mạng đối với nhà văn, đồng thời tự nguyện lao vào cuộc chiến đấu trên mặt trận nghệ thuật vì lý tưỏng và chức trách đó. Các truyện ngắn đã xuất hiện như những cống hiến của anh với tư cách người chiến sĩ vãn nghệ. Có thể tán thành nhận định của Lã Nguyên trong một bài viết sau khi Nguyên Minh

Châu mất: “ Một điểm quan trọng trong bản di chúc tinh thần của Nguyễn Minh Châu là cách hiểu của ống về nghề vàn, một cách hiểu đầy trách nhiộm và gần với sự thật <...> Với ống, nhà văn là người dùng ngòi bút để chiến đấu cho cái thực, cái đẹp” [85].

2. Quá trình sáng tác của Nguyễn Minh Châu là một quá trình vận động gắn liền với toàn bộ quá trình vận động của quan niệm về nghệ thuật, hiộn thực

và con người như ta đã thấy. Nói một cách khác, các truyện ngắn của ông đã chứng tỏ những bước vận động của tư tưỏrng nghê thuật về hiộn thực và con người của nhà văn với toàn bộ quá trình vận động của đời sống. Là người sáng tạo, nhà văn đem cái nhìn của mình đối với hiện thực thể hiộn vào nghệ thuật, hoặc, nói ngược lại, sử dụng nghộ thuật để diễn tả cái nhìn của mình đối với hiện thực. Điều đó hoàn toàn đúng với các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu. Nhưng ở đây, nếu nói đến sự vận động, sự chuyển biến thì cái gì đi trước, cái gì là gốc của quá trinh ? Khảo sát các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, chúng tôi thấy rằng chính mối quan hệ của nhà văn vói hiện thực là yếu tố đi đầu. Những năm về sau, cái nhìn của Nguyẽn Minh Châu đối với hiộn thực đã có nhiều chuyển biến, ngỉũa là hiện thực không còn hiện lên trước mắt ông với hình sắc và cốt cách như xưa kia, vi vậy, với ý thức của một nhà văn trung thành với lý tưởng nghệ thuật của mình, ông phải đi tìm những quan niệm cùng những phương tiện giúp ông viết ra những tác phẩm cho ngang tầm với cái hiộn thực mà vì nó và về nó ông theo đuổi nghệ thuật sáng tác. Vì lẽ đó, các truyộn ngắn của ông là một quá trình vận động trong sự tìm tòi và thể nghiộm. Đây là một sự vận động trong đó hình thức gắn liền với nội dung, không dành riêng cho một khía cạnh nào của sáng tác, xuất phát từ một yêu cầu nội tại có tính chất toàn bộ để rồi trở về cái toàn bộ đó.

3. Đến đâv chúng ta có thể nói một cách tóm tắt: với các truyện ngắn của mình, Nguyên Minh Châu đã có những đóng góp cho văn học đặc biệt là ỏ' giai

đoạn đổi mới. Sáng tác của ông chứng tỏ một quá trình nỗ lực của tác giả đi sâu vào hiộn thực nắm bắt các khía canh đa dạng của hiện thực kể cả những ngóc ngách trước đây chưa có sự soi rọi của văn học. Nói như thế không có nghĩa là Nguyễn Minh Châu gặp gì cũng viết mà thực ra ông chỉ bước vào những mảnh đất mà ống có điều kiộn để trở thành quen thuộc: người chiến sĩ, người nông dân, những người ở quanh ông mà ông hiểu hơn cả. Có điều là trên những mảnh đất quen thuộc đó ông đã cố gắng nhìn được những gì, thật bản chất, thật có ý nghĩa, thật gắn liền với số phận con người - không theo tiêu chuẩn hình thức để đánh giá là “to” hay “ nhỏ”, là “phi thường” hay “binh thường” . Với quá trình đào sâu vào hiộn thực này, Nguyễn Minh Châu đã mang đến những phát hiện đáng kể để ghi nhớ về luât đời, luật sống có giá trị khái quát đến mức giành được sự chấp nhận của đông đảo người đọc, đồng thời đặt ra những vấn đề của cuộc sống, vừa rất nóng bỏng nhưng cũng vừa rất lâu dài. Việc ông nói lên các luật đời, luật sống và nhất là đặt ra các ván đề của cuộc sống để rồi giải đấp đến mức nào, có thể còn có những ý kiến chưa thống nhất, nhưng điều quan trọng là nhà văn đã dám phát hiện dám đặt ván đề, và chỉ như vậy thôi, các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu cũng đã đánh thức trong người đọc khao khát nhận thức hiện thực, đánh thức lương tri và ừách nhiệm của họ trước hiện thực đó.

Đặt vào thời điểm ra đời của những truyện ngắn đó Nguyễn Minh Châu đã làm được một điều không nhỏ: ông là một ữong những nhà vãn đầu tiên đã không chịu yên ổn với một thói quen buông xuôi hay lười biếng từng đã tồn tại khá lâu trong văn học, để nói lên những mặt trái của cuộc sống và của con người, mà nói lên một cách khá sâu, với những dấu ấn nghệ thuật đáng kể. Ông đã làm được điều mà ông từng tự nhủ với lương tâm mình: không quay lưng, không chạy trốn

trước cái ác. Trong nhiều truyện ngắn của ống, nhân và quả của cái ác đã được thể hiện bằng một tinh thần trung thực và dũng cảm.

Đóng góp của Nguvễn Minh Châu qua những truyện ngắn của ông còn có một điểm quan trọng nhất là khi đặt nó bén cạnh hai điểm trên: trong khi đề cập đến những khía canh gai góc của hiộn thực, phát hiện và đặt ra những vấn đề của cuộc sống, trong khi thấu hiểu những nỗi đau của những số phận, ông vẫn thể hiộra mọi trang viết tấm lòng nhân ái và niém tin ở con người. Những truyện ngắm của ồng có thể làm những người đọc phẫn nộ về những điều đen tối nhưng bao giờ cũng toát lên lòng thương xót đối với con người; có thể làm người đọc đau nỗi đau của nhân vật và của tác giả, nhưng không bao giờ tạo nên m ột không khí bi quan bao trùm, hay một sự chán nản. Ngược lại, điều mà Nguyên Minh Châm nhắn gửi với chúng ta qua những truyện ngắn là: cuộc sống như thế đấy, phảii nhìn cho rõ, cho thật, nhưng phải gắn bó với cuộc sống hơn nữa và làm cho hết sức mình để vươn tối một cái gì tốt đẹp hơn. Đúng như nhà nghiên cứu văn học Phạm Quang Long viết sau khi đọc những chuyện ngắn của Nguyên Minh Châìu:”Dấu ấn của ông để lại trong văn học không phải chỉ là số đầu sách xuất bản mà Ịà một vệt tư tưởng về con người, một sự thức tỉnh cho cả xã hội và cho văn chương nói chung”.[76]. Tới đây chúng ta trả lời một câu hỏi: Nguyễn M inh Châu có “đóng góp gì về mặt nghệ thuật, ở đây là nghệ thuật truyện ngắn? Ô ng có đem lại cái gì mới, chẳng hạn, ta có thể nói đến sự cách tân nghệ thuật ? Tromg quá trình khảo sát các vấn đề khác nhau của bản luận văn, có lẽ chúng tôi đã íít nhiều trả lời câu hỏi này. Quan điểm của chúng tôi vẫn là không tách rời hìnlh thức và nội dung. Chính là trong khi muốn phản ánh hiện thức dưới một cái nhím nơi mà ông có được trong quá trình đào sâu và nghiền ngẫm, Nguyễn Minh Châu đã sử dụng và hơn thế nữa, tìm tòi để sử dụng những phương tiện nghệ thuíật có thể được, người đọc có cảm giác rằng ông không lộ thuộc vào những tiêu

chuẩn của thể loại hay những cách thức biểu hiộn quen thuộc, mà từng truyện ngắn, và ở cả từng đoạn trong một truyện ngắn, ông chỉ có một quan tâm duy

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu 1 (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)