GIỌNG ĐIỆU HÀI HƯÓC.

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu 1 (Trang 114)

KẾT CÂU CỦATRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU

3.3.3. GIỌNG ĐIỆU HÀI HƯÓC.

Xét trên toàn bộ, các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, không nói nhiều đến những chuyện vui. Càng về sau thì những tấn bi kịch về số phận, những hiện tượng nghịch lí và trớ trêu trong cuộc sống càng xuất hiện nhiều trên những ữang viết của ông. Và có lẽ cho đến cuối đời, với cái cốt cách nhân bản và lương thiện của mình, ống vẫn chưa tìm được câu trả lời thoả m ãn về những vấn để chính m ình đặt ra. Nhưng ngược lại ông lại thường hay có cái giọng điệu hài hước. Tất nhiên hài hước không hề đồng nghĩa với vui vẻ. Mà có lẽ đấy là một tính cách của Nguvễn Minh Châu, nhu cầu nội tâm của một con người có sức

chịu đựng, muốn làm cho mọi đièu trở nên bớt nặng nề, và muốn tự mình tạo thêm sức mạnh cho mình để vượt qua mọi trở lực trong cuộc sống. Với ông hài hước vừa như một vũ khí nghệ thuật trên mặt trận sáng tạo, vừa như một liều thuốc trợ lực cho bản thân.

Có những trường hợp chất hài hước thấm khắp toàn bộ câu chuyện. Từ phút đầu cho đến phút cuối, hình như tác giả muốn đặt người đọc vào cái thế vừa nghe vừa cười. Đó là trường hợp của truyện Sắm vai, nhân vật nhà văn, trong cái vai tuồng mình phải sắm với một nửa khuôn mặt “như một người đang còn hoá trang dở dang chưa xong” , và rồi nhân vật cũng cười với chình mình. Hương và Phai cũng tạo nên một cái gì đó đầy hài hước khi tác giả thuật lại những ý nghĩ của lũ trẻ con, những câu chuyên đùa mà hoá thật, thật mà nghe như đùa: trong tất cả những việc làm của lũ trẻ con, với chung thì rất nghiêm túc, nhưng lại làm cho người lớn bật cười, còn trong tất cả những việc làm của người lớn, kể cả tình

%

vêu. vẫn có những gì đó có vẻ trẻ con và làm cho trẻ con cũng có thể cười. Môt người dàn bà tốt bung cũng vậy. Trong hoàn cảnh cuộc sống còn nhiều khó khàn, bận rộn của một khu tập thể có đủ loại người, vẫn luôn luôn xuất hiện những cái gì đó để người ta cười, từ bể ngoài ăn diộn của cô Hoằng, sân chăn nuôi của cô, việc mọi người tưởng nhầm con Cún đã truyền bệnh dại cho mọi người cho đến chuyện đám trẻ con đùa với đứa bé như một đứa em chung... Mảnh trăng, về một mặt nào đấy cũng là một câu chuyện hài hước từ đầu chí cuối khi m ột anh lái xe và một cô thanh nien xung phong vốn đã được “xe duyên”, suốt một chặng đường dài với bao nhiêu câu trò chuyện, bom đạn và những phút sống chết có nhau, nhưng lại không hề nhận ra nhau...

Có những trường hợp thì một phần câu chuyện, hay một nhân vật nào đó của câu chuyện lại được thể hiộn một cách hài hước, tạo thêm màu sắc và ấn

tượng cho câu chuyện chung. Chẳng hạn, trong Khách ở quẽ ra đó là đoạn kể lại chuyến ra thăm Hà Nội của lão Khúng với con mắt nhìn và những nhận xét rất nống dân nhưng cũng rất thiết thực làm ta đến bật cười kiểu như: “Những cái anh dân thủ đô Hà Nội nàv (...) sao mà người nào c ũ n g y như ngâm lâu ngày trong bể nước mới vớt lên ? Da thịt người đâu mà cứ trắng nhợt, mà người nào người nấy cứ mềm oặt, mềm như sợi bún, từ cái ngón tay đến sợi tóc đều mềm, nhất là cái tiếng cười lại mới thật là mềm chứ ?” [5,178].

Trong Phiên chơ Giát, những đoạn mô tả ông chủ tịch huyện Bời trước con mắt của lão Khúng và của cả tác giả cũng.đều mang chất hài hước: chẳng hạn khi tác giả kể chuyện ông Bời ngắm kĩ và nhận xét con bò của lão Khúng vì ông “vốn xuất thân là dân buôn bò” và “máu mê dân buôn bò sống lại trong ông”; hoặc lão Khúng nhó lại một lần con bò đã đá ông Bời một phát vào giữa bụng “khiến ông ta ngã bổ nhào, úp cả khuôn mặt phương phi đầy cởi mở vào giữa đám ruộng” còn thằng Dũng thì “nhăn ràng ra cười hềch hệch đầy khoái chí” [6,157-162].

Có những trường hợp vấn đề mà tác giả đề cập là cực kì nghiêm túc, thậm chí lại mang chất bi kịch, Nhưng những gì mà tác giả mô tả trong quá trình diễn biến của câu chuyện để dẫn đến kết cục cuối cùng, lại cũng mang chất hài hước. Đó là trường hợp của Đứa ăn cắp chẳng hạn, khi tác giả viết về cái tính “hay kêu” của những người đàn bà trong truyện, thái độ nghi ngờ ồn ào của họ khi một đồ vật gì đó bị mất, kiểu như: “Con Thoan vừa nhót vào đây hử ? Nó có công việc gì mà bước chân vào đây ?”[12,115]. Và cuối cùng là những lời xỉa xói để đuổi Thoan đi: “tại sao khống tống cổ nó đi ngay! (...) mà cứ để cho nó nán lại đây thêm một ngày một giờ làm cái gì hở ?” [12,114]. Và khi nhân vật Toan chết ở

quê vì băng huyết thì cái chất hài hước đẫm nước mắt trong những câu nói và cử chỉ kiểu ấy lại lộ rõ hơn bao giờ hết.

Có một hiện tượng khá quen thuộc trong các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu là: giữa những dòng mô tả hay trần thuật, ống xen vào một câu viết, m ột hình ảnh, một nét phác hav một nhận xét có chất hài hước.

Chẳng hạn, ông đang tả một lớp mẫu giáo khu sơ tán: “ ...c ả cái đám quần chúng lít nhít mặc quần hở đũng lập tức bị kích động...” (Lá thư vui)r 15,291.

Còn đây là chị hoá trang đang làm viộc trong ngày cưới: “Chị phải cố làm sao trên khuôn mặt cô dâu nếu không có một cặp môi hình quả tim thì cũng đừng rộng như một chiếc thuyền” (Hương và Phai) [5,5],

Khi anh nói về tầm quan trọng của nhà trẻ trong khu tập thể: “Thuở bấy giờ việc thiết lập cái nhà trẻ ữong khu tập thể đã làm lu mờ cuộc chiến tranh Iran-Irak” (Mốt người dàn bà tốt bung) [5,21].

Ta không phủ nhận cái giọng điệu hài hước của Nguyên Minh Châu, kể cả trong những trường hợp thoáng qua như trên đây, đã góp phần làm cho những truyộn ngắn của ông thêm đậm đà và đa dạng, nhưng theo ý chúng tôi, cũng có m ột số trường hợp tuy không nhiều, ông đã dùng những ngôn từ, những hình ảnh ví von, hoặc có những ý nghĩ hài hước không đúng lúc làm cho người đọc cảm thấy câu văn ừ ở nên lạc lõng, như một nốt nhạc đánh sai “ chôi chối” , nhất là đối với những người đọc tế nhị.

Trong Bên đường chiến tranh, trong hồi ức về người yêu cũ của An, hiộn lên hình ảnh “những mảng lang ben hai bên má biến dần đi lúc nào không biết, mái tóc như m ột cái chổi cùn hổi nhỏ xanh ra, từng sợi tóc óng ánh như đang phát sáng ...” [12,51]. Theo chúng tôi nghĩ, dù đấy là một cách ví von hay liên

tưởng không xa sự thật mấy, những hình ảnh người yêu từ quá khứ bồi hổi và nên thơ hiện về, không bao giờ lại kèm theo cặp má lang ben và mái tóc chổi cùn. Có lẽ cách nói đó chỉ thích hợp vào những câu chuvộn đùa tếu trong đám lính Ưẻ.

Trong Sổng mãi với câv xanh, người đọc sẽ hơi ngạc nhiên khi tác giả giải thích số phận của bà Ngạn:

“Bà Ngạn là một người đàn bà Ười đất sinh ra để thừa sức làm m ột người vợ đảm đang và một người mẹ hiền từ sẵn lòng hi sinh vì con cái, nhưng vì lẽ ông bố bà ngày trước đây làm nghề bán thịt chó ở m ột phố huyện, những con chó m à hổi nhỏ bà đã thông thấy treo chúc đầu xuống bằng một cái móc sắt, thui vàng ươn, nhe ra những chiếc răng trắng nhởn, cả một bầy chó thui cứ nhè số phận đứa con gái cuối cùng của người bán thịt chó mà đớp, mà cắn xé” [5,233].

Tại sao lại có cách giải thích như vậy ? Ai cũng thấy đó là cách giải thích đùa bỡn cho vui câu chuyên. Nhưng tại sao lại đùa bỡn với số phận m ột người đàn bà mà chính tác giả cũng tỏ ra ưu ái từ đầu chỉ cuối ?

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu 1 (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)