1. Chiến tranh kết thúc, nhưng Nguyễn Minh Châu càng suy tư nhiều hơn
2.2.2. NGHỆ THUẬT ĐỘC THOẠI NỘI TÂM.
Đây cũng là một thủ pháp nghệ thuật thường được Nguyễn Minh Châu sít dụng. Trong trường hợp này, tác giả như một người đã nắm vững nhân vật đến mức ông không cần nói thay hay cho người khác nói thay nhân vật, mà để cho nhân vật tự bộc bạch bằng cảm xúc, tư duy của mình, bằng ngôn ngữ của mình. Và vì trên thực tế không có người thứ ba, cho nên nhân vật cứ tha hồ mà nói mà nghĩ, mà cầu khẩn, dằn vặt, la hét hay nguyền rủa...
Trong truyện ngắn Bẽn dường chiến tranh, tác giả đã sắp xếp cảnh bữa cơm do chính Hạnh nấu để đãi người yêu sau ba mươi năm xa cách, có mặt cả chồng
mình. Tâm ưạng Hạnh như “đang bay lượn trong một vùng tưởng tượng huyền ảo”. Hạnh thầm nói với người yêu nhưng là nói cho mình: “Hốm nay là cuộc vui
gặp m ặt của chúng ta, anh có hiểu không, là đêm đám cưới của hai ta khi còn đầu xanh tuổi trẻ để rồi sau đó đưa nhau về sống chung dưới m ột m ái nhà (...) anh
hãy cùng em sống đôi phút trong những điều mộng tưởng rồi lại trở về cõi thực
(...) ngọn đèn ba giây hãy thắp sáng lên, trong ngôi nhà này em đã cất m ột nửa trái tim cho anh (...) có bao giờ thôi nghĩ đến anh, khắc khoải ừ ô n g chờ anh...”
[12,62].
Trong Sống mãi vói cây xanh, anh thanh niên Huân lần đầu tiên, từ miền
N am trở về quê cha đất mẹ, nehe bác Thông kể chuyện vể quá khứ, và n h ất là về người cha dũng cảm đã hi sinh của mình, lòng trào lên biết bao xúc động. Sự xúc
động ấy chỉ có thể tả bằng một đoạn độc thoại nội tâm:
“Hỡi cuốn sử biên niên trăn năm đang hối hả thay lá và ra quả, anh nói thỉ thầm với cây, người chính là người bà ngoại của cháu! Quãng đời làm một thông dịch viên đã đưa cháu đi cũng đã mỏi cả chân, những thành phố hoa lệ một màu xám hiện đại (...) bà ơi, trên ữái đất này chẳng có ai từng vất vả khó nhọc như bà, hậy cho cháu trở về ngồi trong lòng bà, giữa đất cát, đói nghèo và cây cỏ, để ăn một qừả sấu chua chát đến nỗi nhăn nhíu cả mặt mũi, và nhìn ra ngoài mặt nước sông Hồng vào đầu màu hè này đã cạn trơ ra những cồn bãi, gió nam thổi cát bay như quất roi vào mặt người đàn bà xúc cát...”[5,221].
Có trường hợp, nhân vật tựa như đóng vai trò ngôi thứ ba và tác giả làm cái việc ghi chép lại ý nghĩa của nhân vật, nhưng thực chất vẫn còn là một độc thoại nội tâm. Như trường hợp ông Thừa trong Giao thừa bộc lộ tâm lí cùa mình qua suy nghĩ về lớp trẻ ngày nay: “Chao ôi, trước mắt ông đang hiện ra cái cảnh tượng từng đoàn con trai khoác tay nhau đi hàng ngang chiếm hết cả đường phố,
đầu óc quẩn áo như một lũ quỉ, chẳng còn trật tự gì nữa, cũng chẳng còn nếp sống vãn m inh văn hoá gì nữa! Lại còn say rượu! Lại còn đốt pháo, liệng pháo
vào người qua đường, liệng pháo vào cả đám con gái! Đêm giao thừa năm nào
m à trong các bênh viện chẳng chật người bị tai nạn vì th ế ? K hông, nh ất quyết
con cái ồng, con cái nhà này không thể tham gia những cái trò vui như thế, lại
cũng không thể sống lẫn giứa cái đám thanh niên như thế!” [12,144].
Hoặc như trong Phiên chơ Giát, trên con đường mờ lối, khi trời còn tối, tác
giả để cho lão Khúng nói chuyện với con bò khoang về những ngôi sao - m à nói
chuyện với con bò thì cũng là nói với chính mình:
“ - ... Hì... hì... tao đâu dám cười mày? Đấy là tao đang cười những ông
sao trên trời! Vua chúa hoặc đại thần danh tiếng của thời nay cả đấy! Họ đang
sống cả đấy! N gôi sao nào cũng cứ ngỡ mình đang soi sáng m ặt đất, không có m ình thì m ặt đất biến thành hũ nút <...> Vậy mà khổ chưa kìa < ...> cả m ột trời
sao đang chiếu sáng thế mà mặt đất thì vẫn tối thui tối mò thế này, con đường
chúng m ình đi xuống chợ Giát vẫn tối như hũ nút thế này ?[6,152].
Cần phải nói thêm rằng: trong cả hai trường hợp ưên đây, qua quá trình độc thoại, tựa như nhân vật đang nói về những đối tượng khác (ông Thừa về đám ứẻ ngày nay, lão Khúng về những ngôi sao hay “vua chúa”), nhưng thực ra là đang bộc bạch cái phần sâu xa của chính mình. Đám trẻ, ngàn sao và vua chúa
đâu có được nghe những nhân vật ấy ?
Còn khi tác giả để cho nhân vật đóng vai người kể chuyện, thì có thể nói
toàn bộ câu chuyện là m ột cuộc độc thoại nội tâm kéo dài. C hẳng hạn, với truyện Cò lau , nhân vật Lực - tất nhiên qua bàn tay điều khiển khéo léo của tác giả - đã
cho ta hiểu tâm lí của bản thân anh qua cả một quá trình vận động, kể cả những khi anh hồi tưởng về quá khứ: anh đã cảm nghĩ gì khi đứng trước dấu vết tàn phá
cùa chiến tranh còn nóng bỏng trên quê hương, khi đối mặt với những mất mát của chính mình, khi gặp lại người vợ yêu nav đã là vợ người khác, khi nhìn đám bà con bất hạnh đang đi tìm hài cốt người thân, khi nhớ lại lỗi lầm nghiệt ngã của chính mình trong chiến tranh ?...
Ngay trong Người đàn bà trẽn chuyến tàu tốc hành, tuy tác giả có xuất hiện, nhưng cũng chỉ làm chức năng một “chất xúc tác”, một người nghe chuyện, cụ thể hơn, một người được nhân vật chính tin cậy, vì vậy chị có thể gửi gắm một cách chân thành mọi tâm tư. Thường thì sau khi làm xong chức năng người gợi
chuyện, tác giả như ẩn mình đi, để cho chị Quỳ - nhân vật chính tha hồ m à tự
thuật, mà bộc bạch mà nhận xét và mổ xẻ chính bản thân mình. Ta có cảm tưởng, không phải tác giả, mà chị Quỳ, hoá thân thành nhà vãn đang viết thiên độc thoại nội tâm của mình.
Có khi độc thoại nội tâm lại diễn ra dưới hình thức một cuộc đối thoai - mốt cuốc dối thoai tưởng tương với một nhân vật thứ ba cũng do nhân vật “trong cuộc” tưởng tượng ra. Phần lớn đó là khi chủ đề tư duy trở nên gay cân, nhân vật chịu sự giằng xé nội tâm, đang cố tìm cách thoát ra một tình trạng bế tắc hay xung đột bên Ưong nào đó. Tựa như từ tiềm thức, tiếng nói của “hai bên” giáp mặt cứ vang lên bên tai nhân vật. vọng tới người đọc.
Nhân vật Hạng trong truyện ngắn Hang là một ví dụ. Trong con người Hạng, những gì còn lại của quá khứ vẫn có lúc trỗi dậy và căn vặn, cùng thằng con trai trong trắng của anh với cặp mắt phán xét im lặng. Cho nên, tất nhiên là trong anh đã diễn ra cuộc đối thoại nội tâm mà tác giả gọi là “phiên toà họp kín”: “Anh có biết anh đã trở thành một con người như thế nào không ?”- “Tôi
vẫn là cán bộ, m ột người cộng sản, đang chiến đấu cho lí tưởng cộng sản!” -
chừng nào thì dãi dớt bọc lấy người anh nhiều chừng nấy. Anh đã đầu hàng tất cả những gì m à anh đã từng lên án!” - “Nhưng thưa ông quan toà đạo đức thân mến. ông đạo đức vừa chứ, hì hì... ông hãy chỉ cho tôi m ột cách sống khác đi xem nào ?” - “câu này anh nên đem về hỏi chính con người thường ngày được
anh giáo dục theo lí tưởng của cộng sản, là đứa con trai rất thông minh của anh! Anh đã giáo dục, dạy bảo con cái theo một cách khác, hoàn toàn trái ngược lại. Trong khi lừa dối mình, anh đã lừa dối cả con cái! Anh tưởng nó không biết gì về anh hay sao ?”[12,76].
Cuộc đối thoại nội tâm của người hoạ sĩ trong truyộn ngắn Bức ứanh lại diễn tả m ột quan hộ nhân vật kiểu khác. Cái nhân vật đứng đối thoại với người hoạ sĩ ở đây không phải là tưởng tượng, mà là có thực - người thợ cắt tóc đứng
trước mặt anh với một sự điềm tĩnh độ lượng nhung thật đáng sợ. Người thợ cắt
tóc này có đủ lí do để thoá mạ và nguyền rủa người nghệ sĩ. Nhưng anh đã không làm như thế. Cái im lặng cuả anh vẫn không làm cho người hoạ sĩ thoát được sự
dằn vặn nội tâm , tưởng chừng mỗi lúc m ột dữ dội. Và thế là người thợ cắt tóc đã
từ ngoài đời bước vào nội tâm người nghệ sĩ để bắt đầu cuộc đối thoại tưởng
tư ợ n g .
Theo ý chúng tôi, cũng có thể đặt ở mục “đôc thoại nội tâm” này một thủ
pháp quen thuộc khác, với những lí do chính đáng. Trên trang viết, về m ặt hình
thức, thì đây là một đối thoại cụ thể, có người nói, có người nghe. Nhưng tác giả đã đặt nhân vật vào một thời điểm, bối cảnh, và trước một đối tượng đặc biệt, để cho lòi đối thoại có giá trị như một lời độc thoại, bộc lộ trọn vẹn và sâu sắc tám lí
và tư duy của nhân vật, có lẽ còn hơn cả trong độc thoại, vì có sự kích thích của
Trong Dấu vết nghé nghiẽp. nhân vật thủ thành bóng đá đã ở vào trường hợp như vậy: vào ngày cuối đời, ở giữa sân bóng - nơi đã chứng kiến niềm đam mê và thãng trầm nghể nghiệp của ông - trước người thân yêu duy nh ất còn ở
cạnh mình là người vợ già, ông đã thú thật với bà về những sự việc tưởng đã chìm
lấp đi và những suy nghĩ sâu kin nhất.
“ - Trước khi chết, tôi chỉ m uốn được đứng bên bà, giữa sân n ày để nói với lớp người sau về cái sự nghiột ngã và tình người trong bóng đ á” [12,58-59].
Những lời thú nhận của ông lão thủ thành như một bức tranh tâm lí tự hoạ rất thực và rất cảm động của một người có lẽ chẳng còn gì để giữ kín trên đời này.
Và trong Khách ò quẽ ra. lão Khúng bộc bạch với người chú khi ông nói đến chuyện lão “nổi tiếng” vì làm nhà ưên nền đình làng:
“ - Hì, hì... nổi tiếng thích chứ chú ? Chú tưởng chú không thích nổi tiếng
đấy hử ? Người ta sống ở đời, chưa có miếng ăn thì cúi gò lưng xuống m à kiếm
miếng ăn, có miếng ăn rồi thì ngẩng cao mặt lên cho thiên hạ biết mặt. Đến con
cua, con cáy cũng có lúc nó phải khuơ các càng lên trời cơ m à!” [6,159].
Quả là một nét tâm lí tiêu biểu của người nông dân được diễn dạt bằng chính lời ăn tiếng nói của họ.