NGHỆ THUẬT sử DỤNG NHỮNG YẾU Tố NGOẠI HÌNH.

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu 1 (Trang 80)

1. Chiến tranh kết thúc, nhưng Nguyễn Minh Châu càng suy tư nhiều hơn

2.23. NGHỆ THUẬT sử DỤNG NHỮNG YẾU Tố NGOẠI HÌNH.

Nói chung trong các truyộn ngắn của mình, Nguyễn Minh Châu có chú ý

đến yếu tố ngoại hình của nhân vật. Nhưng những yếu tố ngoại h ình đây hoàn

toàn không chỉ có ý nghĩa tự thân, m à bất cứ m ột biểu hiện nào của nó, tò nét

như một yếu tố góp phần thể hiện cái bén trone của nhân vật kể cả số phận, tính cách và nội tâm. Cho nên ngoại hình của một nhân vật nào, cũng đều được sàng lọc qua cái nhìn chủ quan, suy diễn tâm lí của tác giả hoặc của một nhân vật trong truyện.

Trong truyện ngắn Hang, sau khi nói đến sự suy thoái nhân cách của Hạng, tác giả tả:

Thời gian như một nhà điều khắc có tài dần dần đã tạc cho Hạng một khuôn mặt màu lờn lợt, một cái nhìn màu lờn lợt, một cái miộng luôn tươi cười,

\

ngọt nhạt, nằm giữa một khuôn mặt lạnh lùng, dửng dưng. Cái mặt ấy cũng đôi khi hớn hở hoặc nhăn nhó, bông đùa hoặc nghiêm ữang, nhưng giữa cái đang bày ra ưên mặt và cái đang giấu tận trong lòng thường khác nhau, trái ngược nhau”.

[12,74],

Người đọc thấy ngay rằng những nét phác hoạ ngoại hình trên đây đã hỗ trợ và để lại ấn tượng rất đậm nét cho người đọc vế tính cách nhân vật.

Trong truyện ngắn Bức tranh nhân vật tự vẽ chân dung của mình và bức hoạ này được giới thiệu với độc giả ở ngay những trang đầu tiên: “Khuôn mặt của người khách đang ngồi như bị đóng đinh vào chiếc ghế mộc của một cửa hiệu cắt tóc, với một tấm khăn choàng ừắng buộc trùm kin ngực. Một cái mặt người rất lớn chiếm gần trọn bức tranh. Những luồng ánh sáng hàng nghìn nến từ phía trước và trên đầu chiếu thẳng xuống một nửa cái đầu tóc tốt rợp như một khu rừng đen bí ẩn và một nửa mái tóc đã cắt thoạt trông như một phần bộ óc màu xám vừa bị mổ phanh ra (...) một cặp mắt mở to nhìn trừng trừng vào luồng ánh sáng, một cái ĩứừn khắc khoải bồn chồn, kinh ngạc và đầy nghiêm khắc...”[12,74].

ở đây, sự mô tả ngoại hình đóng vai trò báo hiệu cho những diễn biến nội tâm khủng khiếp mà nhân vật sẽ phải trải qua.

Trong truyện ngắn Cò lau, tác giả để cho nhân vật Lực hồi tưởng lại hình ảnh của anh liên lạc Phi (cả nét mặt và cử chỉ) khi nhận được và thực hiện cái lệnh phi lí của người chỉ huy trong một phút tự ái tội lỗi:

“Trong khoảng ánh sáng hình chữ nhật đầy chói chang, bay lơ lửng bụi gạch đục ngầu hiộn ra một khuôn mặt đang quay về sau nhìn tôi. M ột khuôn mặt quá trẻ, đầy lạnh lùng. Tôi không còn thấy cái khoảng lõm vào đầy dị dạng ữên bầu má, trong một tích tắc tôi chỉ nhìn thấy đằng sau cái vẻ mặt lạnh lùng, một ánh mắt trách móc, và đằng sau sự ữách móc, m ột phản ứng tự ứọng đầy kiêu hãnh ...” [6,53].

Tác giả đã tổng hợp trong sự mô tả ngoại hình ữong đây, trong cái phút chớp nhoáng của các cuộc chiến, tất cả tâm trạng đầy mâu thuẫn nhưng quyết liệt của nhân vật, và cả tâm ừạng day dứt của bản thân nhân vật đang hổi tưởng,

Những trường hợp như trên đây không hiếm trong các truyện ngắn của Nguyên Minh Châu. Ngoài ra thì hầu như ta gặp Tất nhiều những trường hợp chỉ với vài nét phác hoạ ngoại hình, tác giả cũng tạo nên một tónh ảnh để lại ấn tượng cho người đọc,và tất nhiên ừong bối cảnh cụ thể cùa câu chuyện chúng đều có ý nghĩa nghệ thuật và ý nghĩa tư tưởng nhất định.

Đây là chân dung của một cô gái “hiện đại hoá” :

“M ột mái tóc cắt cum cúp rất tâm lí giống như bộ lông m ột con diệc ôm lấy một khuôn m ặt thiếu nữ mà bất cứ người con t o i nào nhìn vào cũng tự buộc mình phải sống chân thực, và nhất là phải nhớ m ãi” [12,147].

Đây là một õng cán bộ cấp cao bước ra khỏi xe ô tô khi xuống thăm một đơn vị cơ sở:

“Một người đàn ông vận bộ quân phục mới màu xanh sẫm, mái tóc đã bạc quá nữa cắt rất cao, m ặt mũi hồ hởi và eả cái thân hình thấp lùn cũng hồ hởi chui ra khỏi xe sáng loáng, đen bóng, bơi bơi hai cánh tay trong không khí, nặng nề và oai vệ bước lên những bậc thềm đuya-ra, và đang quay nửa người về phía sau gọi

tôi rối rít...” [6,98].

Ta có thể nhận thấy rằng những bức tranh ngoại hình nho nhỏ ừên đây, chỉ với vài nét chấm phá, thực ra đều là những kết quả lao động nghệ thuật khá công phu,tác giả tỏ ra rất thận ưọng và sắc sảo trong việc chọn lựa những chi tiết cũng như sự kết hợp chữ và cả câu để thể hiện.

ở phần này, chúng tôi muốn khẳng định một lần nữa rằng trong sáng tác của mình, Nguyễn Minh Châu bao giờ cũng đặt lên hàng đầu việc xây dựng nhân vật, điều đó cũng được thể hiện trong những truyện ngắn của ông, nhất là vào cuối đời. Nỗ lực nghệ thuật của ông chủ yếu cũng tập trung vào việc xây dựng những nhân vật minh hoạ một cách sinh động cho những khía cạnh hiện thực mà ông muốn phản ánh, và những luận đề tư tưởng mà ông muốn truyền đạt. Nói một cánh chung nhất, quá trình xây dựng nhân vật ừong các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu cũng gắn liền với quá trình vận động của quan niộm về nghệ thuật, hiện thực và con người mà ta đã bàn đến ở chương một. Cho nên nếu tập họp những gương mặt ấy lại, ta cũng sẽ thấy một quá trình vận động những biến chuyển, những đổi mới cả về đối tượng, nội dung và nghệ thuật thể hiện.

Trong thời kì đầu, nhân vật chủ yếu của Nguyễn Minh Châu vẫn là người lính, hay nói rộng ra là những người cầm súng tham gia cuộc chiến đấu của dân tộc. ở thời kì sau, người lính (đã rời đội ngũ và còn ở trong đội ngũ) vẫn xuất hiện nhưng chính đó là cơ hội để Nguyễn Minh Châu phản ánh sự vận động tính cách, tư tưởng và số phận của con người trong những hoàn cảnh mới. Tuy vậy trong rất nhiều trường hợp, nhân vật của Nguyên Minh Châu đã ĨĨ1Ở rộng ra tới những tầng lớp khác và anh đã có thể phản ánh hiện thực cuộc sống ừên một bình diộn rộng lớn hơn với những tình huống phức tạp hơn và đưa ra những luận đề tư tưởng đa dạng hơn.

Nếu trong thời kì đầu, nhân vật của Nguyên Minh Châu chủ yếu là những người anh hùng, những người có phẩm chất đặc biệt, được tôi luyện trong những hoàn cảnh đặc biệt, thì về sau Nguyên Minh Châu đã ngày càng chú ý đến những nhân vật của đời thường, những con người bình thường, để từ đấy làm bật lên những vấn đề tưỏng chừng như quá quen thuộc, quá đom giản nhưng lại “ lớn lao” thực sự chỗ xuyên suốt cuộc sống, phản ánh bản chất cuộc sống và chi phối toàn bộ. Cũng chính trong khi xây dựng những nhân vật kiểu này m à Nguyễn Minh Châu thể hiện rõ rệt hơn tài nghệ thuật của ồng và nhất là tấm lòng nghệ sĩ của ông đã không bỏ qua bất cứ cái gì dù nhỏ nhặt đến mấy nhưng thuộc về con người.

Trong quá trình sáng tác Nguyễn Minh Châu đã cố gắng để cho nhân vật của mình thoát dần ra khỏi tình trạng một cái tên người đơn thuần mang theo m ột phẩm chất nào đó hay là phát ngôn của một tư tưởng nào đó. Trái lại, càng ngày nhân vật của ông càng trở nên một hình ảnh sống động có chiếu sâu của một tính cách, một số phận, vì vậy đó là một hình ảnh con người ghi dấu ấn khá sâu đậm trong lòng người đọc. Có thể trong một sô' tnròng hợp nào đấy, Nguyễn Minh

Châu chưa dạt đến độ tự nhiên nhuần nhuyễn của sự thể hiện con người, nhưng nhìn chung nhân vật của ống, nhất là trong những truyện cuối cùng, đã từ trang giấy đi ra cuộc đời, gặp gỡ với người đọc mà không thấy có bất kì một sự khiên cưỡng, cách bức.

Một khía cạnh nữa mà ta cần nên nói đến là các nhân vật trong các truyộn ngắn của Nguyên Minh Châu cũng ngày càng ứở nên phức tạp han, đa diộn hơn; tầm sâu hay tầm cao của số phận, của tính cách không chỉ được phát hiện đơn giản một chiều mà theo nhiều chiều, với nhiều sắc thái, với nhiều diễn biến khó lường trước được, thậm chí có cả những hiện tượng như những điều bí ẩn, nghịch lí hay “trái khoáy” mà Nguyễn Minh Châu cũng không hề né tránh. Cái tính chất phức tạp này, theo chúng tôi, rất quan trọng, bởi vì nó báo hiệu rằng nhà văn Nguyễn Minh Châu đang cố gắng đáp ứng và đã bắt đầu đáp ứng được bối cảnh và tính chất của thời đại, một thời đại cũng đang phát triển với những yếu tố và thực tế phức tạp của nó. Ta biết Nguyễn Minh Châu đang ấp ủ nhiều dự định tiểu thuyết, ta có thể tin rằng, nếu ông không mất quá sớm thì nhân vật của những cuốn tiểu thuyết tương lai sẽ được xây dựng thành công từ những nhân vật truyện ngắn hôm nay.

Về m ặt thủ pháp, chúng tôi có cảm tưởng rằng ữong khi thể hiện nhân vật của mình, Nguyễn Minh Châu không hề nghĩ là mình đang sử dụng m ột thủ pháp được gọi bằng một cái tên nào đấy trong văn học. Mà, đúng hơn, bằng tấm lòng của mình, bằng sự mẫn cảm, vốn liếng ngôn ngữ và kĩ năng nghệ thuật của lĩùnh,

ồng đang tìm mọi cách để cho nhân vật hiện lên trước mắt người đọc với cái hình ảnh mà ông hình dung được. Giữa người đọc và ông, nghĩa là người đọc và những ước vọng thể hiộn nhân vật của ông có một khoảng cách mà ông ra sức vượt qua. Ông có thể để cho nhân vật nói, suy nhĩ, tưởng tượng, hành động, xúc cảm, trải qua những thể nghiệm phức tạp, và nếu cần ông không ngần ngại lộ mình để nói

thay cho nhân vật . Cho nên nếu ta đã phân tích thủ pháp này hay thủ pháp nọ trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyên Minh Châu thi cũng khống nên quên rằng ở ông, đó là một nghệ thuật tổng hợp, một sự đan xen của nhiều phương tiện nghệ thuật , và những trường hợp ông thành công chính là những trường hợp mà ông sử dụng và điều khiển vừa tài tình nhất, vừa tự nhiên nhất những phương tiện đó ữong một hình ảnh trọn vẹn, hoàn thiện ứên mà không hề có dấu vết sự gò ép các phương tiện khác nhau.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu 1 (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)