NHÂN VẬT TÍNH CÁCH-số PHẬN.

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu 1 (Trang 63)

1. Chiến tranh kết thúc, nhưng Nguyễn Minh Châu càng suy tư nhiều hơn

2.1.2. NHÂN VẬT TÍNH CÁCH-số PHẬN.

Như ta đã nói, sự quan tâm đến con người xuyên suốt ứong sáng tác của Nguyên Minh Châu, nhưng sự quan tâm đó chủ yếu ở thời kì sau mới được nâng lên thành sự quan tâm tới những tính cách và những số phận để có thể hình thành

dung có tính chất hình thức (một anh hà tiện, một cô gái lẳng lơ, một gã ba hoa...), và thành công nghệ thuật ngừng lại ở mức ghi dấu ấn cho người đọc về những tính cách đó. ở Nguyên Minh Châu thì không thế. Ỏ bất cứ một nhân vật nào, ông mô tả tính cách thì cũng đổng thời nói lên số phận. Sự quan tâm của òng, do cái tâm của ông, chính là ở số phận con người. Ông viết về tính cách bởi vì trong thực tế cuộc sống, tính cách thường lồng vào số phận nhân vật, và quá trình diên biến sô' phận của nhân vật bao giờ cũng là quá trình bộc lộ tính cách. Đành rằng có một câu danh ngôn “gieo thói quen, gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận”, nhưng chúng tối nghĩ nhận thức cuộc sống và văn học của Nguyễn Minh Châu khống chỉ đơn giản như vậy. Khỏng phủ nhận quan hộ qua lại giữa tính cách và số phận, nhưng tấm lòng nhân ái và cái nhìn nhân bản của Nguyễn

Minh Châu còn cho phép anh hiểu vấn đề số phận một tầm bao quát hơn,

quyết định hơn, mà cũng nghiệt ngã hơn. ở phương diện thứ hai về mặt nghệ thuật, nhân vật này có bề dày hơn, thật hơn và sống hơn.

Những điều ta vừa nhận xét trên đây sẽ được chứiig minh khi ta tìm hiểu một số nhân vật tính cách - số phận trong các truyện ngắn của anh.

Một trong những trường hợp mà Nguyễn Minh Châu đã đạt đến đỉnh cao ừong sự thể hiện nhân vật tính cách-số phận, đó là trong truyện ngắn Người dàn bà trẽn chuyến tàu tốc hành, với nhân vật chính là chị Quỳ cùng một số nhân vật xung quanh chị. Tại sao một người phụ nữ thông minh, đằm thắm, hiền dịu, có sức lôi cuốn, chuyên làm công việc chữa trị và xoa dịu những vết thương cho

người khác, chính mình lại trở thành một người bộnh thần kinh cần phải chữa trị (và có lẽ chẳng bao giờ chữa trị được) ? Phải chàng vì chị vừa là hiện thân của số phận và nhân chứng cho biết bao số phận ? Chị vốn rất “khó tính” trong tình yêu, không chấp nhận tình vêu của một ai, khi yêu say đắm một người, thì con người ấy lại phải chết ngay trong vòng tay và nước mắt của chị, để chị cay đắng nhận ra rằng “trong tất cả mọi thứ mất mát, thì mất một con người là không có gì bù đắp được” ? Còn anh, người thanh niên đẹp trai dũng cảm, tài hoa với đôi bàn

tay chỉ mong có ngày được cầm lái cho máy cày, còn để lại được gì ngoài nấm

mổ đơn độc bên dòng suối và tiếng vọng một lời trăn trối xé ruột: “Thú thật với em, <...> anh vẫn còn thấy đau lắm, tiếc lắm”?[12,178]. Tất cả đều là số phận, cái số phận đã cắt ngang mọi ước mơ của tuổi trẻ, đến nỗi nữ nhân vật phải kêu lên với tác giả: “Lớp đồng chí thuở trẻ thường mơ ước những điều gì, thường hay dự định làm những công viộc gì ? (...) Đừng đánh thức nó dậy, đừng đánh thức nó dậy!”[12,218].

Bên cạnh ý nghĩa số phận thì nhân vật Quỳ trong truyện ngắn này cũng là một nhân vật đầy tính cách. Quỳ là một cô gái được rất nhiều người đàn ông yêu quí, vì đơn giản họ đã tìm thấy ở chị những gì mà họ mong đợi. Chị là hiện thân cụ thể cho ước vọng tình yêu của họ. Dù không được đền đáp, trái tim của họ vẫn tìm được lối thoát nghĩa là có một “mục tiêu” bằng xương bằng thịt. Còn chị, có

lẽ vì quá được cưng chiều, đến mức tôn thờ, thì như chị tự nhận sau này: tôi

đã không coi họ là những người đang sống giữa cuộc đời mà lại đòi hỏi nơi họ một thánh nhân. Tôi đã đi tìm cái tuyệt đối không bao giờ có. Tôi đã rồ dại (...) Bởi chính họ không làm sao được như tôi muốn, một thánh nhân”[12,169]. Chính vì vậy đồng nghiệp kết luận chị mắc bệnh “mộng du”. Dầu sao cuối cùng chị cũng yêu một người (tình yêu có những qui luật bí ẩn riêng). Nhưng khi đã yêu,

sống gần người yêu, chợt phát hiện ra rằng, tuy có bao nhiều tài năng phẩm chất

cũng vẫn là con người bình thường, với những thói tật mà ai cũng có thể có, chị

thất vọng, bị hẫng hụt, lại tìm cách xa lánh anh trong những cảm giác cay đắng. Chỉ đến khi anh bị thương nặng rồi hi sinh trong vòng tay chị, chị mới trở về lẽ

thật của cuộc đời, biết rằng mình đã mất dị m ột con người không gì thay th ế được, dù cho con người đó không phải là “thánh nhân”, là cái “ tuyột đối” như chị

hằng đòi hỏi. Nhung chị Quỳ không chỉ “mộng du” với những người xung quanh,

m à bản thân chị cũng nhiều lúc muốn làm m ột cái gì đó quá sức m ình, vượt lên con người bình thường như mình vốn có, nghĩa là tự biến m ình thành m ột thứ thánh nhân. Như vậy số phận của chị Quỳ, vừa có tác động của tính cách, vừa bị

chi phối bởi những yếu tố ngoài tính cách. Trong cuộc đời của nhân vật này, tính

cách và số phận vừa tổn tại song song nhau, vừa đan xen lẫn nhau.

Trong truyộn ngắn Chiếc thuvén ngoài xa. theo ý kiến chúng tôi, hai nhân

vật vợ chổng người dân chài vùng biển, cũng là hai nhân vật tính cách - số phận, nhưng mối quan hộ giữa tính cách và số phận ở đây có phần kh ác hơn trong

những truyện ngắn mà ta đã nói tới. ồ đây, không nói đến ý nghĩa về quan niộm nghộ thuật, khi tác giả mô tả những cảnh tượng về số phận đáng nguyền rủa của bọ ngav sau khi mô tả những cảnh đẹp tuyệt vời của một buổi mai vùng biển có sương trắng và trời hồng, thì cái tương phản giữa thiên nhiên và cuộc đời thực đó càng làm nổi bật lên số phận đau khổ đến mức cùng cực cùa hai người. Như chính nhân vật trong chuyện thú nhận, cuộc sống của họ khốn khổ quá, việc làm

ăn với biển khơi nhọc nhằn và nguy hiểm quá, nghĩa là số phận h ọ tối tăm , gai

góc, không lối thoát, đã buộc họ, một người trở thành tàn bạo, một người ưở

thành nhẫn nhục. Phải chăng ò đây, ở hai nhân vật này, số phận đã đẻ ra tính cách ? Không hoàn toàn như thế. Bởi vì không ít trường hợp, chính số phận đau

khổ lại đẻ ra lòng nhân ái và tinh thần quyết liệt. Nhưng với những con người cụ

thể này, thì rõ ràng ỉà số phận có vai trò nhất định trong sự hình thành tính cách.

Ta có thể lật ngược lại vấn đề: Nếu biển khơi không phũ phàng, đời sống không

gieo neo, thì chắc chi người đàn ống đã trở thành tàn bạo và người đàn bà trỏ' thành m ột người cam chịu ?

Về một m ặt nào đó, lão Khúng trong Khách quẽ ra và Phiẽn chơ Giát

cũng là một nhân vật tư tưởng như ta đã nhận xét ở trên. Nhưng nhân vật này, trước khi là một nhân vật tư tưởng, lại là một nhân vật tính cách - số phận. Những

tư tưởng nảy sinh trong người đọc cũng xuất phát từ tính cách, số phận của nhân

vật. Trưóc hết lão Khúng là một người nông dân nghèo vói tất cả những đặc tính gắn liền với người lao động nghèo truyền kiếp sinh sống bằng mồ hôi và ruộng đất. Người đọc ghi nhó rất rõ những gì mà tác giả đã mô tả nói lên tinh thần lao động cần cù và quyết liệt của lão Khúng để làm ra miếng ăn được coi là thiêng

liêng hơn bất cứ cái gì trên đời này (làm nhà trên nền đất đình chùa, và xông vào

một vùng rừng hoang cỏ đá), biết tính toán một cách chi ly và đôi khi ranh mãnh, từ cách chi tiêu, sản xuất, đóng một cái xe cho đến sắm một sợi thừng bò, những suy nghĩ của lão Khúng về cái vinh cái nhục ở đời, cái nhìn của lão đối với những người có chức có quyền, đối với con người và cuộc sống thị thành... Tinh thần thực dụng cộng với cái cốt lõi độ lượng của người sống gần với thiên nhiên cây cỏ đã làm cho lão bao dung được quá khứ của người vợ từng lầm lỡ trong tình yêu và chấp nhận cả đứa con khồng phải dòng máu của mình. Tất cả những điều đó đã tạo nên một tính cách có thể nói là gây ấn tượng vào bậc nhất ừong những tính cách văn học mà Nguyễn Minh Châu đã khắc hoạ được. Nhưng nếu tính cách của lão Khúng khá hấp dẫn về mặt văn học đối với người đọc, thì tự đáy

phận. Phẩn lớn hình ảnh sô phận của lão Khúng diễn ra từ thời kì đất nước bắt đáu xây dựng chủ nghĩa xã hội và tiếp tục cuộc chiến tranh giải phóng đất nước cho đến thắng lợi hoàn toàn, để rồi đưa công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội lên một bình diện mới. Trên chặng đường dài đó của đất nước, lão Khúng vừa như được hưởng những thành quả của cách mạng, vừa như đứng ngoài cuộc cách mạng. Trước sau lão vẫn cùng vợ con lao động cật lực với đôi tay rớm máu của mình, tự mình làm ra của cải, từ ngày khoai cháo cầm hơi cho đến khi có chút của ăn của để. Nhưng người đọc thử hỏi: số phận của lão Khúng đã có được ngày nào bừng sáng vì hành phúc ? gần như không. Có thể đôi lúc lão tự hào được với bà con về mảnh đất khẩn hoang, ngồi nhà gỗ mới dựng, bộ quần áo có được nhờ đổi thịt cho bộ đội, ... nhưng một đời lão là mộtt đời lam lũ, cắm cổ làm ăn, không biết chơi bời, không biết hội hè đình đám, mất đi một trong những đứa con yêu quí nhất, đem bán cả con bò đã kết thân với mình quá nửa đời. Đặc biệt ở cuối truyện, tác giả nói đến hai giấc mơ của lão Khúng: giấc mơ con bò khoang của mình bị người khác cầm búa bổ vào đầu và rồi giấc mơ chính lão lại là con bò khoang bị bổ búa vào đầu. Phải chăng đó là số phận khủng khiếp của lão Khúng ? Ta chưa bàn là những giấc mơ đầy tính ẩn dụ đó nói lên suy nghĩ đúng sai của tác giả, nhưng rõ ràng ở đây, lão Khúng đã hiện lên như một số phận. Và tất nhiên người đọc sẽ đặt câu hỏi: ưên một đất nước như thế này, với tính cách như thế này, số phận của lão Khúng và những người như lão Khúng sẽ ra sao ?

2.2. NGHỆ THUẬT XÂY DỤNG NHÂN VẬT.• • • •

Xây dựng nhân vật là nhiệm vụ hàng đầu của bất cứ một tác giả truyện dài, truyện ngắn nào, quyết đinh thành công hay thất bại của tác phẩm. Không ít nhân vật dưới những cây bút non tay, chỉ có tên gọi, một sơ đồ lí lịch, những hành động áp đặt, những ngôn ngữ khiên cưỡng, cuối cùng không phải là nhân vật văn

học mà chỉ là những khái niệm và những ý đồ trừu tượng mang tên người. Nói

tóm lại, nhìn nhận một tác giả văn học, thì điều quan trọng số một là nhìn nhận

nghệ thuật xây dựng nhân vật của anh ta. Với N guyên M inh Châu cũng vậy.

Trong các truyện ngắn, với số trang và những vấn đề tư tưởng khác nhau, ông

luôn luôn tỏ ra chú ỷ đến việc xây dựng nhân vật. Thủ pháp nghệ thuật của ông trong xây dựng nhân vật khá nhiều và đa dạng, đây chúng tôi chỉ nói đến một

số thủ pháp nổi bật tuy Nguyễn Minh Châu không phải là nhà văn duy nhất sử dụng, nhưng ỏng đã sử dụng ở một trình độ nghệ thuật khá xuất sắc.

Một phần của tài liệu Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu 1 (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)