1. Chiến tranh kết thúc, nhưng Nguyễn Minh Châu càng suy tư nhiều hơn
2.1.1. NHÂN VẬT TƯ TƯỞNG.
Nói một cách vắn tắt, chúng tôi tập hợp ở đây những nhân vật truyện ngắn mà qua đó Nguyên Minh Châu muốn gửi gắm một ý đồ về tư tưởng, một luận đề
đạo đức, một quan điểm về nhân sinh V .V .... Sự gửi gắm ở đây có thể có nhiều
chiều hướng khác nhau: hoặc là nhà văn đề cao một tư tưỏng nào đó, hoặc là ông gợi ý cho chúng ta suy nghĩ để có được một định hướng tư tưởng trong trường hợp điều đó là cần thiết.
Bây giờ chúng ta hãy điểm lại một số trường hợp về kiểu loại nhân vật này kể từ truyện ngắn đầu tiên.
Chúng ta chưa bàn đến mức độ thành công nghệ thuật của nhân vật Ngạn trong Nguồn suối nhưng ngay từ khi xuất hiện, Ngạn đã đem đến cho chúng ta hình ảnh một nhân vật, và rõ ràng dù có sơ lược, đơn giản thì đó vẫn là một trong những nhân vật truyện ngắn đầu tiên của Nguyễn Minh Châu gửi vào cái phẩm chất cao đẹp nhất của thời đại mới: lòng yêu nước không tính toán và tinh thần phục vụ nhân dân không gợn chút bàn khoăn. Trên những ữang viết ngắn ngủi, ta không biết được gì về tính cách và gốc gác của ông. Ta không biết gì thêm về gia đình ông - nếu có, và không biết ông có phút nào hồi tưởng về làng xưa, xóm cũ, về thời thơ ấu với ai mà chẳng bồi hổi kỉ niệm. Ông ỏ' lại mảnh đất vốn không có một người máu mủ một thịt, dồn hết tâm sức cho chiến đấu vì lí tưởng không bao giờ thay đổi như lời ông già Lào nói với ông trưóc lúc chết: “Mảnh đất này là đất Việt Nam, anh là người chiến sĩ bộ đội Việt Nam, anh hãy giữ lấy”.[15,8-9]
Có thể nói rằng Ngạn thuộc vào loại nhân vật tư tưởng đơn giản nhất mà trong thời kì đầu sáng tác truyện ngắn, Nguyên Minh Châu đã dựng lên nhưng không quan tâm nhiều đến những khía cạnh khác luôn luôn hiện diện ở một con người.
Sắc thái nghệ thuật của nhân vật tư tưởng đã khác hơn trong truyện ngắn Chuvẽn đai đối. Thoa một chính trị viên đại đội là trung tâm thể hiện tinh thần tập thể, tinh thần đồng đội. Ở đây, qua nhân vật Thoa, rõ ràng là Nguyễn Minh Châu muốn nói lên một tư tưởng, hay đúng hơn một sự chuyển dịch tư tưởng có tầm thòi đại: xưa kia người nồng dân yêu xóm làng, mảnh ruộng ngôi nhà của mình biết bao nhiêu, thi bây giờ tình cảm đó đã chuyển thành tình cảm với tập thể mới, với đồng đội mới - nơi anh đã thực sự gắn bó tâm hồn và mọi lo toan của mình, dù vẫn mang phong thái, cái dáng vẻ hồn hậu, chất phác của con người sinh ra từ bờ tre ruộng lúa.[15,56-70]
Trong truyện ngắn Mùa hè năm ấy. tác giả đã dựng lên khung cảnh khá sồi động, tất tả, hỗn độn của một khu phố những ngày chống chiến tranh phá hoại của giặc Mĩ. Người đọc có ảm tưỏng trước mắt mình luôn luôn là bom đạn, khói lửa, những nòng pháo, những cái mũ sắt, những đoàn xe xuôi ngược, những khẩu lệnh, tiếng thét... Nhưng như chính Nguyễn Minh Châu đã nói, tất cả chỉ là cái nền ứên đó xuất hiện và nổi lên các nhân vật: anh pháo thủ Thịnh và cồ nữ sinh Phi. Họ khác nhau về mọi thứ: xuất thân gia đình, hoàn cảnh sinh sống, công việc cụ thể và có lẽ rất nhiều điều ữong cách nhìn đời nhìn người. Nhưng điều đó không quan ừọng khi xét đến chiều sâu của tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm vào họ, và trong trường hợp này tư tưởng đó là tinh thần yêu nưóc là nhận thức về vai trò và sự đóng góp của mình vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Khung cảnh
chiến tranh ác liệt mà tác giả dựns lên quanh họ. chính là điều kiện cụ thể để làm thức dậy những tư tưởng đó. Một đằng thì Phi, vô cùng áy náy đến mức không chịu được khi phải từ biệt thành phô' quê hương, từ biệt Tổ quốc đang nước sôi lửa bòng này để lên đường đi học nước ngoài. Còn anh bộ đội Thịnh, anh biết chắc trước mắt mình là những ngày chiến đấu ác liệt với quân thù, hôm nay hay ngày mai anh có thể chết bất cứ lúc nào. Hoàn cảnh và tương lai của anh khác vối cô nữ sinh một trời một vực. Nhưng điều đó không làm gợn lên trong anh một chút băn khăn so bì nào. Anh hiểu rất rõ, anh đang bảo vệ cho Tổ quốc ngay trong ngôi nhà của người con gái sắp đến sống ở một vùng trời khác cũng vì Tổ
quốc. Và anh đã nói với người con gái ấy: “Công việc ờ đây hôm nay là của
chúng tôi, còn công viộc ngày mai là của cô...”.
Cùng với quá trình vận động của quan niệm nghệ thuật và tài năng nghệ thuật, việc xây dựng những nhân vật tư tưởng ở Nguyễn Minh Châu không còn hoàn toàn mang tính “hướng thiện” một chiều như trong những trường hợp trên đây. Có trưòng hợp anh đưa ra các nhân vật với những tư tưởng khác biột, gần như đối lập nhau để từ đấy làm bật lên cái tư tưởng anh muốn nói.
Đó là trường hợp hai nhân vật Kinh và Hạng trong truyện ngắn Hang. Như đã thấy ở phần trên Hạng, tạm gọi là một nhân vật phản diện được tác giả mô tả khá kĩ, một cán bộ quân đội đã tha hoá trong hoàn cảnh mới, ừỏ nên lạnh lùng, ích kỉ, vụ lợi, tính toán.... Tác giả đưa vào truyện một nhân vật khác đặt đối lập với Hạng. Đó là Kinh, thủ trưởng cũ của Hạng, người mà Hạng tưởng đã chết, nhưng nay thì tìm đến thăm anh với cái chân giả. Dù những dòng dành để mô tả Kinh không nhiều, ta vẫn thấy được đó là một hình ảnh sáng và đẹp còn nguyên vẹn từ những ngày khói lửa, không hề bị vẩn đục vì những bụi bặm của chặng đời mới. Đặt hai nhân vật Kinh và Hạng bên cạnh nhau, ý đồ tư tưởng của tác giả
đã rõ ràng: hoàn cảnh hoà bình, với những điều kiện sinh hoạt mới, sự trỗi dậy của những nhu cầu mới, và tất nhiên nếu ta chưa nói đến bản lĩnh chủ quan của từng cá nhân, có thể dần dần làm người ta suy thoái trong mối quan hệ giữa người với người, trong đạo đức ứng xử, từ bỏ những phẩm chất tốt đẹp mà mìmh đã từng theo đuổi và tôn thờ. Hai nhân vật Hạng và Kinh, một người về phía tiêu cực, một người về phía tích cực đều có tác dụng lên án sự thoái hoá tinh thần đó.
Trở lại đề tài chiến tranh, truyện ngắn Cơn giông cũng mô tả với chúng ta những nhân vật tư tưởng hoàn toàn đối lập nhau. Người chiến sĩ lái T-34 có cái tên là Thăng là điển hình của lòng yêu nước thể hiện lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng và đức dũng cảm vượt lên mọi trở lực để tiếp tục cuộc chiến đấu. Nguyễn Minh Châu đã tạo được một tình huống điển hình lúc Thăng bị thương nặng rơi vào tay địch sau khi chiếc T-34 của anh bị trúng mìn, rồi cuộc đối mặt với tên phản bội và những giờ phút dữ dội anh trườn về căn cứ với thương tích đẩy mình. Đối lập với Thăng chính là Quang, người đồng đội đã trở thành tên phản bội. Mặc dầu cái hành động phản bội đó đối với Thăng bất ngờ đến mức anh không kịp nhận thức bằng lí trí ngay sau khi nhận thức bằng đôi mắt và đã không bóp cò khi thân mình tên phản bội lọt vào vòng ngắm của khẩu súng trong tay anh. Nhưng rồi tác giả đã phân tích cho ta thấy rõ cái cơ sở của sự vận động tư tưởng đã dẫn đến hành động phản bội của Quang:
“Hắn chẳng yêu một cái gì cả, ngoài nỗi thèm khát được sống sung sướng, được ăn nson mặc đẹp, được mọi người xung quanh chiều chuộng và tôn kính (...). Hắn cũng có thể là một con người tốt, thậm chí một nhà cách mạng kiên định nếu cách mạng thoả mãn được những thèm khát của hắn, nếu cách mạng đạng trong bước thuận lợi, thuận buồm xuôi gió, nếu cách mạng là một ngày hội”[5,120-121]
Sự lí giải của tác giả quả là rất biện chứng, rất “con người”. Hành vi của con người được đề cập với những nguyên nhân thực và quá trình vận động vừa phức tập vừa tất yếu của nó. Đó không những là lời tố cáo, mà còn là bài học tư tưởng cho những kẻ phản bội và ... chưa phản bội.
Trong truyện ngắn Sống mãi với câv xanh có hai nhân vật được tác giả xây dựng để nói lên hai khía cạnh tư tưởng khác nhau trong thời đại mới, một già và một trẻ. Người già là bác Thông, suốt đời làm nghề chăm cây và trồng cây ở thành phố này. Bác là người nghèo nhưng khỏng cảm thấy khổ vì cái nghèo, bác sống cô đơn nhưng không bị dày vò vì sự cô đơn, bác lao động cần cù suốt ngày đêm nhưng lao động không làm bác một mỏi. ở bác một tình cảm vừa mãnh liệt vừa dịu dàng đã lan toả, bao trùm và choán tất cả: tình yêu cây cỏ, thiên nhiên. Có thể bác Thông không hiểu hết ữên tầm chiến lược viễn cảnh của tương lai đất nưóc, nhung bác là hiện thân của một trong những tư tưởng quan trọng nhất để đảm bảo cho tương lai đó: “Mặt đất tự trang điểm bằng biết bao cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp nhung trước hết bao giờ mặt đất cũng tự trang điểm cho mình bằng con người” [5,200].
Bên canh bác Thông, anh thanh niên Huân lại nói lên một tư tưởng khác. Trở về khu phố cội nguồn của gia đình, mang trong mình dòng máu yêu nước, anh đã sớm hoà nhập vào những người lao động mới gặp lại lần đầu. Những con người đó đã đánh thức trong anh cái quá khứ đầv biến cố, gian lao và cũng rất đẹp của quê cha đất tổ, nhất là hình ảnh của người bố đã hi sinh từ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Năng động, táo bạo và lãng mạn, anh đã nghĩ đến cái dự án đồ sộ xây dựng khu phố tương lai. Nhưng với tất cả niềm say mê hướng về tương lai đó, anh vẫn xung phong vào bộ đội đi bảo vệ biên giới phía Bắc và đã không trở vê. Huân chính là nhân vật thể hiện vẻ đẹp tư tưởng và tình cảm mà tác
gí ả kì vọng ở thế hệ mới: khôp.g tách dời với cội nguồn quá khứ, sống hết lòng với hiộn tại, theo đuổi những ước mơ lãng mạn cho tương lai, nhưng lại sẵn sàng hiến tất cả cuộc sống của mình, hanh phúc của mình cho những điều lớn lao hơn, đó là vận mệnh của Tố quốc.
Có thể đưa ra m ột số nhân vật khác trong các truyện ngắn của Nguyên
Minh Châu được gọi là nhân vật tư tưởng, dù là nhân vật chính hay phụ. Một điều ta có thể khẳng định là Nguyễn Minh Châu thực sự có ý muốn nói lên một tư tưởng nào đó qua các nhân vật của mình. Anh từng viết: “Có một người viết văn nào trong những điều viết ra lại không truyền đạt cái gì ?”. Nhưng với tư cách là một nghệ sĩ vận dụng nghệ thuât ngốn ngữ, anh cũng cho biết: “Sự truyền đạt đó chỉ như là một tiếng nói thì thầm của anh ta trong lúc đứng giữa đám đông. Ai thính tai, tinh ý thì nghe được, không thì thôi, và vì vậy: “Là tác giả, anh vừa muốn giấu mình đi. lại vừa muốn bốc ĩố mình ra [24]. Dù sao đi nữa, việc ta xem xét sự tồn tại của những nhản vất tư tưòng trong truyện ngấn của Nguyễn Minh
Châu, vừa là ở ngoài lại vừa như ờ trong ý muốn của tác giả và thể hiộn m ột cách
khách quan khuynh hướng sáng tác của anh. Khuynh hướng ấy chỉ càng ngày
càng rõ nét cùng với sự vận động những quan niệm tư tưởng của anh cả trong lĩnh
vực nghệ thuật và đời sống. Nhung nói chung về phương diện nghệ thuật, phương
diện nghề nghiệp, loại nhân vật này ít thành công hơn ở Nguyên Minh Châu so
với loại nhân vật tính cách số phận.