Định hướng phát triển

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực cho các dự án nhiệt điện đốt than thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Trang 82)

Công nghiệp điện là một trong năm lĩnh vực sản xuất kinh doanh của PVN. PVN được Chính phủ giao trực tiếp làm chủ đầu tư các dự án nhiệt điện mới tại danh mục các dự án nguồn điện thuộc Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 (gọi tắt là Quy hoạch điện VII). Hiện nay các dự án đang được thực hiện như bảng 2.2

Với kết quả thực hiện các dự án như vậy lực lượng nhân sự tham gia các dự án đã được trang bị thêm nhiều kiến thức về lĩnh vực quản lý dự án, kiến thức chuyên môn trong quá trình tham gia trực tiếp thực hiện dự án cũng như qua các chương trình đào tạo của PVN dành cho nhân sự tham gia dự án.

Tuy nhiên, còn một bộ phận cán bộ đang tỏ ra chưa đáp ứng được yêu cầu trong vai trò là chuyên viên của Ban QLDA. Vì thế, để đáp ứng yêu cầu về nhân sự trong việc quản lý dự án sao cho các dự án đảm bảo đúng tiến độ, đạt tiêu chuẩn chất lượng với chi phí không đổi, đồng thời lực lượng vận hành nhà máy sau đủ trình độ để vận hành nhà máy ổn định thì PVN đã có nhiều chương trình đào tạo huấn luyện đội ngũ cán bộ quản lý, nghiệp vụ, xây dựng đội ngũ kỹ sư, công nhân vận hành có trình độ chuyên môn và tay nghề cao.

Đồng thời phải xây dựng qui chế tuyển dụng mới, chế độ đãi ngộ thích hợp, nhằm khuyến khích động viên người lao động hăng hái làm việc, sáng tạo nhằm đưa lại hiệu quả càng cao cho PVN.

Xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực từ những người làm công tác QLDA, đến đội ngũ vận hành có tay nghề cao theo yêu cầu của phát triển sản xuất- kinh doanh và sự chuyển đổi cơ cấu quản lý mới. Trong thời gian tới cần phải đạt một số mục tiêu như sau:

Thứ nhất: Các giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực phải được tiến hành đồng bộ với các giải pháp về cải cách và chiến lược mới PVN. Chúng ta biết rằng quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là vấn đề quan trọng nhưng không thể tách rời việc quản trị nguồn nhân lực với các hoạt động doanh nghiệp vì quá trình sử dụng con người của doanh nghiệp chịu rất nhiều nhân tố.

Thứ hai: Quản trị nguồn nhân lực phải đạt được mục tiêu cho PVN có khả năng chủ động trong việc quản lý nguồn nhân lực, nâng cao năng lực hoạt động nhằm phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Để khẳng định được vai trò này đó không phải chỉ thể hiện ở các Ban QLDA trực tiếp thực hiện mà chính PVN cũng phải tự điều chỉnh . Công tác đào tạo trong các doanh nghiệp được xem là một yếu tố cơ bản nhằm đáp ứng các mục tiêu chiến lược của tổ chức. Hiện nay, chất lượng lao động đã trở thành một trong những lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất của doanh nghiệp. Thực tế đã chứng minh đầu tư vào nguồn nhân lực có thể mang lại hiệu quả cao hơn so với việc đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ cũng như các yếu tố khác của quá trình sản xuất kinh doanh.

Thứ ba: Các chính sách về phát triển nghề nghiệp của PVN càng rõ ràng, càng chi tiết, người lao động càng xác định rõ hơn hướng đi của mình và đương nhiên mức độ thúc đẩy họ làm việc để đạt được mục đích của Tập đoàn sẽ cao hơn. PVN phải có chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho 5-10 năm hoặc lâu hơn. Như đã phân tích ở Chương 2, vị thế cạnh tranh các dự án nhiệt điện đốt than của PVN là không cao. Do đó nếu không có sự chỉ đạo từ Chính phủ thì việc PVN theo đuổi các nhà máy Nhiệt điện đốt than là không cao. Vì thế PVN phải đặc biệt coi trọng việc hỗ trợ xây dựng con đường phát triển nghề nghiệp cho người lao động, các cơ hội để nắm bắt công nghệ, kiến thức để nâng cao vị thế, luôn phát huy thế mạnh trong việc thúc đẩy người lao động gắn bó hơn với Tập đoàn, vì khi họ thấy được tương lai của sự phát triển nghề nghiệp thì sẽ có những quyết định, những cam kết làm việc lâu dài cho Tập đoàn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực cho các dự án nhiệt điện đốt than thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)