Đối với địa phương

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực cho các dự án nhiệt điện đốt than thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Trang 102)

Hiện nay, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có các dự án nhiệt điện đốt than nằm rải rác ở các địa phương khác nhau. Để đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh , đề nghị các địa phương hỗ trợ:

- Giúp các ban QLDA thực hiện tốt vấn đề giải phóng mặt bằng khu vực xây

dựng nhà máy, giải quyết tốt các vấn đề đầu tư thuộc các lĩnh vực giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống xã hội như: đường giao thông, điện và nước sinh hoạt sản xuất, các hoạt động vui chơi giải trí người lao động…

- Tổ chức tốt việc bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản nhà

máy. Hạn chế đến mức thấp nhất nạn mất trộm các thiết bị tại các công trường thi công xây lắp dự án.

Tóm tắt Chương 3

Để có thể phát triển một cách vững chắc trong thời gian tới thì nền tảng chủ yếu vẫn dựa vào con người. Trước mắt, muốn có sự ổn định, tiết kiệm chi phí QLDA, đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên viên theo định hướng chất lượng cao thì PVN cần mạnh dạn lựa chọn, sử dụng và quy hoạch một đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực quản lý, nghiệp vụ chuyên môn vững với các biện pháp đào tạo cơ bản như: Đào tạo chuyên sâu, ngoại ngữ, cử đi đào tạo sau đại học tại các nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật, Canada, Pháp…

Với hệ thống các giải pháp mà người viết đưa ra trong luận văn này là tiền đề để các Ban QLDA của PVN có thể thực hiện nhằm ổn định và phát triển lực lượng lao động trong giai đoạn 2014-2019.

Hy vọng rằng các giải pháp này sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả quản lý các dự án của PVN, đóng góp vào việc phát triển ngành Nhiệt điện đốt than của Tập đoàn. Các Nhà máy Nhiệt điện đốt than của PVN hoàn thành sẽ góp phần đảm bảo nhu cầu năng lượng cho đất nước để góp phần phục vụ nhu cầu đời sống xã hội, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

KẾT LUẬN

Thực tế nhận thấy rằng "Con người là tài sản lớn nhất của tổ chức", các tổ chức/doanh nghiệp thành công đều biết phát huy và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của mình. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tất cả các tổ chức (nhà nước, tư nhân, đoàn thể xã hội) ngày nay hoạt động trong môi trường thường xuyên diễn ra những thay đổi trong các mặt của đời sống xã hội, đặc biệt trong sự cạnh tranh thị trường gay gắt. Để tồn tại, phát triển và hoạt động ngày càng có hiệu quả, bên cạnh những yếu tố khác, quản trị nguồn nhân lực phải được các Tổ chức/Doanh nghiệp đặc biệt quan tâm và coi là nhân tố quyết định trong chính sách phát triển.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là một trong những tập đoàn lớn nhất của đất nước, đã đạt được những bước phát triển đáng khích lệ trong phát triển kinh doanh. Trong những năm qua, PVN rất quan tâm và chú trọng tới quản trị nguồn nhân lực, tuy nhiên khi triển khai xuống các Ban QLDA thì việc thực hiện vẫn còn gặp nhiều hạn chế. Đó cũng chính là lý do tác giả chọn đề tài nêu trên làm mục tiêu nghiên cứu.

So sánh với mục tiêu đề ra và kết quả về cơ bản đã đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu thứ nhất của đề tài là khái quát hóa về mặt lý thuyết quản trị nguồn nhân lực. Mục tiêu thứ hai của đề tài là phân tích được mặt mạnh, mặt yếu của nguồn nhân lực dầu khí, qua đó đánh giá thực trạng về tình hình quản lý sử dụng nguồn nhân lực trong lĩnh vực Nhiệt điện đốt than. Đồng thời đánh giá được thực trạng các dự án nhiệt điện đốt than của Tập đoàn dầu khí về các yếu tố như mô hình, công nghệ và định hướng phát triển. Mục tiêu thứ ba của đề tài là đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực cũng như đưa ra giải pháp phát triển nguồn nhân lực cấp cao cho các dự án nhiệt điện đốt than của Tập đoàn Dầu khí.

Điều quan trọng nhất là, qua quá trình nghiên cứu, người viết đã bổ sung được những kiến thức về quản trị nguồn nhân lực, thấy hết được tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế, trong xây dựng đất nước và trong quá trình hội nhập. Đồng thời, áp dụng nó vào thực tế công việc hàng ngày để cùng xây dựng đơn vị ngày một phát triển và có được sự hiệu quả bền vững trong hiện tại và tương lai.

Mặc dù đề tài đã giải quyết được mục tiêu nghiên cứu đề ra, nhưng vẫn có một số hạn chế về khả năng và thời gian nên chưa thể đi sâu vào phần làm thế nào để có thể đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Đó cũng là gợi ý cho hướng

nghiên cứu tiếp theo có thể ở rộng để có một mô hình thoàn thiện từ đào tạo, phát triển và xây dựng một nguồn nhân lực chất lượng cao cho Tập đoàn Dầu khí trong việc quản lý các dự án trọng điểm của tập đoàn. Để các giải pháp này phát huy hết tác dụng thì cần phải có sự đồng thuận và cam kết mạnh mẽ từ các cấp quản lý cũng như cần có một thay đổi lớn từ các nhà quản trị cấp cao, cấp trung.

Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng do hạn chế về khả năng và thời gian nên Luận văn này chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết. Rất mong được sự góp ý của Quý Thầy cô và của những ai quan tâm đến vấn đề này để Luận văn càng trở nên hoàn thiện và có thể áp dụng một cách có hiệu quả nhất vào các Ban QLDA Nhiệt điện đốt than của PVN.

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt:

1. Cảnh Chí Hoàng, Trần Vĩnh Hoàng, Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở

một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Phát triển & Hội

nhập (số 12) – Tháng 9 – 10/2013

2. Nguyễn Trọng Chuẩn (2006), Công trình “Nghiên cứu văn hóa, con người,

nguồn nhân lực đầu thế kỹ XXI”, chương trình khoa học – công nghệ cấp Nhà

nước KX-05

3. Nguyễn Hữu Dung (2002), Bài viết “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí nghiên cứu lý luận (8)

4. Trần Kim Dung (2011), Quản trị nguồn nhân lực, Nhà Xuất Bản Tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh

5. Phạm Minh Hạc (2003), “ Đi vào thế kỷ XXI phát triển nguồn nhân lực phục

vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Hội thảo về phát triển nguồn nhân lực KX-05-11 tại Thành phố Hồ CHí Minh 22/3/2003

6. Đỗ Văn Hậu (2011), “Tiếp tục đột phá, hiện đại, hội nhập nhằm tăng tốc phát

triển ngành Dầu khí trong tầm nhìn đến năm 2025”, Tạp chí Cộng sản, (số 59), tháng 11 năm 2011

7. Lê Minh Hồng (2011), Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thực hiện chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao”, Tạp chí

Cộng sản, (số 59), tháng 11 năm 2011

8. Trần Văn Hùng (2010), Bài viết Phát triển nguồn nhân lực cao cho các trường

Đại học, Báo giáo dục và thời đại

9. Nguyễn Thành Hưởng (2012), Vận hành và Bảo dưỡng (O&M) cho dự án Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1: Giải bài toán nguồn nhân lực”, Tạp chí

Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương, (361)

10. PVN, Báo cáo thường niên năm 2012

11. PetroVietNam, Lịch sử Ngành Dầu khí Việt Nam (đến năm 2010), tập 1, 2, 3,

Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội – 2011

12. Nguyễn Tiệp (2005), Giáo trình nguồn nhân lực. Trường đại học lao động

13. Trương Văn Thiện (2012), Tham luận Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

quản lý dự án gắn liện với thành công của tổ chức, Hội thảo Phát triển nguồn

nhân lực cho ngành Dầu khí

14. Trần Ngọc Toản và Nguyễn Đức Trí (2001), Công nghiệp dầu khí và nguồn

nhân lực, Nxb Thanh niên.

Tài liệu tiếng Anh:

15. Raymond A.noe, John R.Hollenbeck, Barry Gerhart, Patrick M.Wright,

Fundamentals of Human Resource Management fourth Edition, McGraw-

Hill/Irwin

16. Michael Armstrong (2006), A Handbook of Human Resource Management

Practice 10th Edition.

17. Ian Beardwell, Len Holden and Tim Claydon (2008), “Human Resource

Mangement, a contemporary approach”, sixth edition, Nxb FT Prentice Hall

18. Peter Boxall, John percell, Patrick Wright, The Oxford Handbook of Human

Resource Management, Oxford Univesity Press, 2007

19. Michael M. Harris (2008), Handbook of Research in International Human

Resource Management, Taylor & Francis Group, NY, USA

20. Nick Henchie “Works Apart: A comparison of EPC and EPCM contracts”, Contruction & Engineering, 2008

21. Stivastava M/P (1997), Human resource planing: Aproach needsassessments

and priorities in manpower planing, Nxb Manak New Delhi.

22. Abdul Ghani Pg Hj Metusin, Ooi Kee Beng (2005), HRD for Developing

States and Companies, Institude of Southeast Asian Studies, Singapore.

23. Larry Richman (2002), Project Management Step-By-Step, American

Management Association.

24. Project Management Institute (2004), A guide to the Project Management Body of Knowledge Third Edition (PMBOK Guide).

Website:

25. www.ptc1.com.vn

26. www.pvn.vn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực cho các dự án nhiệt điện đốt than thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)