Chức năng, nhiệm vụ của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực cho các dự án nhiệt điện đốt than thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Trang 40)

Tập đoàn Dầu khí có các chức năng, nhiệm vụ cơ bản sau:

- Đầu tư vào các công ty con, công ty liên kết

- Tiến hành các hoạt động dầu khí và ký kết các hợp đồng dầu khí với tổ chức,

cá nhân tiến hành các hoạt động dầu khí; tổ chức quản lý, giám sát công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí trên cơ sở hợp đồng với các nhà thầu dầu khí và các công ty con, các tổ chức và cá nhân khác;

- Trực tiếp sản xuất, kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại các công

ty con và công ty liên kết;

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phối hợp kinh doanh trong Tập đoàn

Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Tập đoàn Dầu khí gồm:

- Nghiên cứu, tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tang trữ dầu

khí, khí hòa tan, làm dịch vụ dầu khí ở trong và ngoài nước;

- Kinh doanh, dịch vụ khai thác dầu thô, các sản phẩm dầu, khí và sản phẩm có

nguồn gốc từ dầu khí ở trong và ngoài nước;

- Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị dầu khí, sản phẩm dầu khí, hóa dầu;

- Kinh doanh, phân phối các sản phẩm dầu, khí, các nguyên liệu hóa phẩm dầu, khí;

- Khảo sát, thiết kế, xây dựng và khai thác các công trình, phương tiện phục vụ

dầu khí, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng;

- Tư vấn đầu tư xây dựng, thiết kế các công trình, phương tiện phục vụ dầu khí,

dân dụng; sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng;

- Đầu tư, sản xuất, chế biến, kinh doanh nhiên liệu sinh học;

- Đầu tư, sản xuất, kinh doanh điện và phân bón;

- Đầu tư, khai thác than và các loại khoáng sản tại nước ngoài, ký kết hợp đồng

nhập khẩu, cung ứng than, hợp tác khai thác và kinh doanh than trong nước, vận chuyển và tàng trữ than;

- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm lọc hóa dầu, tư vấn chuyển giao công

nghệ trong lĩnh vực sản xuất và chế biến các sản phẩm lọc hóa dầu;

- Đầu tư sản xuất và kinh doanh năng lượng tái tạo.

Các ngành, nghề có liên quan đến ngành nghề, kinh doanh bao gồm

- Hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm;

- Khách sạn, du lịch, đào tạo, cung ứng nhân lực và các ngành nghề khác.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là Công ty Nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con được tổ chức lại trên cơ sở bộ máy cơ quan Tổng công ty Dầu khí Việt nam và các đơn vị trực thuộc.

Các đơn vị thành viên của Tập đoàn là các đơn vị hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và được hình thành trên cơ sở sắp xếp và chuyển đổi từ các đơn vị thành viên Tổng công ty Dầu khí Việt nam.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các đơn vị thành viên đều là các pháp nhân độc lập. Mối quan hệ giữa Tập đoàn với các đơn vị thành viên được chuyển từ mệnh lệnh hành chính trước kia sang mối quan hệ theo các hợp đồng kinh tế. Tập đoàn Dầu khí chi phối các hoạt động của các đơn vị thành viên với tư cách là chủ sở hữu/ đồng sở hữu/ cổ đông; và thông qua người đại diện của mình tại các đơn vị thành viên.

5 lĩnh vực kinh doanh chính của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam:

- Tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí.

- Công nghiệp Lọc – hóa dầu

- Công nghiệp Khí

- Công nghiệp Điện

- Lĩnh vực Dịch vụ dầu khí

Hình 2.5: 5 lĩnh vực kinh doanh chính của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Nguồn từ sách Lịch sử hình thành PVN [11]

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực cho các dự án nhiệt điện đốt than thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Trang 40)