Những căn cứ dự báo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực cho các dự án nhiệt điện đốt than thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Trang 78)

Như đã nói từ đầu, đặc thù của Dự án là những công việc mang tính chất tạm thời, do đó việc dự báo nguồn nhân lực cũng có tính đặc trưng riêng. Vì điều đó nên

phần căn cứ dự báo này tác giả thực hiện theo phương pháp dự báo nguồn nhân lực trong tài liệu A Guide to the Project Management Body of Knowledge (PMBOK® Guide) của học viện PMI. Theo cách dự báo của tài liệu dành riêng cho các dự án này thì việc dự báo được bắt đầu từ khi khởi lập dự án, xuyên suốt theo việc quản lý 9 lĩnh vực của tài liệu. Theo phương pháp này công cụ để lập kế hoạch cho nguồn nhân lực bao gồm bảng mô tả chức danh vị trí của Dự án (phụ lục 1 đính kèm), mô hình dự án, đánh giá của các chuyên gia, thảo luận và kết hợp với các phần mềm để ước lượng nhân sự cho dự án.

Trong bài viết này tác giả sử dụng phần mềm Microsoft Project 2010 và WBSpro để dự báo nhu cầu nhân lực cho các dự án Nhà máy Nhiệt điện đốt than của PVN. Trong đó, phần mềm WBSpro dùng để thiết lập Bảng cấu trúc phân chia công việc (WBS) của một dự án Nhiệt điện đốt than (phụ lục 2 đính kèm); Phầm mềm Microsoft Project 2010 sử dụng WBS để dự báo nhu cầu nhân lực cho các hạng mục công việc/ sản phẩm trung gian của Dự án. Theo đó đầu vào của dự báo bao gồm các yêu tố:

- Nguồn nhân lực của PVN: Đội ngũ cán bộ thực hiện dự án bao gồm từ tất cả

các nguồn sẵn có gồm cả những lao động đang thực hiện các dự án trong Tập đoàn và từ nguồn bên ngoài. Khi đó sẽ xét đến các yếu tố:

+ Sự sẵn sàng: Những ai sẵn sàng để thực hiện công việc

+ Khả năng: Khả năng của nhân lực có đáp ứng được nhu cầu của dự án

+ Sự quan tâm: Ai là người quan tâm thực hiện các công việc của dự án Nhà máy Nhiệt điện đốt than của PVN

+ Chi phí: Chi phí của dự án được dùng cho mục đích nhân sự (nằm trong tổng dự toán ban đầu của Dự án)

- Nhu cầu về các dự án Nhiệt điện đốt than thuộc PVN được Chính phủ giao

cho thực hiện theo quy hoạch điện VII. Theo quyết định về việc điều chỉnh danh mục, tiến độ một số dự án và quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư các công trình điện cấp bách trong giai đoạn 2013 – 2020 ngày 11 tháng 12 năm 2013, các dự án Nhà máy Nhiệt điện đốt than do chính phủ giao cho PVN đầu tư đã có sự thay đổi về tiến độ, theo đó tiến độ các Nhà máy Nhiệt điện đốt than của PVN sẽ được lùi lại so với Quy hoach điện VII ban đầu. Như vậy nhu cầu nguồn nhân lực cho các dự án Nhiệt điện đốt than của Tập đoàn cũng thay đổi theo.

- Vai trò và trách nhiệm của các vị trí, năng lực và mức độ cạnh tranh giữa các vị trí theo từng nhu cầu của các dự án Nhà máy Nhiệt điện đốt than của Tập đoàn

- Mô hình các Ban QLDA của Tập đoàn áp dụng để thực hiện các dự án Nhà

máy Nhiệt điện đốt than

- Bảng phân chia công việc (WBS: Work Breadown Structure): là danh sách chi tiết các hạng mục công việc/ sản phẩm trung gian cần thực hiện để hoàn thành Dự án, được phân cấp từ trên xuống dưới. Mỗi gói công việc/ sản phẩm trung gian sẽ được đánh một mã số duy nhất. Việc tạo WBS giúp chúng ta chia nhỏ các mục tiêu chính của Dự án thành những nhiệm vụ nhỏ hơn để qua đó xác định được nhu cầu nhân sự cho từng hạng mục công việc/ sản phẩm trung gian.

- Phần mềm WBS pro là một phần mềm để triển khai cũng như thể hiện Bảng

cấu trúc phân chia công việc (WBS), có thể kết nối với phần mềm Microsoft Project 2010 để tạo ra các hạng mục công việc/ sản phẩm trung gian dùng để quản lý chi phí, tiến độ, ước tính nguồn nhân lực, vật lực cho Dự án.

- Phần mềm Microsoft Project 2010 là phần mềm dùng để quản lý dự án bao

gồm quản lý tiến độ, quản lý chi phí, quản lý nhân sự cho các nhà quản lý kinh tế dựa trên Bảng cấu trúc phân chia công việc (WBS).

- Ý kiến đánh giá của chuyên gia (Ông John Clack – Giám đốc PMC và ông

Petteri Harkki phụ trách nhân sự PMC của Công ty Poyry Energy AG – Công ty tư vấn hàng đầu thế giới thuộc lĩnh vực nhiệt điện đốt than)

Các dự án nhiệt điện đốt than của PVN đang triển khai đều có công suất và công nghệ tương ứng, nên nhu cầu nhân sự cho các dự án là tương tự nhau. Vì lý do đó nên tác giả chạy phần mềm áp dụng cho dự án Nhà máy nhiệt điện đốt than Quảng Trạch 1 là nơi tác giả đang công tác để tiện cho việc thu thập dữ liệu. Do giới hạn của luận văn nên tác giả chỉ lấy kết quả của quá trình ứng dụng các phần mềm nêu trên để xác định nhân sự cho mục dự báo ở phần sau chứ không nêu chi tiết cách thức sử dụng cũng như các bước tiến hành.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực cho các dự án nhiệt điện đốt than thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)