Môi trường làm việc của cán bộ công nhân viên PVN ở các dự án nhiệt điện đốt than có nhiều đặc thù khác biệt với ngành công nghiệp khác. Đó là:
- Ngành công nghiệp yêu cầu đầu tư rất lớn về vốn và kỹ thuật, công nghệ.
- Mang tính quốc tế cao và đa phương trong các mối quan hệ hợp tác. Thực tế
cho thấy các hoạt động của PVN trong lĩnh vực dự án nhiệt điện đốt than có rủi ro cao, nên trong hợp đồng thường có nhiều đối tác tham gia nhằm chia sẻ rủi ro, đặc biệt các dự án về sau như: Dự án nhiệt điện Long Phú 1 ký kết hợp đồng EPC với Liên doanh tổng thầu Power Machines - BTG Holding - Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC) ; Dự án Nhiệt điện Quảng Trạch dự kiến ký kết hợp đồng EPC với Liên doanh tổng thầu LILAMA và PVC …
- Nhà máy nhiệt điện than sẽ là một trong những nguồn năng lượng quan trọng
- Thị trường nhiên liệu than đốt càng ngày càng biến động, lượng than trong nước không đủ đáp ứng, than nhập khẩu thì khó dự báo về nguồn, đặc tính cũng như chịu sự chi phối của nhiều yếu tố chính trị, kinh tế và xã hội trên thế giới, khu vực.
- Ngoài yêu cầu trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ
thuật phải có tính chuyên nghiệp cao. Trong khi đó việc đào tạo được một cán bộ, chuyên gia giỏi rất tốn kém và thời gian kéo dài, vì vậy có sự cạnh tranh lớn về nguồn nhân lực giữa các Ban Quản lý Dự án.
Môi trường làm việc của cán bộ công nhân viên thuộc dự án Nhiệt điện của PVN thường là ở các vùng sâu, xa dân cư, có điều kiện khó khăn, môi trường khí hậu khắc nghiệt, độc hại và có mức độ nguy hiểm, rủi ro cao.
Các đặc trưng nêu trên không chỉ riêng ngành Dầu khí mà còn của các đơn vị khác như Tập đoàn Điện lực hay các công ty BOP khác.