Nâng cao tính cạnh tranh của chính sách giá

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Kiên Giang (Trang 85)

Với đặc thù của các dịch vụ ngân hàng không có tính khác biệt nhiều giữa các ngân hàng, nên chính sách giá vẫn là công cụ cạnh tranh hiệu quả trong ngắn hạn cũng

như dài hạn. Mặc dù có lợi thế về “giá cả cạnh tranh”, song Agribank Kiên Giang cũng nên có giải pháp để duy trì lợi thế này thông qua việc:

- Nâng cao hiệu quả quản lý chi phí:

Phân loại và xác định hiệu quả của từng nhóm khách hàng và nhóm sản phẩm đang cung ứng hiện nay nhằm mục đích:

 Loại bỏ những sản phẩm không mang lại hiệu quả cho ngân hàng.

 Phân bổ lại nguồn lực cho từng loại sản phẩm và từng nhóm khách hàng. Có chính sách thu hút những khách hàng có số dư tiền mặt lớn và thường xuyên để làm giảm chi phí huy động vốn.

Tăng năng suất lao động:

 Tăng cường ứng dụng công nghệ vào hoạt động chuyên môn.

 Thiết kế các chương trình đánh giá, thống kê năng suất lao động, từng bước tiến tới xây dựng năng suất trung bình cho từng bộ phận chuyên môn, giao kế hoạch để có cơ sở đánh giá đúng năng suất lao động của từng nhân viên.

- Nâng cao hiệu quả cạnh tranh thông qua chính sách giá:

Hiện tại, biểu phí thực hiện tại Agribank Kiên Giang thực hiện theo quy định chung của toàn hệ thống Agribank nhưng với một số khách hàng đặc biệt, Agribank Kiên Giang vẫn có biểu giá ưu đãi riêng, chính sách chăm sóc đặc biệt. Thời gian tới, Chi nhánh cần thành lập tổ chuyên trách tiếp nhận và xử lý thông tin phản hồi từ thị trường để tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc hoạch định các chiến lược về giá đối với từng nhóm khách hàng khác nhau, đảm bảo được lợi thế cạnh tranh.

Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng cần có kế hoạch nâng cao kỹ năng đàm phán và định giá cho nhân viên giao dịch với khách hàng. Kỹ năng tổng hợp, phân tích và thuyết phục khách hàng thấy những điểm lợi về giá khi giao dịch với Agribank Kiên Giang, góp phần hạn chế ảnh hưởng yếu tố tâm lý trong việc phán xét tính cạnh tranh về giá của khách hàng.

Đối với chiến lược giá chung cho mọi đối tượng khách hàng: cần áp dụng và công bố rộng rãi nhiều chiến lược về giá, đặc biệt là những chính sách giá khuyến khích khách hàng tăng khối lượng giao dịch như: lãi suất tiền gửi, tiết kiệm bậc thang hay xây dựng và công bố chính sách giá cho các hạn mức giao dịch khác nhau để mọi khách hàng nhằm giữ chân khách hàng gắn bó lâu dài.

Đối với chiến lược giá cho từng khách hàng: cần xây dựng một chính sách trọn gói cho từng khách hàng. Việc xây dựng được chính sách riêng cho từng khách hàng

sẽ góp phần gia tăng mức độ đáp ứng các yêu cầu riêng, chính đáng của khách hàng. Ngân hàng cần chủ động đề xuất cho khách hàng thay vì khách hàng đề xuất trước. Do lượng khách hàng giao dịch rất lớn, ngân hàng cần xác lập các tiêu chí áp dụng chung cho toàn hệ thống. Chuẩn hóa các tiêu chí sẽ hạn chế tác động tiêu cực do yếu tố cảm tính của nhân viên đề xuất gây ra. Các tiêu chí phải đảm bảo:

 Xác định rõ đối tượng cần được áp dụng chính sách giá riêng.

 Xác định số lượng và khối lượng dịch vụ mà khách hàng đang sử dụng.

 Khả năng mở rộng quy mô sử dụng dịch vụ trong tương lai.

 Đảm bảo tính linh hoạt với tình hình thị trường.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Kiên Giang (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)