Các yếu tố gián tiếp

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Kiên Giang (Trang 30)

1.3.3.1 Sức mạnh tài chính

Sức mạnh tài chính của một ngân hàng được đánh giá qua các chỉ tiêu sau:

- Vốn tự có:

Vốn tự có của ngân hàng được hình thành chủ yếu từ vốn điều lệ và một phần được tạo ra trong quá trình kinh doanh từ nguồn lợi nhuận được giữ lại. Khả năng cạnh tranh của một ngân hàng có thể được nhận biết thông qua quy mô nguồn vốn tự có, khả năng đầu tư cho các khoản vay lớn và khả năng chống đỡ các rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh. Có thể khẳng định, vốn tự có là chỉ tiêu phản ánh tính bền vững của năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Chỉ tiêu vốn tự có được đánh giá thông qua quy mô và hệ số an toàn của vốn tự có.

- Chất lượng tài sản có:

Chất lượng tài sản có càng cao sẽ càng đảm bảo tính ổn định của sức mạnh tài chính của ngân hàng. Để có chất lượng tài sản có cao thì yêu cầu công tác quản trị rủi ro của ngân hàng phải thật sự hiệu quả. Các chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá chất lượng tài sản có là: tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ, tổng dư nợ so với nguồn vốn huy động hay phương pháp quản trị rủi ro...

- Khả năng sinh lời:

Khả năng sinh lời là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu này tăng trưởng tốt sẽ góp phần làm gia tăng sức mạnh tài chính, tăng năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Khả năng sinh lợi được thể hiện qua các chỉ số như: lợi nhuận sau thuế, cơ cấu lợi nhuận, tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản có, tỷ lệ thu nhập trên vốn cổ phần, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên...

- Khả năng thanh khoản:

Khả năng thanh khoản là khả năng đảm bảo đáp ứng yêu cầu rút tiền của khách hàng gửi tiết kiệm và yêu cầu giải ngân của khách hàng đi vay trong điều kiện bình thường. Khả năng thanh khoản được đánh giá qua khả năng đảm bảo chi trả theo quy định của NHNN theo từng giai đoạn nhất định, bao gồm cả các quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thanh khoản trong cơ cấu sử dụng vốn...

1.3.3.2 Quản lý chi phí kinh doanh

Chi phí kinh doanh của một ngân hàng bao gồm cơ cấu các khoản chi phí, gồm: chi phí huy động vốn, chi phí trả phí và dịch vụ, tiền lương nhân viên, chi phí khấu hao tài sản và các chi phí hoạt động khác... Trong cơ cấu chi phí kinh doanh của ngân hàng thì chi phí huy động vốn thường chiếm tỷ trọng rất cao.

1.3.3.3 Công nghệ

Chỉ tiêu công nghệ được đánh giá thông qua mức độ hiện đại của hệ thống máy móc thiết bị (yếu tố kỹ thuật công nghệ) và khả năng khai thác, vận hành công nghệ của lực lượng nhân sự của ngân hàng (yếu tố con người). Ngoài ra, chỉ tiêu công nghệ còn được đánh giá thông qua khả năng ứng dụng công nghệ, so sánh với trình độ công nghệ chung của ngành và chi phí mở rộng ứng dụng.

1.3.3.4 Khả năng nghiên cứu và phát triển

Khả năng nghiên cứu và phát triển của ngân hàng được đánh giá thông qua mức độ quan tâm đầu tư của ngân hàng trong việc nghiên cứu, phân tích, tìm cách thỏa mãn

cao nhất các yêu cầu của khách hàng. Mặt khác, khả năng này còn cho thấy mức độ nhạy bén của ngân hàng trong việc gợi mở nhu cầu của khách hàng thông qua việc liên tục nghiên cứu, tìm tòi và tung ra thị trường các sản phẩm dịch vụ mới, nghiên cứu cải tiến những sản phẩm dịch vụ và công nghệ hiện nhữu nhằm cung cấp cho khách hàng những tiện ích vượt trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh, từ đó góp phần không nhỏ vào việc nâng cao năng lực canh tranh của ngân hàng.

1.3.3.5 Tổ chức

Tổ chức của một ngân hàng được đánh giá qua cơ cấu tổ chức và văn hóa của tổ chức. Cơ cấu tổ chức hợp lý, hoạt động nhịp nhàng, đồng thuận vì một mục tiêu phát triển sẽ gia tăng sức mạnh cạnh tranh của ngân hàng.

1.3.3.6 Nguồn nhân lực

Để đánh giá nguồn nhân lực, ta thường tiếp cận theo hai góc độ là: năng lực quản lý, lãnh đạo của đội ngũ cán bộ cấp cao và chất lượng của nguồn nhân lực trực tiếp tham gia các hoạt động kinh doanh.

Đối với năng lực quản lý, lãnh đạo của đội ngũ cán bộ cấp cao, cần đánh giá thông qua quyết định đưa ra chiến lược, chính sách kinh doanh một cách chính xác, kịp thời và nhạy bén trong quá trình hoạt động của ngân hàng của cấp lãnh đạo. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo là những nhân tố quyết định trong việc xây dựng và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng.

Đối với nguồn nhân lực tác nghiệp trực tiếp, chất lượng sẽ được phản ánh thông qua trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đây chính là sự phản ánh mức độ hiệu quả của các chính sách nhân sự như: chính sách tuyển dụng, chính sách đào tạo, chính sách thu hút và đãi ngộ người tài.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Kiên Giang (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)