Nội dung thẩm quyền lập pháp của Quốc hội trong lĩnh vực kinh tế 1 Thẩm quyền của Quốc hội trong việc quyết định chƣơng trình

Một phần của tài liệu Vai trò của Quốc hội trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế ở Việt Nam (Trang 25)

1.2.2.1. Thẩm quyền của Quốc hội trong việc quyết định chƣơng trình xây dựng luật, pháp lệnh

Theo Điều 72 Luật Tổ chức Quốc hội quy định:“Quốc hội quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của cả nhiệm kỳ Quốc hội và chương trình hàng năm theo đề nghị của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; Các dự án luật trước khi trình ra Quốc hội phải được Hội đồng dân tộc hoặc Uỷ ban hữu quan của Quốc hội thẩm tra, Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến và được gửi đến đại biểu Quốc hội chậm nhất là hai mươi ngày trước ngày khai mạc kỳ họp; Đối với dự án luật do Uỷ ban thường vụ Quốc hội trình thì Quốc hội quyết định cơ quan thẩm tra hoặc thành lập Uỷ ban lâm thời để thẩm tra dự án luật đó.”

Căn cứ của việc lập dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; trình tự xem xét, thông qua dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội được thực hiện theo Điều 26, 27 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Việc thông qua chương trình xây dựng luật, pháp lệnh có ý nghĩa pháp lý và thực tiễn quan trọng. Điều này đã giúp cho hoạt động lập pháp của Quốc hội được chủ động và mang tính khoa học; phân định xác định nhu cầu và thứ bậc ưu tiên các đạo luật, pháp lệnh cần ban hành, bảo đảm tính thống nhất, toàn diện, ổn định và khả thi của hệ thống pháp luật; đảm bảo tập trung vào xây dựng các dự án luật pháp lệnh điều chỉnh những vấn đề bức xúc, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Đồng thời, việc lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đòi hỏi và là cơ sở lập chương trình lập quy của Chính phủ và các bộ, ngành.

Việc lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh cũng phải thông qua quy trình chặt chẽ báo gồm các bước: Đề xuất kiến nghị; lập dự kiến chương trình; thẩm tra chương trình; lập dự án chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; thông qua chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; triển khai thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.

Trong việc xây dựng và thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, việc phân công đúng cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra là rất quan trọng, đảm bảo cho dự án luật đi đúng định hướng. Các cơ quan soạn thảo phải chịu

trách nhiệm chính trong việc bảo đảm các luận cứ khoa học và thực tiễn của dự án luật, pháp lệnh.

Trong giai đoạn hiện nay, hệ thống pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực kinh tế còn thiếu nhiều, việc ưu tiên xây dựng các đạo luật cần thiết trước mắt là đòi hỏi chính đáng, vì vậy có thể thấy một trong những yêu cầu để hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế đó là việc xây dựng chương trình xây dựng pháp luật, cả chương trình ngắn hạn và dài hạn của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Luật Tổ chức Quốc hội không quy định cụ thể nội dung của chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Tuy nhiên, theo Điều 22 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được thể hiện như sau:

“1. Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được xây dựng trên cơ sở đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và yêu cầu quản lý nhà nước trong từng thời kỳ, bảo đảm các quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân.

2. Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh bao gồm chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội và chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm.

3. Quốc hội quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội tại kỳ họp thứ hai của mỗi khoá Quốc hội; quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm tại kỳ họp thứ nhất của năm trước.”

Thực tế hiện nay chương trình xây dựng luật, pháp lệnh phải ghi đầy đủ danh mục các văn bản luật, pháp lệnh dự kiến ban hành mới hoặc sửa đổi; cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm soạn thảo và trình Quốc hội; Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội chịu trách nhiệm thẩm tra, làm báo cáo trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; thời điểm ban hành văn bản,…

Ngoài ra khi xét thấy cần thiết, Quốc hội có thể quyết định điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh theo Điều 29 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Như vậy, mặc dù Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền làm luật, có điều chỉnh bất cứ quan hệ xã hội nào nên thành luật, nhưng phạm vi điều chỉnh pháp luật của Quốc hội cũng được giới hạn bởi chương trình xây dựng luật. Có thể thấy, với việc lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội được coi là khâu quan

trọng không thể thiếu trong hoạt động lập pháp của Quốc hội, được quy định trong văn bản luật.

Đối với việc ban hành các văn bản luật, pháp lệnh trong lĩnh vực kinh tế, mặc dù hệ thống pháp luật thuộc lĩnh vực kinh tế còn thiếu nhiều và chưa đồng bộ, nhưng việc thông qua văn bản luật hay giao cho Ủy ban thường vụ Quốc hội ra pháp lệnh cũng được Quốc hội xem xét, quyết định một cách nghiêm túc, trong đó có tính đến việc ưu tiên những dự án luật, pháp lệnh có tính bức xúc, đáp ứng yêu cầu quản lý các quan hệ kinh tế bằng pháp luật trong từng giai đoạn.

Một phần của tài liệu Vai trò của Quốc hội trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế ở Việt Nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)