3.2.5.1. Nâng cao chất lƣợng đại biểu Quốc hội, tăng cƣờng đại biểu chuyên trách
Để đảm bảo hoạt động của Quốc hội có hiệu quả xin nêu ra một số giải pháp về việc tổ chức, cơ cấu, chất lượng đại biểu Quốc hội trong thời gian tới như sau:
Giải pháp thứ nhất, tiếp tục tăng cường số lượng đại biểu Quốc hội, bảo đảm việc bố trí hợp lý cơ cấu Đại biểu Quốc hội:
Quốc hội khóa XII số lượng đại biểu Quốc hội đã tăng lên không quá 500 đại biểu. Trong đó số đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách chiếm 29,41% so với tổng số đại biểu Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội cũng như tăng cường số thành viên cả chuyên trách và kiêm nhiệm.
Việc tăng cường đại biểu chuyên trách cả trung ương và địa phương đã góp phần vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình, trong đó phải kể đến hoạt động lập pháp. Với việc thông qua khối lượng luật đồ sộ từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa X đến nay.
Do vậy, để phát huy sức mạnh trí tuệ tập thể của các đại biểu chuyên trách trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế nói riêng, cần tiếp tục tăng cường số đại biểu chuyên trách nhiều hơn nữa ở các khóa sau, đặc biệt là đại biểu chuyên trách ở trung ương.
Điều kiện tiên quyết để nâng cao vai trò hoạt động của Quốc hội trong việc quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước về nhiệm vụ kinh tế - xã hội cũng như các vấn đề khác là nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội.
Việc tăng số lượng đại biểu Quốc hội chưa phản ánh hết yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội. Điều quan trọng là phải xây dựng cơ chế, phương thức lựa chọn đại biểu trong việc giới thiệu ứng xử và tự ứng cử thật sự dân chủ để cử tri bầu được những người đủ tiêu chuẩn, xứng đáng đại diện cho nhân dân trong Quốc hội. Đặc biệt cần tăng cường số đại biểu có trình độ, năng lực vào hoạt động Quốc hội, nhất là phải tăng cường số lượng đại biểu chuyên trách là những người có đủ năng lực và trình độ vào các cơ quan của Quốc hội, có cơ chế để các đại biểu chuyên trách chuyên tâm vào hoạt động của Quốc hội.
Trong đó, các đại biểu chuyên trách làm việc tại các cơ quan của Quốc hội phải là những đại biểu có trình độ chuyên sâu theo lĩnh vực được phân công của cơ quan đó để giúp cho việc tham mưu cho Quốc hội quyết định những vấn đề mang tính vĩ mô. Có như vậy mới đảm bảo hoạt động của Quốc hội không mang tính hình thức, có điều kiện thực hiện nhiệm vụ giám sát tại các địa phương giúp cho các quyết sách của Quốc hội phù hợp với thực tế trên cơ sở nắm bắt tình hình thực tế của địa phương về tình hình kinh tế - xã hội. Đồng thời vẫn đảm bảo tốt sự kết hợp giữa tính đại diện và tính chuyên nghiệp trong hoạt động của đại biểu Quốc hội.
Để đạt được điều này, trong những khóa tới, cần tiếp tục quan tâm nâng cao phẩm chất đạo đức, chất lượng đại biểu Quốc hội, đảm bảo số lượng cần thiết đại biểu Quốc hội có đủ năng lực, trình độ thay mặt cử tri ban hành văn bản pháp luật trong lĩnh vực kinh tế có hiệu lực pháp lý cao.
Cần đặc biệt chú ý đến việc xây dựng các tiêu thức lựa chọn đại biểu Quốc hội về phẩm chất đạo đức, về thành phần, cơ cấu, về quá trình đào tạo, công tác để làm căn cứ tin cậy cho cử tri lựa chọn những người ưu tú của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Việc tham gia quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước trong lĩnh vực kinh tế - xã hội đòi hỏi trong cơ cấu của Quốc hội phải có số lượng đại biểu nhất định có trình độ và công tác trong lĩnh vực kinh tế và các lĩnh vực khác như hoạt động trong các ngành, lĩnh vực, doanh nghiệp. Đồng thời các đại biểu này cần được cơ cấu trong các cơ quan của Quốc hội, nhất là trong Ủy ban kinh tế của Quốc hội.
Để các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách chuyên tâm vào hoạt động,