Vai trò của Quốc hội đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế sau tác động suy thoái kinh tế toàn cầu

Một phần của tài liệu Vai trò của Quốc hội trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế ở Việt Nam (Trang 42 - 44)

kinh tế sau tác động suy thoái kinh tế toàn cầu

Từ cuối năm 2007, kinh tế toàn cầu đã có những diễn biến phức tạp và xu hướng phát triển không ổn định; đến năm 2008 cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra đã khiến kinh tế thế giới bị suy thoái, tình trạng thất nghiệp gia tăng và sự ổn định các cân đối vĩ mô chính ở nhiều quốc gia bị đe dọa nghiêm trọng. Năm 2009, các tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã vượt quá quy mô và mức độ ảnh hưởng của một cuộc khủng hoảng thông thường theo chu kỳ. Sự đổ vỡ của phương thức quản lý tài chính tiền tệ toàn cầu đã kéo theo khủng hoảng việc làm, khủng hoảng an sinh xã hội, khủng hoảng lòng tin và khủng hoảng nợ quốc gia. Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế nước ta cũng chịu tác động bất lợi do khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, trải qua những khó khăn, biến động vô cùng phức tạp do sự tác động của hai xu hướng nóng lạnh trái chiều: nền kinh tế bước vào suy giảm ngay sau khi trải qua giai đoạn lạm phát cao. Tuy nhiên, với nỗ lực của mình đất nước ta đang từng bước vượt qua những khó khăn, thách thức để phục hồi và phát triển kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện an sinh xã hội, xoá đói, giảm nghèo và giải quyết công ăn việc làm cho người dân.

Để ban hành chính sách và pháp luật trong giai đoạn khủng hoảng hợp lý, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội đã tích cực, chủ động theo dõi, nắm sát tình hình cuộc khủng hoảng, đưa ra những kiến nghị hợp lý, phối hợp có hiệu quả với Chính phủ để triển khai nhiều giải pháp ứng phó với khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế. Đó là, năm 2009, Quốc hội đã thảo luận và ra Nghị quyết điều chỉnh mục tiêu tổng quát và một số chỉ tiêu chủ yếu trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội để phù hợp tình hình mới, cụ thể là: Tập trung cao độ mọi nỗ lực ngăn chặn suy giảm kinh tế, phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, chủ động phòng ngừa lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội, trong đó mục tiêu hàng đầu là ngăn chặn suy giảm kinh tế. Xem xét, quyết định điều chỉnh 4 chỉ tiêu gồm: tốc độ tăng trưởng kinh tế, bội chi ngân sách nhà nước, kim ngạch xuất khẩu và chỉ số giá tiêu dùng.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản (Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai, Luật Nhà ở)

đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, tạo ra môi trường pháp lý thông thoáng, thủ tục hành chính đơn giản, nhanh chóng, thuận lợi cho đối tượng thi hành luật; phát huy được quyền chủ động và nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan trong đầu tư xây dựng cơ bản thúc đẩy kinh tế phát triển.

Ứng phó kịp thời của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội đã góp phần vào thành công chung trong việc ngăn chặn suy giảm, phục hồi kinh tế, ổn định xã hội.

Đến nay, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế đã bị chặn lại. Tuy nhiên, một số thách thức và khó khăn sau suy thoái cần phải khắc phục, Quốc hội tiếp tục có nhận thức đầy đủ và quyết tâm cao trong điều hành chính sách để đưa nền kinh tế phát triển ổn định bền vững, đó là: ban hành, hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về kinh tế nói riêng để giám sát việc thực hiện các chính sách tài chính, tiền tệ và chính sách tài khóa; tiếp tục tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng nâng cao sức cạnh tranh quốc gia, giải quyết hài hòa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Vai trò của Quốc hội trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế ở Việt Nam (Trang 42 - 44)