Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Vai trò của Quốc hội trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế ở Việt Nam (Trang 48 - 52)

Về hạn chế

Bên cạnh kết quả đạt được, công tác lập pháp trong lĩnh vực kinh tế những năm qua cũng còn những hạn chế nhất định, chưa đáp ứng toàn diện và kịp thời

những yêu cầu của quá trình tiếp tục đổi mới kinh tế. Cho đến nay, mặc dù Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành một khối lượng không nhỏ luật, pháp lệnh về kinh tế, song hệ thống pháp luật về kinh tế vẫn còn những tồn tại cần khẩn trương khắc phục, như Chủ tịch Nguyễn Văn An đã phát biểu tại buổi khai mạc Hội nghị chuyên trách lần 4 vào ngày 3/8/2004:“Bên cạnh những kết quả đạt được, cũng cần nhìn nhận một cách thẳng thắn, nghiêm túc rằng tiến trình và hiệu quả công tác xây dựng luật, pháp lệnh chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý của nhà nước hiện nay. Qua các vòng đàm phán song phương và đa phương của Việt nam

với các nước để gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), một số vấn đề nổi

lên hàng đầu là các đối tác yêu cầu Việt nam phải hoàn chỉnh hệ thống pháp luật đồng bộ, minh bạch, phù hợp với thông lệ thuốc tế. Vẫn còn tình trạng các luật, pháp lệnh được ban hành chưa theo kịp với đòi hỏi của cuộc sống. Mặc dù có nhiều cố gắng, song các đạo luật còn nhiều quy định có tính chất khung, muốn thi hành được phải có các văn bản quy định chi tiết hoặc hướng dẫn thi hành. Điều này tạo tâm lý trông chờ của các cơ quan cấp dưới, luật đã ra nhưng cứ phải đợi có hướng dẫn của cơ quan cấp trên mới thực hiện, dù có nhiều nội dung đã được quy định cụ thể trong luật.”[2]. Cụ thể là:

Về tính hệ thống: vẫn chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ, vẫn còn biểu hiện chắp vá, thiếu thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật trong từng lĩnh vực và giữa các lĩnh vực với nhau, gây khó khăn cho việc thi hành; công tác hệ thống hóa và pháp điển hóa các văn bản pháp luật còn yếu. Đặc biệt, nhìn vào toàn bộ hệ thống pháp luật về kinh tế vẫn còn thấy nhiều quan hệ chưa được điều chỉnh bằng luật và pháp lệnh, như các quan hệ trong giao dịch chứng khoán, đấu thầu…

Về tính cụ thể: còn thấp, không ít các quy định chỉ mang tính nguyên tắc chung, chưa cụ thể để thi hành, áp dụng được ngay, mà còn phải chờ ban hành nhiều văn bản cụ thể hóa, hướng dẫn thi hành (Nghị định của Chính phủ, thông tư của các bộ…). Trong khi đó, các văn bản này thường lại không được ban hành kịp thời nên đã làm giảm hiệu lực thực tế của luật, pháp lệnh, làm cho luật, pháp lệnh chậm đi vào cuộc sống và không tránh khỏi có những cách hiểu, cách thực hiện khác nhau, gây sơ hở, dễ bị lợi dụng trong việc thực thi pháp luật.

Về tính khách quan: Một số quy định của luật, pháp lệnh còn mang tính cục

thuận lợi trong công tác quản lý nhà nước của cơ quan chủ quản đối với lĩnh vực kinh tế cụ thể, trong khi đó công tác thẩm tra, phản biện các dự án còn những hạn chế nhất định nên một số quy định của pháp luật chưa đảm bảo tính khách quan trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể thi hành luật.

Về tính khả thi: Một số quy định của luật, pháp lệnh chưa sát với cuộc sống,

tính khả thi, đặc biệt là tính dự báo còn thấp. Việc xác định xu hướng của quá trình phát triển kinh tế, nhận thức, phản ánh, vận dụng các quy luật khách quan vào nội dung các quy định pháp luật chưa sâu sắc, toàn diện. Nhiều đạo luật được ban hành xuất phát từ yêu cầu giải quyết tình thế, dẫn đến khuôn khổ pháp lý về kinh tế chưa mang tính khoa học và ổn định.

Về nguyên nhân

Về nguyên nhân khách quan: nước ta đang trong quá trình chuyển đổi từ cơ

chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mặc dù công cuộc đổi mới đất nước đến nay đã trải qua gần 20 năm, song đó là thời gian chưa dài để một mặt xóa hẳn được tư duy của cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp và mặt khác tích lũy được các kinh nghiệm xây dựng một khung pháp luật về kinh tế có hiệu lực và hiệu quả điều chỉnh nền kinh tế thị trường với cơ chế hoạt động phức tạp và không ngừng thay đổi. Đối với chúng ta, nền kinh tế thị trường là mới, trong khi đó quá trình toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra nhanh chóng. Hệ thống pháp luật được xây dựng và hoàn thiện trong điều kiện vừa tìm tòi, vừa rút kinh nghiệm nên khó tránh khỏi những hạn chế, bất cập.

Về nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, do nhận thức về vai trò của pháp luật nói chung và pháp luật về kinh tế nói riêng trong quá trình vận hành nền kinh tế còn hạn chế. Mặc dù các Nghị quyết Đại hội của Đảng, Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương, Hiến pháp của nhà nước đã khẳng định quan điểm quản lý kinh tế bằng pháp luật và nêu rõ pháp quyền không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường, song việc thực hiện mục tiêu này cũng còn gặp những khó khăn nhất định do một bộ phận không nhỏ cán bộ, nhân dân chưa nhận thức đầy đủ về pháp luật là công cụ quản lý kinh tế vĩ mô hữu hiệu và nguyên tắc quản lý kinh tế bằng pháp luật. Mặc khác, một bộ phận dân cư có thói quen làm ăn chụp giật không tôn trọng pháp luật.

Thứ hai, do công tác xây dựng luật, pháp lệnh còn bất cập, cụ thể trên các mặt sau:

Về việc lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh: Việc xây dựng một chiến

lược phát triển toàn diện, một định hướng dài hạn cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về kinh tế nói riêng chưa được chú trọng đúng mức. Đến nay mới bàn về chiến lược xây dựng luật, pháp lệnh đến năm 2010. Mặc dù việc chuẩn bị Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh cả khóa Quốc hội và hàng năm đã được quan tâm, song Chương trình chưa thực sự mang tính khả thi và tính dự báo, còn nặng tính chủ quan, chưa thể hiện đầy đủ yêu cầu khách quan của thực tế cuộc sống. Kết quả là Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh thường không được hoàn thành, mặt khác, nhiều luật, pháp lệnh được ban hành song tính ổn định chưa cao, chưa phản ánh đúng đắn, kịp thời các quy luật phát triển kinh tế nên các văn bản này phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần.

Về năng lực soạn thảo, thẩm tra, thông qua các dự án luật, pháp lệnh còn

nhiều hạn chế: Nhiều văn bản phải qua nhiều lần dự thảo, thiếu sự phân công, phối

hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban, ngành hữu quan, nhất là còn thiếu sự tham gia của giới doanh nghiệp, các hiệp hội nghề… Năng lực phân tích chính sách kinh tế và năng lực soạn thảo văn bản của các Bộ để đưa ra các quy định mang tính cụ thể nhằm điều chỉnh kịp thời các hoạt động kinh tế còn yếu, dẫn đến các quy định trong văn bản mới chỉ mang tính nguyên tắc chung. Việc điều tra, nghiên cứu, khảo sát thực tế để đánh giá thực trạng các quan hệ kinh tế cũng chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra. Công tác tổng kết việc thi hành luật, pháp lệnh có lúc còn mang tính hình thức, việc tham khảo kinh nghiệm nước ngoài còn máy móc. Khâu thẩm tra các dự án có lúc còn thiếu thông tin và cơ sở thực tiễn, làm cho chất lượng thẩm tra hạn chế. Việc thảo luận thông qua dự án luật tại kỳ họp Quốc hội chậm được đổi mới, nhiều khi nặng về kỹ thuật mà chưa tập trung đúng mức vào những vấn đề nội dung.

Thứ ba, do tổ chức bộ máy của Quốc hội còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu của hoạt động lập pháp nói chung cũng như xây dựng hệ thống pháp luật

trong lĩnh vực kinh tế: Cho đến nay tỷ lệ Đại biểu Quốc hội được đào tạo về chuyên

ngành kinh tế hoạt động trong lĩnh vực này chưa nhiều, đa số lại hoạt động không chuyên trách.

Ủy ban Kinh tế là cơ quan có nhiệm vụ chủ trì thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh thuộc lĩnh vực quản lý kinh tế, hoạt động kinh doanh tài chính và tiền tệ, song cơ cấu thành viên chưa tương xứng, hầu hết các thành viên của Ủy ban làm việc theo chế độ không chuyên trách, lại giữ các vị trí lãnh đạo quan trọng với khối lượng công việc nặng nề tại các cơ quan trung ương và địa phương, cho nên việc tổ chức nghiên cứu, tổ chức thẩm tra với yêu cầu cần có đông đủ thành viên rất khó đảm bảo. Điều này đã dẫn đến chất lượng thẩm tra chưa cao. Bên cạnh đó, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ phục vụ công tác lập pháp chưa đồng đều.

Để đảm bảo căn cứ cho những nhận định trên về kết quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhân của tồn tại trong hệ thống pháp luật về kinh tế, qua đó tìm ra được những nguyên nhân gây lên sự yếu kém và đề ra giải pháp thích hợp cho việc nâng cao vai trò của Quốc hội trong hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế.

Một phần của tài liệu Vai trò của Quốc hội trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế ở Việt Nam (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)