Vai trò của Bộ máy giúp việc

Một phần của tài liệu Vai trò của Quốc hội trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế ở Việt Nam (Trang 78)

Do tính chất làm việc bán chuyên trách và theo nhiệm kỳ của Quốc hội, trong khi đó vấn đề pháp luật nói chung và pháp luật kinh tế nói riêng lại có tính kế tục, cho nên, các cơ quan chức năng của Quốc hội phải dựa vào sự giúp việc của đội ngũ chuyên viên. Đội ngũ cán bộ, chuyên viên này là người theo dõi quá trình lập pháp và giám sát thực hiện pháp luật kinh tế qua các nhiệm kỳ hoạt động của Quốc hội.

Liên quan trực tiếp tới việc phục vụ hoạt động lập pháp trong lĩnh vực kinh tế có Vụ Kinh tế.

Tại Nghị quyết số: 417/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 01/10/2003 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Quốc hội có quy định về tổ chức và nhiệm vụ của các vụ phục vụ Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội. Theo đó, tổ chức và nhiệm vụ của các vụ này do Thường trực Hội đồng dân tộc hoặc thường trực các Ủy ban của Quốc hội phối hợp với Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội quy định. Nghị quyết số 03/2007/NQ-UBTV12 ngày

24/7/2007 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc thành lập Vụ Kinh tế trực thuộc Văn phòng Quốc hội để phục vụ các hoạt động của Ủy ban Kinh tế trên cơ sở chia tách Vụ Kinh tế và ngân sách – Văn phòng Quốc hội trước đây.

Về cơ cấu tổ chức:

Hiện nay, Vụ Kinh tế có 24 cán bộ, chuyên viên, trong đó: có 01 Vụ trưởng, 03 Phó Vụ trưởng, 01 Hàm Phó Vụ trưởng, 18 chuyên viên và 01 nhân viên được phân công thành 04 nhóm làm việc theo các lĩnh vực của 04 Tiểu ban của Ủy ban và 01 nhóm làm công tác hành chính tổng hợp.

Những nhiệm vụ cụ thể của Vụ liên quan tới hoạt động lập pháp của Ủy ban Kinh tế:

Phục vụ Ủy ban trong việc thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh thuộc lĩnh vực quản lý kinh tế, tiền tệ, ngân hàng, hoạt động kinh doanh và các dự án khác do Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội giao;

Phục vụ Ủy ban trong việc chủ trì thẩm tra chương trình, dự án, kế hoạch nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội; báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội;

Phục vụ Ủy ban trong việc giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực quản lý kinh tế, tiền tệ, ngân hàng, hoạt động kinh doanh; chủ trì giám sát hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện chương trình, dự án, kế hoạch nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội và việc thực hiện chính sách kinh tế, tiền tệ, ngân hàng;

Phục vụ Ủy ban trong việc giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội thuộc lĩnh vực Uỷ ban phụ trách;

Phục vụ Ủy ban trong việc kiến nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan hữu quan và các vấn đề về quản lý kinh tế, tiền tệ, ngân hàng, hoạt động kinh doanh.

Ngoài ra, Vụ còn phục vụ Ủy ban trong công tác nghiên cứu các chuyên đề, hoạt động đối ngoại của Ủy ban và các công tác khác thuộc nhiệm vụ của Ủy ban được Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội phân công.

Vụ Kinh tế còn thực hiện các nhiệm vụ khác dưới sự chỉ đạo của Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội:

Phục vụ Đoàn thư ký kỳ họp trong các kỳ họp Quốc hội về các công việc thuộc lĩnh vực kinh tế và các dự án Luật trình Quốc hội thông qua; bao gồm việc phục vụ Lãnh đạo Văn phòng, Đoàn thư ký kỳ họp trong việc giúp Quốc hội quyết định và ban hành những Nghị quyết, Quyết định về lĩnh vực kinh tế;

Phục vụ Lãnh đạo Văn phòng về các công việc thuộc lĩnh vực kinh tế và các dự án Pháp lệnh, các Nghị quyết về kinh tế trình Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua;

Phục vụ Lãnh đạo Văn phòng nghiên cứu các vấn đề và chuẩn bị các dự án về lĩnh vực kinh tế do Ủy ban thường vụ Quốc hội, các đồng chí lãnh đạo Quốc hội giao;

So sánh giữa chức năng, nhiệm vụ được giao với lực lượng cán bộ của Vụ Kinh tế như như hiện nay là tương đối tốt, đa số cán bộ, chuyên viên Vụ Kinh tế đã được đào tạo chuyên môn từ nhiều lĩnh vực khác nhau với các chuyên ngành pháp luật, kinh tế, ngân hàng nhưng số lượng cán bộ, chuyên viên phụ trách chuyên môn còn quá ít so với công việc liên quan đến lĩnh vực kinh tế, một trong những lĩnh vực quan trọng và được ưu tiên hàng đầu trong hoạt động thường xuyên của Quốc hội.

Một vấn đề khác còn tồn tại là, sự phối hợp hoạt động của các Vụ chuyên môn thuộc Văn phòng Quốc hội trong các công tác chuyên môn, trong đó có lĩnh vực kinh tế còn chưa thực sự nhịp nhàng ăn khớp đồng bộ, như: phối hợp giữa các cấp lãnh đạo; phối hợp từng nội dung công việc; phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nội dung công việc với cùng mục tiêu.

Trên thực tế vừa qua, việc tham mưu cho Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội về lĩnh vực kinh tế, chủ yếu dựa trên cơ sở ý kiến thẩm định của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, các ý kiến của các Vụ khác tham mưu cho Hội đồng dân tộc và các Ủy ban khác của Quốc hội chỉ mang tính chất tham khảo, vì vậy, có thể nói Nghị quyết về nhiệm vụ kinh tế - xã hội của Quốc hội chưa thật sự có sự đóng góp ý kiến của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban khác của Quốc hội.

Xuất phát từ tính đặc thù của Văn phòng Quốc hội, là cơ quan duy nhất phục vụ chung cho tất cả các cơ quan của Quốc hội cả về lĩnh vực chuyên môn cũng như cơ sở vật chất, điều kiện hoạt động, chương trình công tác…; đồng thời còn trực tiếp phục vụ các đồng chí lãnh đạo Quốc hội như Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội; Văn phòng Quốc hội cũng là cơ quan duy nhất giúp Quốc hội giữ mối liên hệ công tác với các cơ quan quyền lực địa phương và các cơ quan tư pháp… Tuy nhiên, sự điều hòa, phối hợp trong các hoạt động của các bộ phận phục vụ trong Văn phòng hết sức phức tạp. Nó mang tính tổng hợp cao đồng thời lại rất cụ thể và chi tiết.

Một vấn đề còn tồn tại liên quan đến hoạt động của bộ máy giúp việc cho Quốc hội là sự phối hợp hoạt động giữa người cán bộ, chuyên viên được giao nhiệm vụ giúp Chủ tịch Quốc hội hoặc các Phó Chủ tịch Quốc hội về lĩnh vực kinh tế với các Vụ chuyên môn, trong đó có Vụ Kinh tế trong hoạt động tham mưu phục vụ Chủ tịch Quốc hội, các Phó chủ tịch Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội vẫn chưa thực sự thường xuyên và có hiệu quả.

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu Vai trò của Quốc hội trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế ở Việt Nam (Trang 78)