Nâng cao chất lƣợng dự báo trong chƣơng trình xây dựng pháp luật về kinh tế

Một phần của tài liệu Vai trò của Quốc hội trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế ở Việt Nam (Trang 91 - 93)

hệ thống pháp luật về kinh tế ở Việt Nam hiện nay

3.2.1. Nâng cao chất lƣợng dự báo trong chƣơng trình xây dựng pháp luật về kinh tế luật về kinh tế

Một trong những yêu cầu nâng cao chất lượng chuẩn bị các dự án luật, pháp lệnh là phải chú trọng tăng cường khả năng dự báo trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Trong hoạt động lập pháp của Quốc hội, việc lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh là một nhiệm vụ quan trọng, là bước khởi đầu của một quy trình lập pháp, nhằm xác định những lĩnh vực ưu tiên, những dự án luật, pháp lệnh cần sớm ban hành; đồng thời, bảo đảm tính toàn diện, đồng bộ, đầy đủ của kế hoạch lập pháp và định hướng cho công tác xây dựng pháp luật trong thời kỳ phát triển của đất nước; vừa căn cứ vào yêu cầu cần thiết trước mắt và lâu dài, vừa chú ý tính khả thi để xác định những dự án luật, pháp lệnh cần soạn thảo trong giai đoạn trước mắt và những dự án cho tương lai.

Chương trình xây dựng pháp luật có thể được xây dựng ngắn hạn (hàng năm) hoặc dài hạn (được lập cho cả một nhiệm kỳ Quốc hội hoặc trong một khoảng thời gian dài hơn). Trong chương trình xây dựng pháp luật, các dự án luật cần phải bao quát được các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đồng thời, cần xác định thứ tự ưu tiên của mỗi văn bản luật, bộ luật trên cơ sở căn cứ vào tính cấp thiết phải ban hành của từng văn bản, tránh việc đưa vào chương trình những dự án luật chưa thật cần thiết so với các dự án khác theo sức ép của các bộ hoặc tránh trường hợp thấy dự án luật

nào dễ làm thì làm trước gây nên tình trạng thiếu tính đồng bộ và toàn diện trong xây dựng pháp luật.

Để đáp ứng yêu cầu trên, trong việc xây dựng chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trong lĩnh vực kinh tế, cần phải nghiên cứu xác định được những vấn đề pháp lý đặt ra trong đời sống kinh tế - xã hội nói chung và trong hoạt động của nền kinh tế, xác định một cách toàn diện và đầy đủ những nhu cầu xã hội về điều chỉnh pháp luật trong kinh tế.

Việc lập chương trình phải căn cứ vào các cương lĩnh, chiến lược phát triển kinh tế xã hội, các chủ trương chính sách lớn của Đảng, nhà nước trong phát triển kinh tế. Đồng thời, trong việc lập các chương trình dài hạn, ngoài những vấn đề nêu trên thì cần chú trọng việc tăng cường khả năng dự báo những mối quan hệ kinh tế-xã hội sẽ thay đổi hoặc sẽ phát sinh để kịp thời ban hành các văn bản điều chỉnh chúng.

Mỗi dự án luật, pháp lệnh trước khi đưa vào chương trình cần phải được làm rõ về sự cần thiết phải ban hành văn bản, về hình thức pháp luật thích hợp đối với loại quan hệ kinh tế - xã hội đó, về đối tượng và phạm vi điều chỉnh của dự án, các điều kiện cần thiết cho việc soạn thảo. Những việc làm này cần phải được các cơ quan trình dự án luật (Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên...) chuẩn bị kỹ, được Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chủ trì tiến hành thẩm tra để đánh giá đúng mức về sự cần thiết và khả năng thực tế của việc chuẩn bị dự án trước khi Ủy ban thường vụ Quốc hội lập dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định.

Tóm lại, chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội phải vừa tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm, những đòi hỏi của công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm tính liên tục, kế thừa trong công tác xây dựng pháp luật; vừa phải dự báo và xác định một cách toàn diện, đầy đủ những nhu cầu kinh tế - xã hội cần điều chỉnh bằng pháp luật, đồng thời phải thể hiện tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật trên cơ sở tổng kết thực tiễn hoạt động lập pháp và tình hình thi hành pháp luật ở nước ta trong những năm qua; xác định rõ thứ tự ưu tiên các văn bản luật cần sớm được ban hành trong lĩnh vực kinh tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Trên cơ sở đó, theo chúng tôi, chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trong lĩnh vực kinh tế của Quốc hội trong những năm tới cần được chuẩn bị theo định

hướng tiếp tục hướng vào trọng tâm là xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, cần thiết cho hoạt động kinh tế, trước mắt tập trung vào các lĩnh vực quan trọng, có nhu cầu bức xúc như sửa đổi, bổ sung quy định về một số loại hình doanh nghiệp, về cơ chế quản lý tài chính, đất đai, huy động vốn cho đầu tư phát triển; về thị trường chứng khoán, hoạt động tài chính, tín dụng v.v.

Một vấn đề khác cần được đề cập đến là vai trò của Chính phủ ttrong việc chuẩn bị các dự án luật, pháp lệnh trước khi trình Quốc hội. Như chúng ta đã biết, Chính phủ không chỉ là một cơ quan có trách nhiệm thi hành luật (hành pháp) mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng luật, có sáng kiến pháp luật và có quyền trình sự án luật trước Quốc hội. Đương nhiên, không phải chỉ duy nhất Chính phủ có sáng kiến pháp luật mà còn cả các Đại biểu, các Ủy ban của Quốc hội, Người đứng đầu nhà nước... Nhưng Chính phủ là cơ quan có kiến thức sâu sắc nhất về cơ cấu hành chính, có kỹ thuật chuyên môn tốt hơn trong việc giải quyết các vấn đề phức tạp nên thường được Quốc Hội chỉ định chuẩn bị các dự án Luật.

Một phần của tài liệu Vai trò của Quốc hội trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế ở Việt Nam (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)