Kiện toàn bộ máy tổ chức, tăng cƣờng năng lực của đội ngũ cán bộ, chuyên viên bộ máy giúp việc các cơ quan của Quốc hộ

Một phần của tài liệu Vai trò của Quốc hội trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế ở Việt Nam (Trang 106 - 110)

bộ, chuyên viên bộ máy giúp việc các cơ quan của Quốc hội

Tại Điều 1 Nghị quyết Số: 417/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 01 tháng 10 năm 2003 của Ủy ban thường vụ Quốc hội có quy định: “Chức năng của Văn phòng Quốc hội là cơ quan giúp việc của Quốc hội, có chức năng nghiên cứu, tham mưu tổng hợp và tổ chức phục vụ các hoạt động của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội; các hoạt động của Hội đồng

dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Ban của Ủy ban thường vụ Quốc hội”.

Với chức năng là cơ quan nghiên cứu, tham mưu, tổng hợp và tổ chức phục vụ mọi hoạt động của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội, tổ chức và hoạt động của Văn phòng Quốc hội gắn liền với việc tổ chức và hoạt động của Quốc hội. Do vậy, trước yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Văn phòng Quốc

hội cũng cần được kiện toàn tổ chức tương ứng với phương án kiện toàn tổ chức của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội.

Tại Điều 3 Nghị quyết 417/2003/NQ-UBTVQH11 có quy định: “Văn phòng Quốc hội được tổ chức các vụ, các đơn vị tương đương, các phòng trực thuộc Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội và phòng trực thuộc vụ hoặc đơn vị tương đương cấp vụ”.

Trong hệ thống tổ chức của Văn phòng Quốc hội, các Vụ chuyên môn đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội trong lĩnh vực kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, muốn thực hiện tốt được chức năng, nhiệm vụ của mình - là cơ quan giúp việc của Quốc hội thì trong việc kiện toàn tổ chức của Văn phòng Quốc hội phải được thực hiện đồng bộ, không thể coi nhẹ bất cứ bộ phận nào.

Điểm lưu ý ở đây là việc kiện toàn tổ chức của Văn phòng Quốc hội phải được thực hiện phù hợp với chủ trương của Đảng và nhà nước về kiện toàn tổ chức bộ máy nhà nước, tinh giảm biên chế. Như vậy, bộ máy của Văn phòng Quốc hội phải được kiện toàn trên cơ sở xuất phát từ nhu cầu của công việc, đảm bảo sắp xếp, bố trí cán bộ đúng việc, đúng người.

Sau đây xin đưa ra một số giải pháp trong việc kiện toàn tổ chức của Văn phòng Quốc hội liên quan trực tiếp đến hoạt động của Quốc hội:

Giải pháp đối với việc nâng cao trình độ chuyên môn đối với cán bộ, chuyên viên Văn phòng Quốc hội: Bất cứ một hoạt động nào cũng gắn với con người, kết quả của mọi sự hoạt động đều do chính những con người cụ thể quyết định. Để đạt được mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội trong việc quyết định những vấn đề kinh tế - xã hội trong giai đoạn đổi mới hiện nay, bên cạnh những giải pháp về mặt cơ cấu, tổ chức của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, thì vấn đề đặt ra là cũng cần có giải pháp để từng bước về việc nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ, chuyên viên Văn phòng Quốc hội - bộ phận tham mưu có vai trò rất quan trọng cho hoạt động của Quốc hội.

Giải pháp về tuyển chọn, sắp xếp công việc: Để khắc phục tình trạng trước đây trong việc sử dụng cán bộ, theo hướng người tìm việc, việc tuyển chọn, bố trí công tác cần được xuất phát từ nhu cầu công việc “việc tìm người” có như vậy mới bảo đảm được việc tuyển dụng những cán bộ, chuyên viên có năng lực, có trình độ đáp ứng được yêu cầu công tác.

Giải pháp về đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, chuyên viên Văn phòng Quốc hội: Công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, chuyên viên cần được quan tâm. Điều quan trọng là việc đào tạo phải đúng đối tượng, đúng công việc đòi hỏi, không nên đào tạo một cách tràn lan, hoặc không đúng đối tượng (như việc thực hiện chương trình đào tạo theo dự án). Văn phòng cần nghiên cứu, có biện pháp bồi dưỡng thiết thực, thích hợp, bảo đảm chất lượng nhằm xây dựng được đội ngũ cán bộ vững mạnh, phục vụ hoạt động của Quốc hội ngày càng đổi mới, tiến tới nghiên cứu loại hình trường lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của cơ quan Quốc hội.

Về hình thức đào tạo:

Văn phòng Quốc hội cử cán bộ, chuyên viên tham dự các khóa đào tạo theo đúng chuyên ngành.

Bản thân mỗi cán bộ, chuyên viên phải tự trau dồi kiến thức cho mình bằng cách tự học, tự nghiên cứu. Văn phòng nên hỗ trợ về mặt kinh phí và thời gian.

Cần xây dựng nền nếp, kỷ cương nâng cao trách nhiệm cá nhân cho cán bộ, chuyên viên; bảo đảm khen thưởng, kỷ luật đúng; đồng thời có biện pháp thích hợp động viên đội ngũ cán bộ, chuyên gia giỏi đang công tác Quốc hội và huy động được sự đóng góp trí tuệ của các đối tượng cán bộ khác.

KẾT LUẬN

Cho đến nay, sau hơn 20 năm, cùng với những bước thăng trầm của quá trình đổi mới kinh tế, hoạt động lập pháp của Quốc hội trong lĩnh vực kinh tế đã có bước chuyển biến rất quan trọng, mang tính cách mạng và đạt được những thành tựu to lớn trong việc xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế với những quy định pháp luật được tạo lập trên cơ sở tư duy kinh tế mới. Hệ thống pháp luật này đã tạo ra những đòn bẩy kinh tế, góp phần khơi dậy tiểm năng phát triển của các thành phần kinh tế, xây dựng môi trường pháp lý an toàn, thuận lợi, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế hoạt động có hiệu quả và trở thành công cụ quan trọng để nhà nước quản lý, điều tiết nền kinh tế bằng pháp luật.

Tuy nhiên, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế vẫn luôn là yêu cầu đặt ra. Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu nhằm đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của hệ thống pháp luật về kinh tế. Trong phạm vi Luân văn có thể không đề cập đầy đủ, chi tiết, toàn diện mọi khía cạnh của yêu cầu nâng cao chất lượng hệ thống pháp luật về kinh tế mà chỉ muốn góp một tiếng nói của mình nhằm góp phần tìm ra những giải pháp trong tiến trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế.

Qua việc nghiên cứu Luận văn: “Vai trò của Quốc hội trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế ở nước ta hiện nay”, hy vọng góp phần nhỏ bé vào việc làm rõ những vấn đề lý luận về vai trò của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế; phân tích tính thực trạng hệ thống pháp luật kinh tế cũng như thực tiễn tổ chức, hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế. Chắc chắn, vẫn còn không ít nội dung đề cập trong Luận văn cần được tiếp tục nghiên cứu, làm rõ và hoàn thiện hơn cả về khoa học và thực tiễn.

Với những kinh nghiệm và bài học đã rút ra tin tưởng rằng, Quốc hội sẽ phát huy hơn nữa vai trò của mình; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đảng; đáp ứng yêu cầu phát triển mới của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; thực hiện ngày càng tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước ta.

Một phần của tài liệu Vai trò của Quốc hội trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế ở Việt Nam (Trang 106 - 110)